Năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD). Dự kiến doanh thu năm 2026 có thể lên tới 256,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,1 tỷ USD).
“Nếu coi TMĐT B2C (doanh nghiệp với khách hàng) như là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới”, Báo cáo nhận định.
TMĐT là một kênh quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa đối với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Theo kết quả khảo sát của Amazon, 88% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho rằng TMĐT rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của mình. 72% doanh nghiệp xuất khẩu thông qua TMĐT có hơn một nửa doanh số hoạt động bán hàng trực tuyến ra nước ngoài. Các doanh nghiệp nhận định doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ trực tuyến trong nước.
Các doanh nghiệp dự đoán, triển vọng tăng trưởng doanh số bán hàng ra nước ngoài sẽ cao hơn trong nước. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến của TMĐT B2C ra thị trường nước ngoài vào khoảng 42%, còn ở thị trường nội địa xấp xỉ mức 11%.
Còn nhiều rào cản
Bên cạnh cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng nhờ vào TMĐT xuyên biên giới, Báo cáo cũng nêu ra những bất cập đối với doanh nghiệp Việt Nam như rào cản về thông tin, chi phí, các quy định cũng như năng lực của doanh nghiệp.
Theo đó, 80% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài. 85% gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 81% doanh nghiệp thừa nhận chưa được chuẩn bị để đáp ứng sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.
Báo cáo “Người bán hàng địa phương, khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua TMĐT tại Việt Nam” được phát hành với mục tiêu cung cấp góc nhìn thiết thực cho các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong ngành đưa ra những giải pháp hỗ trợ toàn diện cho các nhà xuất khẩu qua TMĐT.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã ký kết ghi nhớ hợp tác và công bố cùng triển khai sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”. Chương trình hướng tới đào tạo nhân lực về TMĐT xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến 2026.
Thông qua chương trình, các doanh nghiệp được trang bị kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu, nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu.
Duy Vũ
" alt=""/>Cơ hội tăng trưởng vượt bậc từ xuất khẩu thông qua TMĐT tại Việt NamỨng dụng di động “trỗi dậy”
Khách hàng của ngành du lịch thường ở xa nơi đặt và tiêu thụ “sản phẩm” nên các ứng dụng di động hiện nay được thiết kế để phù hợp với đặc điểm này và cho phép khách hàng khai thác thông tin, giao dịch và tích hợp hàng loạt các tiện ích khác.
Chỉ với smartphone, du khách có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi từ đặt vé, đặt phòng, tìm kiếm địa điểm tham quan, thuê hướng dẫn viên mà không cần phải tương tác trực tiếp với bất kỳ ai theo cách truyền thống.
![]() |
Xu hướng số hóa ngành du lịch 2022 |
Trí tuệ nhân tạo và Chatbot
Theo chuyên gia copen.vn, không chỉ ở những lĩnh vực khác, AI cũng hiện diện trong xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch thông qua Chatbot với hai loại: nghe (âm thanh) và đọc (văn bản). Chatbot ngày càng phổ biến nhờ khả năng làm việc liên tục, trả lời nhiều yêu cầu của khách từ đặt chỗ, book phòng, thông báo thời tiết... Chỉ cần khách hàng yêu cầu, chatbot luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và mọi ngôn ngữ.
Kết nối Internet vạn vật (IoT)
Ngày càng có nhiều thiết bị kết nối IoT nên dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen và một số đặc điểm khác của du khách, từ đó truyền tải đến các khách hàng tiềm năng thông tin mà họ quan tâm. Dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán sản phẩm, biết đến khách hàng nhiều hơn, đồng thời còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm và mua sản phẩm mong muốn.
Review và xếp hạng
Việc khách hàng có thể chia sẻ ý kiến của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội được thiết kế riêng cho ngành du lịch và lữ hành như Facebook, Yelp, TripAdvisor hoặc các trang web du lịch giúp các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách du lịch.
Được CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và xây dựng cùng với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới, copen.vn là một hệ sinh thái chuyển đổi số cung cấp những tư vấn chuyên sâu nhất cho các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Ngành bán lẻ, Logistic, Ngành hàng tiêu dùng, Tài chính, Chăm sóc sức khỏe, Bất động sản… Thông qua các câu chuyện thành công của các doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số, copen.vn sẽ giúp khách hàng có cái nhìn trực quan và “thực chiến” hơn về hành trình chuyển đổi số. Không chỉ vậy, copen.vn còn đưa ra những gợi ý cũng như các lời khuyên phù hợp với từng module quản trị một cách trực quan nhất, giúp doanh nghiệp sớm tham gia và thực thi chuyển đổi số nhanh chóng." alt=""/>Xu hướng chuyển đổi số chủ đạo trong ngành du lịch 2022Những thông tin nói trên được ông Alan Fan, trưởng bộ phận Quyền Sở hữu trí tuệ của Huawei, chia sẻ trong diễn đàn "Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022" tổ chức ngày 8/6. Cụ thể, trong hơn 5 năm qua, hơn 2 tỷ smartphone dùng sáng chế 4G/5G của Huawei. Với ô tô, có khoảng 8 triệu phương tiện kết nối sử dụng sáng chế của Huawei và chuyển đến tay người dùng mỗi năm.
Tại đây, “ông lớn” công nghệ Trung Quốc công bố nhiều phát minh quan trọng trong khuôn khổ giải thưởng “10 phát minh hàng đầu”. Giải thưởng ghi nhận 10 phát minh có thể kiến tạo nên các dòng sản phẩm mới, thương mại hóa các sản phẩm hiện hữu, hoặc tạo ra giá trị to lớn cho các doanh nghiệp lẫn ngành công nghiệp. Khoảng 1 tỷ thiết bị của hơn 260 công ty đã dùng bằng sáng chế mã hóa video hiệu quả cao (HEVC) của Huawei, thông qua mô hình liên kết thương mại hóa các sáng chế.
Trong số các sáng chế, có mạng thần kinh nhân tạo Adder giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng và diện tích mạch, "mống mắt quang học" cung cấp mã định danh duy nhất cho các sợi quang. Chúng được thiết kế để giúp các nhà mạng quản lý tài nguyên mạng, giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc triển khai băng thông rộng.
Tính đến cuối năm 2021, Huawei đã nắm giữ hơn 110.000 bằng sáng chế thuộc hơn 45.000 nhóm phát minh. Huawei sở hữu nhiều bằng sáng chế được cấp hơn bất kỳ công ty Trung Quốc nào, nộp nhiều đơn xin cấp nhất cho Văn phòng Bằng sáng chế EU và xếp thứ 5 về số lượng bằng sáng chế mới được cấp tại Mỹ. Suốt 5 năm liên tiếp, Huawei đứng số 1 toàn cầu về số lượng đơn đăng ký Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế.
Hàng năm, Huawei đầu tư hơn 10% doanh thu vào R&D, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng đầu tư R&D trong lĩnh vực công nghiệp của Châu Âu năm 2021. Tính riêng năm ngoái, công ty đã tăng đầu tư cho R&D lên 21,2 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng doanh thu. Tính gộp cả thập kỷ qua, tổng đầu tư cho R&D của Huawei đã vượt 126,6 tỷ USD.
Du Lam
Chiếc smartwatch của Huawei dù chưa hoàn hảo nhưng có ưu điểm về màn hình, kết nối, giá bán.
" alt=""/>Hơn 2 tỷ smartphone dùng sáng chế 4G, 5G của Huawei