Hôm 23/5, Microsoft giới thiệu máy tính bảng mới nhưng không phải Surface Pro 5 như mọi người dự đoán. Từ thời điểm này, mẫu tablet lai laptop của hãng chỉ đơn giản mang tên Surface Pro. Thiết bị có vẻ ngoài khá giống Surface Pro 4 nhưng bên trong lại khác biệt. Theo người phụ trách Surface, Panos Panay, “đây là thay đổi có ý nghĩa. Có khoảng 800 linh kiện tùy chỉnh mới trong Pro mới”.
Các linh kiện này mang đến rất nhiều cải tiến cho Surface Pro mới. Microsoft trang bị vi xử lý Intel Kaby Lake thế hệ 7 cho thiết bị. Với con chip mới cùng một số ưu điểm trong Windows 10, hãng phần mềm tự tin tablet sẽ cho thời lượng pin lên tới 13,5 giờ, tăng đáng kể so với người tiền nhiệm (50%). Nếu các model dùng chip Core m3 và i5 dùng thiết kế giảm quạt, model cao cấp nhất dùng chip i7 vẫn có quạt.
Cũng như Surface Laptop, Microsoft cam kết bạn có thể đóng mở Surface Pro mới mà không làm ảnh hưởng đến pin. Đó là một vấn đề trên Surface Pro 4 và Surface Book trước đây. Thiết bị sở hữu các góc bo tròn hơn, mang lại cảm giác tốt hơn khi cầm trên tay. Model Core m3 và Core i7 có trọng lượng như nhau, còn model Core i5 nhẹ hơn một chút. Thay đổi khác nằm ở thiết kế bản lề mới. Microsoft ứng dụng góc 165 độ trên Surface Studio cho Surface Pro, cho phép nó nằm gần như phẳng lỳ.
![]() |
Theo chị H.T, hai người phụ nữ này là người công giáo, sống đã lâu tại thôn Thanh Hương, xã Lộc Thanh, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng. "Họ chỉ đơn thuần là những người sùng đạo Công Giáo, thường chia sẻ quan điểm tôn giáo với mọi người, hoàn toàn không thuộc tà giáo", Chị H.T khẳng định.
Ngày 25/4, hai người phụ nữ này có đến tiệm thuốc Thiên Phước của chị H.T để mua một hộp cốm. Cùng thời điểm đó, thông tin về Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ đang "sốt" trên Facebook, chị T đã xin chụp ảnh họ. Sau đó chị đăng tải lên trang cá nhân với nội dung vui vẻ: "Hôm nay có người đến chơi". "Họ rất hiền. Tôi xin chụp ảnh họ nhiệt tình giơ sách kinh lên cho tôi chụp và vui vẻ ra về", chị H.T kể lại.
Một trang tin tức Bình Dương cũng đăng tải thông tin sai sự thật. |
Tuy nhiên những hình ảnh này được nhiều trang tin, hội nhóm Facebook đăng lại với nội dung cảnh báo mọi người rằng "Hội Thánh Đức Chúa Trời đã có mặt tại TP.HCM" và nhiều tỉnh thành khác. Một số trang còn kêu gọi chia sẻ nhằm tăng lượt tương tác. Các trang Facebook từ Nam Định, Bình Dương, Hưng Yên, TP. HCM đều đăng tải cùng những bức ảnh do chị T chụp tại chợ Bảo Lộc.
Những bài viết này nhận được hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, thậm chí là bình luận nhục mạ, chửi bới. Tuy vậy nhiều người dân sống tại Bảo Lộc đã nhận ra đây chỉ là tin nhảm. "Ảnh này được chụp tại chợ cũ TP. Bảo lộc. Chả hiểu sao nhiều người thích tát nước theo mưa. Hai cô này chắc có thuật phân thân rồi", tài khoản Facebook Trường Lê bình luận về việc quá nhiều fanbpage "tự nhận" ảnh chụp ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.
![]() |
Một số trang tin giả mạo còn khẳng định "cơ quan chức năng" đang "xác mình" thông tin. |
"Tôi chỉ đăng cho vui, không ngờ cộng đồng mạng lại làm mọi việc đi xa đến như vậy. Thật sự tôi không có ý gì", chị H.T cho biết.
"Mục đích chính của việc tung tin giả là nhằm câu view cho trang web và tăng tương tác trang Facebook. Đây là cách thường được những trang này áp dụng bởi tin giả luôn hấp dẫn hơn tin thật. Tuy nhiên chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến người trong cuộc", Trọng Nhân, chuyên gia digital marketing chia sẻ.
Trước đây mạng xã hội cũng từng chia sẻ rầm hộ hình ảnh nhóm người phụ nữ người Chăm vì cho rằng họ đến từng nhà để bỏ bùa, bắt cóc trẻ em. Sự thật đây chỉ là những người đi bán thuốc tự làm từ thảo mộc.
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong "Chỉ số Standard & Poor's 500" đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.