Đang ở độ tuổi ăn, tuổi lớn, bỗng phát hiện mắc căn bệnh ung thư máu , em Nguyễn Thị Hoài Anh (10 tuổi, ngụ xóm 13, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) ngày một héo mòn. Hơn một năm chống chọi với bạo bệnh, Hoài Anh đã phải trải qua nhiều đợt truyền hóa chất. Cơ thể em gầy guộc, xanh xao, mái tóc lưa thưa đến xót xa. |
Bé Nguyễn Thị Hoài Anh mắc bệnh ung thư máu hiểm nghèo |
Hôm chúng tôi đến bệnh viện chỉ có mình chị Nguyễn Thị Thủy chăm con. Còn chồng chị, anh Nguyễn Trọng Trí (25 tuổi) mấy ngày nay phải về quê xoay xở vay mượn tiền và tranh thủ đi phụ hồ, kiếm thêm chút tiền gửi lên viện cho con điều trị bệnh.
Khuôn mặt rầu rĩ, mệt mỏi, chị Thủy ngậm ngùi kể, năm ngoái, Hoài Anh thường xuyên than đau nhức vai trái. Ngực nổi một hạch to bằng mắt cá chân kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. Gia đình đưa em đi thăm khám thì ngã quỵ khi cầm kết luận con gái mình bị ung thư máu.
“Thời gian đó cháu rất yếu, ăn đươc gì lại nôn ra hết. Bác sĩ nói bệnh tình của cháu đã nặng lắm. Nghe tin mà vợ chồng tôi rụng rời chân tay. Cháu nó đang còn nhỏ sao ông trời lại bắt tội như thế”, chị Thủy rấm rứt khóc.
Từ một cô bé rất thông minh nhanh nhẹn, ham học, nay em trở nên mệt mỏi, chậm chạp vì phải làm quen dần với bốn bức tường bệnh viện và những lần truyền thuốc đau đớn.
 |
Gia cảnh khó khăn, tính mạng bé đối diện với nguy hiểm |
“Nếu như bán thận cứu được con tôi cũng đành lòng"
Không đành nhìn con gái phải chịu đau đớn bệnh tật hành hạ, phó mặc số phận, chị Thủy nói: “Mang nặng đẻ đau khó khăn lắm mới nuôi con khôn lớn đến chừng này. Giờ nhìn con bệnh tật như thế, bố mẹ nào chẳng đau xót. Nếu như bán thận mà cứu được con tôi cũng đành lòng”.
Được biết, gia cảnh nhà chị Thủy thuộc hộ nghèo ở địa phương. Từ ngày con gái đổ bệnh, vợ chồng chị phải nghỉ việc thay nhau để lên viện chăm sóc con. Hoài Anh là con gái đầu, dưới còn có một em 5 tuổi.
Suốt gần 1 năm qua, trong lúc con đau đớn về thể xác thì vợ chồng anh chị cũng không thể ngủ một giấc trọn vẹn, bởi nỗi lo về kinh tế, nỗi sợ mất con cứ thường trực, đè nặng trong tim.
 |
Cha mẹ đang không biết làm gì để cứu con |
 |
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình |
“Mỗi lần cho cháu đi viện cả nhà phải cuống cuồng đi vay mượn khắp nơi, mất chục triệu mua thuốc, truyền máu… . Những chỗ vay được đã vay hết rồi, giờ không biết bấu víu vào đâu nữa”, chị Thủy đau khổ nói.
Phía trước còn nhiều khó khăn và quan trọng hơn, làm thế nào để có tiền tiếp tục chữa bệnh cho Hoài Anh đang là nỗi băn khoăn của phận làm cha mẹ như vợ chồng chị Thủy. Mong rằng sự chung tay của bạn đọc sẽ giúp Hoài Anh có thêm điều kiện được chữa bệnh.
Phạm Bắc
|
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thủy, ở ngụ xóm 13, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. SDT 0366741101 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.067 (Bé Nguyễn Thị Hoài Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |

Xót xa cảnh nhà có 2 liệt sỹ, con mắc bệnh ung thư hiểm nghèo
Những “vết hằn” từ chiến tranh cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi ngoai, gia đình nhỏ ấy lại tiếp tục phải đón nhận thêm căn bệnh hiểm nghèo.
" alt=""/>Mẹ nghèo bật khóc: 'không còn gì bán để cứu con'
Tôn Hà Anh, Tôn Hiền Anh là cựu sinh viên trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. 2 chị em được coi là gương mặt "đình đám" trong giới du học sinh khi đều được học bổng của ngôi trường danh giá Harvard vào năm 2011 và năm 2017.Bác sĩ Lã Hà, mẹ của Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh cho biết cả hai vợ chồng chị đều có quan điểm là các con có quyền được sống với ước mơ của bản thân, chứ không phải của bố mẹ hay bất kỳ ai khác.
“Nếu như chỉ so sánh các con với bên ngoài thì rất dễ mất phương hướng, nhất là càng về sau, mỗi con sẽ có những hướng đi khác nhau nên việc so sánh sẽ làm các con kiệt sức” - chị Lã Hà chia sẻ.
 |
Bác sĩ Lã Hà – người mẹ có 2 con gái học tại Harvard (Mỹ) |
Theo đuổi đam mê, không theo "trend"
Với hai chị em Hà Anh – Hiền Anh, mẹ chính là hình mẫu quan trọng nhất.
