Trong vòng khoảng 6-7 năm gần đây, người viết bài này chứng kiến khá nhiều hãng Trung Quốc đặt mục tiêu lọt vào top 5, top 3, hay vượt qua Samsung và Oppo để chiếm vị trí số 1, số 2 thị trường smartphone Việt Nam. Hầu như chưa hãng nào thực hiện được mục tiêu này, và chưa hãng nào chia sẻ thấu đáo kế hoạch vượt mặt đối thủ khi PV ICTnews đặt vấn đề.
Tuy vậy, ông KM Leong đã chia sẻ một số kế hoạch cụ thể. Đầu tiên, công ty tăng hơn gấp đôi số lượng nhân viên tại văn phòng Việt Nam. Từ mức hơn 20 người, hiện nay đã đạt 48 người, dự kiến tuyển thêm để đủ khoảng 60 người.
Hiện nay, số lượng nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các siêu thị (promoter) đang khoảng 800 người, Xiaomi dự kiến tăng tổng cộng khoảng 1.500 người.
Thêm vào đó, công ty sẽ tăng ngân sách tiếp thị lên gấp đôi hiện tại. Năm ngoái, công ty hợp tác với Soobin Hoàng Sơn, năm nay sẽ hợp tác với nhiều nghệ sĩ và người có ảnh hưởng khác.
Ngoài ra, Xiaomi sắp xây dựng thêm các cửa hàng Mi Store. Các cửa hàng này sẽ bán sản phẩm trực tiếp được nhập từ Xiaomi để bỏ qua bước trung gian, góp phần giảm giá sản phẩm.
Với những kế hoạch có thể chia sẻ như trên, phụ trách Xiaomi Đông Nam Á đặt mục tiêu thị phần ít nhất là 25% trong năm 2022 (tức vượt thị phần Oppo nhưng vẫn sẽ dưới Samsung ở hiện tại).
Đây là một mục tiêu cực kỳ khó khăn vì trong khoảng 10 năm gần đây, chưa hãng nào vượt được Oppo và Samsung. Đó là chưa kể khoảng cách thị phần khá xa giữa Oppo và Xiaomi. Tuy vậy, phía Xiaomi cho hay có những tháng trong năm 2021, hãng chỉ chênh lệch với Oppo một vài phần trăm thị phần.
Ngoài ra, như trước đó ICTnews đã thông tin, Xiaomi đang được cho là xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên phía Xiaomi không bình luận gì về thông tin này. Nếu có nhà máy như tin đồn, đây có lẽ là một trong những cơ sở để Xiaomi tuyên bố cạnh tranh thị phần với hai hãng xếp trên.
Trước tham vọng này của Xiaomi, người phụ trách kinh doanh của chuỗi CellphoneS đánh giá là rất thách thức. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kĩ và đầu tư nghiêm túc, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong năm 2021, Xiaomi đã ghi nhận mức tăng trưởng 50%, đặc biệt trong quý cuối năm mức tăng trưởng gần 100%, do vậy tham vọng của hãng có thể thành hiện thực, phía CellphoneS nhận định.
“Với dải sản phẩm rộng từ phân khúc dưới 2 triệu đồng đến cao cấp trên 20 triệu đồng, Xiaomi đang có rất nhiều lợi thế trong cuộc đua này”, đại diện CellphoneS đánh giá.
Tuy vậy, ông Bùi An - quản lý diễn đàn HDVietnam - không đồng ý với nhận định lạc quan nêu trên.
“Về vị trí số 1 ở thị trường smartphone, tôi nghĩ là khó và hầu như không thể xảy ra bởi hai đối thủ lớn là Samsung và Oppo đang chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm với hệ thống bán hàng chân rết rộng khắp đất nước”, ông Bùi An phân tích.
Xiaomi có lợi thế về sản phẩm và giá bán thấp nhưng đại diện HDVietnam cho rằng chừng đó vẫn chưa đủ, ở thời điểm 2022 vẫn khó có thể vượt qua được.
Tuy vậy, ông Bùi An đánh giá mục tiêu chiếm thị phần 25% của Xiaomi khả thi hơn. Song để đạt được mục tiêu này, Xiaomi cũng phải nỗ lực rất nhiều vì đối thủ cũng không ngồi yên, nhất là ở thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt như smartphone.
Nâng doanh số sản phẩm AIoT lên ngang hàng với smartphone
Tự định hướng là một công ty Internet, Xiaomi lấy smartphone là trung tâm, sau đó phát triển các thiết bị chung quanh để người dùng sử dụng. Hãng bán sản phẩm nhưng vẫn chú trọng kiếm tiền từ dịch vụ. Năm vừa rồi, Xiaomi thu về hơn 1,1 tỷ USD mảng dịch vụ Internet.
