Việc Gao mang thai không nằm trong kế hoạch của cô và bạn trai lúc đó. Tuy nhiên, khi đó Gao đã 40 tuổi và cô nghĩ rằng sẽ không còn nhiều cơ hội để mang thai. Gao quyết định sẽ sinh con. Tuy nhiên, điều mà cô không ngờ tới là quyết định đó đã dẫn tới một cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 4 năm để đòi quyền lợi thai sản.
Theo AP, cuộc chiến kéo dài của Sarah Gao nêu bật những hậu quả mà phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt khi nuôi con ngoài hôn nhân. Phần đông những người mẹ đơn thân như Gao không thể tiếp cận các phúc lợi công cộng, từ trả lương trong thời gian nghỉ thai sản tới tiền bảo hiểm khám tiền sản. Một số người thậm chí còn bị phạt.
Gao và một số bà mẹ đơn thân khác muốn thay đổi điều này. Họ là một phần của một nhóm nhỏ, do Những người ủng hộ Mạng lưới Gia đình Đa dạng tổ chức, đã kiến nghị lên Uỷ ban Các vấn đề pháp lý của Quốc hội trong phiên họp hàng năm kết thúc gần đây. Họ không mong đợi nhà chức trách có hành động ngay lập tức, nhưng hy vọng mong mỏi của họ sẽ được phản ánh trong chương trình lập pháp trong tương lai.
Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng và chính phủ nước này mong muốn đẩy tỷ lệ sinh cao hơn. Họ nới lỏng những hạn chế trong luật kế hoạch hoá gia đình vào năm 2015 để mỗi gia đình có thể có 2 con. Tuy nhiên, các luật liên quan tới cha mẹ đơn thân lại không thay đổi kịp.
Hiện, ở Trung Quốc chưa có thống kê chính thức về số lượng hộ gia đình đơn thân. Tuy nhiên, khảo sát do Uỷ ban Y tế quốc gia nước này tiến hành vào năm 2014 cho thấy, có tới gần 20 triệu bà mẹ đơn thân vào năm 2020. Hầu hết những người này đã ly hôn, và tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ năm 2009 tới 2018, Bộ Các vấn đề dân sự cho biết.
Sau một thời gian mang thai khó khăn, Gao sinh con gái vào tháng 11/2016. Bảy tháng sau khi nghỉ ốm và sinh con, cô quay lại làm việc. Trong suốt thời gian Gao nghỉ ốm, công ty quản lý tài sản KunYuan chỉ trả cho cô một số tiền tối thiểu, gần 1.000NDT (khoảng 3,7 triệu đồng) một tháng, trong khi lương hàng tháng mọi khi là 30.000NDT.
Công ty không trả lương nghỉ thai sản cho Gao. Cô đã đòi công ty trả lương đầy đủ cũng như trợ cấp thai sản, với một phần tiền sẽ lấy từ bảo hiểm xã hội mà công ty đóng theo luật.
Tại Bắc Kinh, nơi Gao sinh sống, nhân viên chỉ có thể đăng ký các lợi ích công như vậy qua công ty mà họ làm việc. Tuy nhiên, công ty của Gao lại từ chối nộp đăng ký cho cô với lý do tài liệu của cô không đầy đủ, vì thiếu giấy đăng ký kết hôn.
Khi cô gây sức ép với công ty về vấn đề này, họ đã đề nghị cô nghỉ việc. Ban đầu, Gao từ chối tự nghỉ việc nhưng rốt cuộc cô bị sa thải. Công ty cũng từ chối cấp giấy thôi việc cho cô, khiến Gao gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.
Gao kiện công ty, đòi bồi thường 1 triệu NDT ngoài khoản tiền nghỉ thai sản. Tại toà, Gao đã hai lần thất bại kể từ tháng 7/2017 và hiện cô đang kháng cáo lần 3.
Mỗi lần như vậy, toà án đều cho rằng do Gao sinh con khi chưa kết hôn là không phù hợp với chính sách quốc gia. Vì thế, việc cô nhận lương trong thời gian nghỉ sinh là thiếu cơ sở pháp lý.
Chính sách kế hoạch hoá gia đình của Trung Quốc không cấm phụ nữ chưa kết hôn sinh con nhưng nêu rằng “Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng sinh hai con”. Ở cấp địa phương, điều này có thể hiểu được rằng, chỉ có các cặp đôi đã kết hôn mới có thể sinh con. Việc này trở thành một trở ngại khi cha mẹ đơn thân muốn tiếp cận các quyền lợi, như được hoàn tiền khám tiền sản và nhận lương khi nghỉ thai sản.
Nhiều địa phương đòi giấy đăng ký kết hôn trong quá trình này, Dong Xiaoying, người sáng lập nhóm Những người ủng hộ Mạng lưới Gia đình Đa dạng cho hay.
Tới giờ, đã có một số thay đổi diễn ra, ở tỉnh Quảng Đông và tại Thượng Hải, chính quyền đã thay đổi các quy định để một phụ nữ không cần nộp giấy đăng ký kết hôn rồi mới nhận được trợ cấp.
