 nhập ngũ. Sau 8 năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia, năm 1984, ông xuất ngũ về quê mang theo mình những mảnh đạn còn găm trong người.</p><p>Ở tuổi 31, ông lấy vợ và sinh liền 3 người con trai. Chuyện cơm áo khiến người cựu chiến binh tất bật với cuộc sống mưu sinh, nghĩ cách làm giàu. Đã có thời điểm ông trắng tay, vào tận miền nam để tạm quên đi những thất bại.</p><p>Nhiều năm sau nhận thấy quê mình đang phát triển với nhu cầu xây dựng ngày một nhiều, ông Sản mạnh dạn mở một cửa hàng cho thuê cốp pha.</p><p>Làm ăn thuận lợi, kinh tế gia đình khấm khá dần, ông bắt đầu nghĩ tới việc đóng góp cho cộng đồng.</p><table class=)
 |
Ông Đỗ Quang Sản (xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đặc điểm của địa phương ông là có nhiều con sông chảy qua nên trên địa bàn xã có tới chục cây cầu. ‘Cầu chợ Cát là cây cầu nối 2 xã Khánh Trung và Khánh Mậu, lại ngay sát chợ nên lượng người đi lại qua đây rất đông. Thế nhưng, suốt 60 năm từ khi tôi sinh ra, cây cầu vẫn thế. Trước khi xây cầu, người ta chỉ lấy 2 cây cột điện bắc qua sông. Ở đây đã từng xảy ra 4 vụ tai nạn, trong đó có 2 người chết khi đi qua cầu’ - ông kể.
Vì lý do ấy mà ý định xây cầu chợ Cát đã nung nấu trong thâm tâm ông từ rất lâu. Năm 2015, trước khi đề xuất với chính quyền, ông hỏi ý kiến vợ con cho ông sử dụng số tiền tiết kiệm suốt nhiều năm làm ăn để xây cầu. Đồng lòng với chồng, vợ ông và các con đồng ý ngay. Ông nói: ‘Số tiền không nhỏ, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của gia đình, nếu vợ con không đồng ý thì không làm được’.
Được vợ con ủng hộ, chính quyền khuyến khích, ông bắt tay vào thuê người thiết kế, thi công. Trong vòng 1 tháng, cây cầu rộng 3,5m được dựng lên chắc chắn, kiên cố cho đến bây giờ. Đầu bên này là chợ Cát nằm trên trục đường chính của xã Khánh Trung, đầu bên kia là địa phận xã Khánh Mậu.
Tổng chi phí cho toàn bộ công trình là 147 triệu đồng được ông bỏ tiền túi ra làm. Ở cây cầu đầu tiên, chi phí không phải là vấn đề lớn nhất ông Sản cần giải quyết, mà là ở cách thức thi công. ‘Lần đầu tiên xây cầu, tôi còn nhiều bỡ ngỡ, vừa làm vừa xử lý các vấn đề phát sinh. Còn bây giờ đến cây cầu thứ 8 thì tôi nắm rõ như lòng bàn tay rồi’.
 |
Cây cầu chợ Cát được ông Sản xây dựng vào năm 2015. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Sau cây cầu chợ Cát xây dựng vào năm 2015, những năm sau đó, năm nào ông cũng xây lại, làm mới 1-2 cây cầu. Trong đó, có một cây cầu dẫn vào trường mầm non xã rộng hơn 5m, trải bê tông phẳng lỳ, thay thế cho cây cầu nhỏ 2m trước đây đã bị xuống cấp. ‘Cây cầu mới nhất là vào tháng 10/2019’ - ông Sản chia sẻ.
Những cây cầu sau đó, có cây ông đóng góp toàn bộ chi phí, có những cây ông phải huy động sự góp sức của người dân trong xã. Đến nay, với việc xây dựng, sửa sang lại 8 cây cầu, ông Sản đã chi ra hơn 300 triệu đồng - số tiền không nhỏ với một ông lão ở vùng quê.