Đó là lý do vì sao Xiaomi bán smartphone hay thiết bị AIoT với giá phải chăng, ông KM Leong giải thích, chủ yếu để thu hút người dùng sử dụng sản phẩm, sau đó trả tiền cho dịch vụ.
![]() |
Xiaomi đang có danh mục sản phẩm AIoT rất mạnh tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Tại Việt Nam, Xiaomi đang có khoảng 75 sản phẩm AIoT, gồm: Rô bốt hút bụi, máy rửa chén, máy lọc không khí, nồi chiên không dầu,... và hãng đang có kế hoạch mang về thêm để có hơn 100 sản phẩm trong năm nay.
Với số lượng sản phẩm đa dạng như vậy, công ty đặt mục tiêu doanh thu sản phẩm AIoT sẽ chiếm phân nửa trong tổng doanh thu dự kiến trong năm 2022.
Ông Bùi An đánh giá AIoT là mảng mà Xiaomi đang khá mạnh ở thị trường Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm "smart" của Xiaomi đã âm thầm lan toả thông qua con đường chính thức và cả tiểu ngạch. Thương hiệu Xiaomi với các món đồ thông minh đã trở nên quen thuộc và tạo được một tập khách hàng khá ổn định.
Đây là nền tảng tốt để Xiaomi có thể bứt phá trong giai đoạn này. 50% doanh thu tổng sẽ không phải là chuyện bất khả thi, nhưng ông An cho rằng Xiaomi cần một sự bùng nổ cho các sản phẩm này, nhất là những sản phẩm thiết thực, thiết yếu với người dùng ngay cả trong thời gian tới nếu có tiếp tục giãn cách vì Covid-19.
Phía CellphoneS nhận định mục tiêu mảng AIoT của Xiaomi sẽ rất thách thức vì năm 2022 sẽ có rất nhiều hãng nhảy vào giành thị phần mảng này.
Tuy vậy, đại diện nhà bán lẻ này nhận định thị trường AIoT hiện tại đang phân mảnh với sự tham gia của nhiều hãng, nhưng chưa có quy chuẩn thống nhất. Trong khi đó, Xiaomi đa dạng sản phẩm và đang chiếm gần 15% miếng bánh thị trường, nên cũng có cơ sở để đặt mục tiêu.
Để làm được điều này, CellphoneS cho rằng trong năm 2022 Xiaomi sẽ rút ngắn thời gian cung cấp hàng hoá cũng như lượng hàng cho thị trường Việt Nam.
Song song đó, khách hàng Việt Nam luôn yêu thích cái mới, do đó việc ra mắt sản phẩm chính hãng tại Việt Nam cùng lúc với thời điểm ra mắt sản phẩm tại nước ngoài sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Hải Đăng
Trong quý 3/2021, Xiaomi xuất xưởng 43,9 triệu smartphone, giữ thị phần thứ 3 toàn cầu.
" alt=""/>Hai tham vọng lớn của Xiaomi tại Việt Nam năm 2022Bằng cách cải thiện hệ thống pin và động cơ, mục tiêu của Spirit of Innovation là đạt tốc độ 480 km/h nhằm đánh bại kỷ lục thế giới do máy bay điện Siemens thiết lập vào năm 2017 với tốc độ 338 km/h.
Spirit of Innovation là một phần trong dự án tăng tốc điện khí hóa máy bay của Anh (ACCEL). Rolls-Royce cho biết sẽ sử dụng công nghệ của dự án này, đồng thời đo hiệu suất của máy bay và dữ liệu thu thập được trên chuyến bay đầu tiên. Từ đó, áp dụng cho máy bay chở khách và các phương tiện bay (eVTOL).
![]() |
Rolls-Royce có tham vọng cung cấp máy bay chở khách chạy bằng điện. (Ảnh: Electrek) |
Theo trang Electrek, trong khi Rolls-Royce vẫn chưa cung cấp mẫu xe điện nào, họ đang tập trung vào sản xuất máy bay và có một lộ trình để tạo ra lượng khí thải carbon bằng 0 vào năm 2030, tiếp đó là tất cả các sản phẩm vào năm 2050. Rolls-Royce Holdings vẫn là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn nhất thế giới.
Rolls-Royce và hãng hàng không Tecnam hiện đang làm việc với Widerøe, hãng hàng không khu vực lớn nhất ở khu vực Bắc Âu, để cung cấp một chiếc máy bay chở khách chạy hoàn toàn bằng điện cho thị trường, dự kiến sẵn sàng cung cấp dịch vụ bay vào năm 2026.
Phương Ánh(theo Electrek)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khác với “người anh em” cùng nhà mang phong cách vương giả Boat Tail, chiếc xe tải MTU của Rolls-Royce mang vẻ ngoài xù xì, đúng chất của một phương tiện khai thác mỏ.
" alt=""/>Máy bay điện của Rolls