Hiện, các bà mẹ đơn thân và một số nhà hoạt động hy vọng một sự thay đổi ở cấp quốc gia có thể giúp ích cho những bà mẹ đơn thân ở các nơi khác của Trung Quốc. Một đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Đông hồi tháng 2 cho biết, luật kế hoạch hoá gia đình cần làm rõ một số thông tin để giải quyết nhu cầu của các bà mẹ đơn thân, thừa nhận tình trạng khó khăn về pháp lý của họ.
Hoài Linh
Một bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn đã phát hiện người bạn thân lấy trộm tiền trong ví của mình sau khi đặt máy quay giấu kín.
" alt=""/>Cuộc chiến đòi thay đổi của mẹ Trung Quốc đơn thânTrong số các giám khảo của Hoa hậu Việt Nam 2022, Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi đảm nhiệm vai trò cầm cân nảy mực. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Sơn khẳng định: "Bảo Ngọc là một bạn trẻ tuổi, nhưng đã thể hiện là một người có trình độ, kinh nghiệm qua các cuộc thi cô ấy tham gia.
Trong đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2022, chúng ta đều thấy rõ ưu thế của Bảo Ngọc so với các thí sinh tham gia. Ngoài ra, Bảo Ngọc cũng từng tham gia rất nhiều cuộc thi sắc đẹp lớn, có uy tín trong nước và trải qua quá trình rèn luyện, thử thách khắc nghiệt nên không thể nói cô ấy thiếu kinh nghiệm".
Phản hồi về những ý kiến trái chiều xung quanh việc làm truyền thông cho các dự án nhân ái, bà Phạm Kim Dung - Phó BTC cho biết đây là hoạt động nhằm cảm hoá trái tim người trẻ. “Có thể ở ngoài kia, các bạn còn quá trẻ, chưa cảm nhận được nhiều về công việc thiện nguyện. Tuy nhiên, khi nhìn thấy các người đẹp rũ bỏ đầm dạ hội, vương miện để khoác bộ trang phục giản dị, đến thăm những hoàn cảnh đáng thương ở nơi xa xôi, thì trái tim các bạn trẻ sẽ rung cảm”, bà Dung nói.
Việc đưa cuộc thi hoa hậu đến tuyển sinh tại các trường đại học danh giá trên cả nước đã có những thành công nhất định. Hoạt động này giúp tìm ra những thí sinh chất lượng, thay đổi định kiến của khán giả về danh xưng hoa, á hậu khi trình độ, tư duy và thần thái của các người đẹp ngày càng được nâng tầm.
Ông Lê Xuân Sơn - Trưởng BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2022 tự hào nói: “Chất lượng thí sinh tham dự vòng chung khảo toàn quốc năm nay mang lại nhiều hy vọng cho BTC. Nhiều người trong họ là sinh viên xuất sắc, trong đó có một số người là thủ khoa hoặc có trình độ ngoại ngữ rất giỏi”.
Trưởng BTC Hoa hậu Việt Nam phát biểu về 58 thí sinh:
Cụ thể, trong số 58 thí sinh lọt vào vòng chung khảo, có 3 thí sinh đang theo học tại ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Ngoại thương TP. HCM, 4 thí sinh học trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP. HCM), Học viện Bảo chí Tuyên truyền. Ngoài ra, cuộc thi còn thu hút sự tham gia của các cô gái đến từ các trường Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Hàng không, Học viện Ngoại giao, Học viện Tài chính, Sân khấu Điện ảnh TP.HCM...
Hoa hậu Việt Nam 2022 lựa chọn người chiến thắng dựa trên các tiêu chí: vẻ đẹp ngoại hình, tri thức lẫn tấm lòng nhân hậu, có thể thực hiện sứ mệnh với xã hội và đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Theo quy định mới tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, thí sinh can thiệp không nhiều như xăm chân mày, xăm môi, chỉnh sửa răng ở mức độ nhất định vẫn được chấp nhận", ông Sơn nói.
Nét mới của Hoa hậu Việt Nam 2022 là cuộc thi có một Ban cố vấn gồm các nhân vật có uy tín đã đồng hành nhiều năm với Hoa hậu Việt Nam như nhà sử học Dương Trung Quốc, Hoa hậu Hà Kiều Anh, GS.TS Hoàng Tử Hùng – nhà nhân trắc học.
Về giải thưởng, người đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2022 sẽ được trao vương miện cùng giải thưởng 350 triệu đồng. Á hậu 1 nhận được vương miện và 250 triệu đồng, á hậu 2 được trao giải thưởng 200 triệu đồng và vương miện. Bên cạnh đó, cuộc thi còn có các giải thưởng phụ như: Người đẹp Nhân ái, Người đẹp Tài năng, Người đẹp Thời trang.
Vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2022 diễn ra từ 8/11 đến 26/11. Top 58 thí sinh sẽ được luyện tập các phần trình diễn, kỹ năng, tham gia các hoạt động cộng đồng để trau dồi bản thân và lan tỏa những giá trị đẹp đến xã hội. Chung khảo toàn quốc được tổ chức vào 26/11 và chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra 23/12.
Trúc Thy
" alt=""/>BTC khẳng định Bảo Ngọc phù hợp làm giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2022