‘Tôi làm những việc ấy chỉ với mong muốn duy nhất là đóng góp chút ít sức lực của mình cho người dân quê hương, nhưng cũng có người khen, kẻ chê. Có người bảo tôi thừa tiền nên mới làm thế. Nghe vậy, tôi cũng chỉ bỏ ngoài tai', người cựu chiến binh tâm sự.
 |
Bức ảnh ông Sản chụp cùng đại diện chính quyền địa phương ngày khánh thành cầu chợ Cát. |
Hiện đã 65 tuổi nhưng ông Sản và vợ vẫn hăng say lao động. Bà vẫn nhận cấy 8 sào ruộng, còn ông quản lý cửa hàng cốp pha mỗi tháng mang về thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Ông bảo, mấy năm nay thu nhập đã thấp hơn vì nhiều cửa hàng mọc lên.
Các con ông cũng đã trưởng thành và ra ở riêng hết. Ước mơ của ông bây giờ là mở rộng cây cầu chợ Cát thêm một làn 3,5m nữa để việc đi lại của bà con 2 xã thuận tiện hơn. Hiện tại với chiều rộng 3,5m, chỉ 1 xe ô tô đi lại được trên cầu.
‘Chi phí dự tính lên đến 250-300 triệu. Một mình tôi không thể làm được hết, nên trong thời gian tới, nếu làm, tôi rất cần sự ủng hộ, đóng góp của người dân trong xã’.
Ông bảo, làm từ thiện thì có rất nhiều hình thức, nhưng riêng ông muốn đóng góp cho những công trình mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, thay vì chỉ cho từng cá nhân riêng lẻ.
Với những đóng góp thiết thực của mình, năm 2018, ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình vì có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Lễ chào cờ đặc biệt của trường Gia Thụy
Lễ chào cờ ngày thứ Hai tuần này của Trường THCS Gia Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) có một sự khác biệt so với mọi khi.
" alt=""/>Làm kinh tế giỏi, cựu chiến binh 65 tuổi bỏ tiền túi xây 8 cây cầu
15 năm là giáo viên mầm non ở huyện miền núi Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cô giáo Đỗ Thuỳ Quyên đã có 7 năm gắn bó với những đứa trẻ người H'Mông ở Trường Mầm non Suối Giàng.Không chỉ là một trong những giáo viên mầm non đi đầu của địa phương trong việc đưa công nghệ đến với trẻ vùng cao, cô Quyên còn là người sáng lập quỹ 'Nông sản sạch - cùng bé đến trường' trong hơn một năm nay.
 |
Lớp học của cô Đỗ Thuỳ Quyên ở Trường Mầm non Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. |
Trường Mầm non Suối Giàng là một trong những trường thuộc vùng 135 - khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Lớp học của cô Quyên là điểm lẻ của trường - cách trường trung tâm 12km. Ở điểm lẻ của cô Quyên, 20-30 đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nhưng phải ngồi chung một lớp là chuyện bình thường.
Với những đứa trẻ vùng cao 100% là người dân tộc thiểu số, giao tiếp cũng đã là một thách thức với các cô giáo người Kinh. Nhưng vượt qua những khó khăn ấy, cô Quyên nảy ra ý tưởng tận dụng mạng lưới giáo viên mà mình quen biết ở khắp mọi miền đất nước để thực hiện dự án Nông sản sạch.
‘Trong các giờ học, cô trò chúng tôi thường xuyên có những bài học giới thiệu đặc sản địa phương, các nghề truyền thống… Từ đó mà mình nảy ra ý tưởng cung cấp các sản phẩm được nuôi trồng từ chính địa phương mình, thậm chí là từ chính tay phụ huynh các em để mọi người đều được thưởng thức’.
‘Những sản phẩm giản dị ở quê mình nhiều khi lại là đặc sản với các địa phương khác. Phần lợi nhuận từ việc bán nông sản sẽ được trích một phần vào quỹ ‘Nông sản sạch - cùng bé đến trường’’, cô Quyên nói.