Chị Hà là bác sĩ chuyên ngành da liễu. Dù thời của chị đây không phải là một ngành “hot” hay có thu nhập cao, nhưng chị vẫn lặng lẽ trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm.
“Mỗi khi nhìn thấy mẹ nói say sưa hàng giờ về công việc, vẫn trực máy khi có bệnh nhân hỏi, nhìn thấy niềm hạnh phúc được học và theo đuổi niềm đam mê…, mình nhận ra rằng điều quan trọng là xác định đam mê của mình và theo đuổi nó” – Hà Anh tâm sự.
Đó cũng là động lực để hai chị em mạnh mẽ vượt qua những áp lực vô hình về thi cử, thành tích.
“Lead by example” (làm gương) là điều đầu tiên mình nghĩ tới. Ký ức tuổi thơ là những đêm cả 3 mẹ con cùng ngồi học trên căn gác nhỏ. Đến bây giờ, mình vẫn tiếp tục dịch các tài liệu da liễu nước ngoài cho mẹ để mẹ cập nhật kiến thức” - Hà Anh chia sẻ.
Chị Hà cũng luôn ủng hộ những gì các con muốn làm, dù điều đó có thể không phải là "trend” (xu hướng).
Hà Anh nhớ lại “Thời của mình, việc sang Mỹ học cấp 3 không phải là lối đi nhiều bạn chọn vì có nhiều rủi ro. Nhưng mẹ bảo: "Con hãy đi con đường con chọn, để sau này không phải ngoảnh lại hối tiếc. Nếu như con vấp ngã, thì là một bài học để con tự điều chỉnh và đi đúng hướng".
Đối với quyết định nộp hồ sơ vào ĐH Harvard của 2 con, vợ chồng chị Lã Hà đóng vai trò là “huấn luyện viên”.
Chị Lã Hà chia sẻ: “việc gì chúng mình cũng chú trọng vào những lựa chọn phù hợp để đảm bảo an toàn. Hai bạn đều chọn nộp hồ sơ vào 3 nhóm trường: trường an toàn, nguyện vọng, và mơ ước. Harvard và các trường Ivy League thuộc khối trường mơ ước vì tỉ lệ chọi rất cao và không ai có thể dám chắc việc được nhận”.
 |
Tôn Hà Anh trong ngày lễ tốt nghiệp đại học |
Còn Hà Anh cũng nhớ lại “Trong quyển “Leadership on the Line” của Harvard có ví dụ cuộc sống như một sàn nhảy. Khi mình cùng trên sàn nhảy khiêu vũ với mọi người, mình sẽ không thể bao quát hết việc gì đang xảy ra trên sàn diễn và mình đang ở đâu. Nhưng khi mình đứng từ ban công nhìn xuống thì sẽ quan sát tình hình một cách khách quan. Bố mẹ đã giúp bọn mình lên "ban công" đó bằng cách chỉ điểm mạnh, điểm yếu, và thiên hướng của 2 đứa. Chúng mình sẽ cùng bố mẹ thảo luận xem trong ngành nghề này, điều gì hợp và không hợp với khả năng, sở thích, và mục đích của từng người”.
Đã ra trường và đi làm ở Mỹ, khi gặp các khúc mắc trong công việc, Hà Anh vẫn chia sẻ và xin ý kiến bố mẹ.
 |
Hai chị em Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh |
Có việc sẽ tự “xắn tay” vào
Bác sĩ Lã Hà nói rằng vợ chồng chị dạy cho 2 con điều quan trọng nhất là sống có mục đích, tạo ra giá trị cho cuộc sống. Các con hãy cố gắng hết sức, bất kể mình là ai và sinh ra trong tầng lớp xã hội nào.
Cho đến giờ, khi Hà Anh tư vấn về chiến lược kinh doanh cho lãnh đạo các tập đoàn hay Hiền Anh đối thoại với lãnh đạo nhà trường đều cảm thấy tự tin, vì quan trọng là chất lượng ý kiến và ý tưởng đưa ra hơn là quan tâm đến tuổi tác hay vị trí.
Có một câu chuyện về chịu trách nhiệm mà các con chị Hà còn nhớ mãi. Đó là ngày nhỏ, Hà Anh rất hiếu động, có lần vô tình làm kẹt tay bạn. Chị Hà đã đưa con gái đến tận nhà bạn để đưa thuốc và xin lỗi.
Nếu các con có bức xúc vì một chuyện nào đó, chị sẽ hỏi “Vậy thử nghĩ xem con có thể làm gì để giải quyết việc này?”.
Điều này tập cho Hà Anh và Hiền Anh tính chủ động, có trách nhiệm. Đến khi thấy những việc mình cần làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng, thì cả hai cô con gái sẽ tự biết mà “xắn tay vào việc”.
Mai Nguyễn

Đằng sau tấm HCĐ Vật lý quốc tế của nam sinh nghèo ở Bắc Ninh
Mẹ mắc bệnh ung thư thanh quản không nói được, kinh tế gia đình rất khó khăn, thế nhưng Mạnh vẫn nỗ lực vươn lên và mới đây đã giành huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu.
" alt=""/>Những 'bí mật' của nữ bác sĩ có 2 con giành học bổng Harvard