Cô Quyên cho biết, số tiền này đang được sử dụng để cải thiện bữa ăn cho học sinh Suối Giàng, tổ chức các hoạt động vui chơi, lễ Tết cho các em. Ngoài ra, các cô còn sử dụng rất căn cơ để trích một phần giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo ở địa phương.
‘Hiện nhóm có 7-8 cô giáo ở khắp các tỉnh thành, chịu trách nhiệm là đầu mối ở địa phương đó, nhận hàng và giao hàng cho mọi người. Sản phẩm gồm rất nhiều mặt hàng là đặc sản của Yên Bái, Sơn La như: gạo nếp Tú Lệ, cốm, táo mèo khô, măng khô, gạo nếp cẩm, khoai sọ, mật ong…’.
 |
Những tiết học STEM (môn học kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - nv) của cô Quyên vừa dạy cho học sinh cách làm giá đỗ vừa giới thiệu cho trẻ biết thêm một món ăn. |
Cô Quyên chia sẻ, mặc dù quỹ không lớn nhưng trong suốt 1 năm qua, dự án Nông sản sạch của các cô đã làm được kha khá đầu việc. ‘Mỗi hoạt động đón Tết, tổ chức tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, quỹ đều trích ra một chút để hoạt động của các con đầy đủ hơn. Ngoài ra, quỹ cũng trích và kêu gọi mọi người ủng hộ thêm cho một số trẻ mổ tim, mắc bệnh ung thư, ủng hộ thầy giáo gặp tai nạn, bé bị bỏng…’.
Chia sẻ với PV, cô Quyên nói: ‘Mình vừa đến nhà một bé bị bỏng để trao quà và số tiền trị giá hơn 2 triệu đồng cho gia đình. Đây là số tiền được trích một phần từ quỹ và một phần do mọi người ủng hộ trực tiếp cho trường hợp của bé, hi vọng giúp đỡ thêm được gia đình trong lúc khó khăn’.
‘Vừa rồi, bọn mình phát động chương trình ‘Tivi cho em’, cũng có một chị ủng hộ số tiền gần đủ để mua một chiếc tivi hơn 4 triệu đồng. Chiếc tivi đó hiện đang trang bị cho một lớp học của Trường Mầm non Suối Giàng’.
 |
Cô Quyên trao quà cho gia đình một em bé bị bỏng ở địa phương. |
Cô giáo vùng cao cũng thành thật chia sẻ, khách hàng của các cô chủ yếu là các cô giáo trên khắp mọi miền, chỉ biết nhau qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt.
‘Mọi người mua vì muốn ủng hộ là chính, chứ bán nông sản phí vận chuyển rất cao khiến giá thành sản phẩm đội lên rất nhiều. Có những khách ở xa nhưng mua nhiều lần và rất nhiệt tình ủng hộ mỗi lần chúng tôi kêu gọi gây quỹ cho các trường hợp khó khăn’.
Cô Quyên cũng nhớ tấm lòng của một vị khách ở tận Vũng Tàu khi bên chuyển hàng chậm, khiến thực phẩm có nguy cơ bị hỏng. Nhưng chưa kịp khiếu nại bên vận chuyển thì khách đã rất thông cảm và nhận hàng ngay. ‘Thực sự, bọn mình rất biết ơn tấm lòng của mọi người’.
‘Mỗi lần tổ chức hoạt động cho các con, các cô cũng đều giới thiệu rất rõ đây là số tiền được trích ra từ quỹ Nông sản sạch. Dù không kỳ vọng các con hiểu được hết, nhưng chúng tôi rất muốn các con biết đến tấm lòng của mọi người ở khắp nơi dành cho các con’.

Chàng trai Hà Nội nhặt ve chai, xây trường, nuôi ăn cho trẻ vùng cao
Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà Nội có biệt danh là ‘Trung đồng nát’.
" alt=""/>Cô giáo mầm non bán nông sản sạch gây quỹ cho học sinh vùng cao