Bé gái mầm non bị cổng trường đè chếtKhoảng 9h sáng ngày 15/10, cổng điểm trường Măng Dí (Thôn 1, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bất ngờ bị sập.
 |
Cổng trường mầm non đổ sập đè chết bé gái 4 tuổi |
Theo một số nhân chứng, tai nạn xảy ra khi bé H.T.L.K. (SN 2017) và bé P.T.T.H. (SN 2016) đang vui chơi ngoài sân và bám vào cánh cổng.
Phát hiện sự việc, các thầy cô đã đưa cả 2 bé đi cấp cứu và chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Đến khoảng 3h chiều cùng ngày, bé H.T.L.K. (SN 2017) đã tử vong, bé P.T.T.H. (SN 2016) bị thương đang tiếp tục được điều trị.
Ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My cho biết, điểm trường Măng Dí được doanh nghiệp tài trợ xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 2 năm nay. Cổng trường được làm bằng sắt, có đường ray để đẩy đóng mở. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bánh xe đã bị trượt khỏi thanh ray. Do đó, khi học sinh bám vào, bất ngờ cổng sắt đã đổ sập.
Nam sinh lớp 5 tử vong khi học online
Trước đó chưa đầy một ngày, khoảng 16h chiều 14/10, khi đang học trực tuyến, em Nguyễn Văn Q. (sinh năm 2011) học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nam Anh, trú xã Nam Anh, huyện Nam Đàn bất ngờ bị bỏng nặng. Trên đường được đưa đi cấp cứu, Q. đã tử vong.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, thông tin bác sĩ cho biết nguyên nhân cháu Q. mất tại bệnh viện có thể là do bỏng xăng và khói quá nhiều trong phổi nên bị ngạt.
“Theo chia sẻ của bố cháu thì tại hiện trường còn một ít xăng. Do đó, mọi người cũng đang nghi cháu bị bỏng xăng chứ không phải điện thoại nổ. Theo thời khóa biểu ngày 14/10 của Q., 3 tiết học (2 tiết Toán, 1 tiết Tiếng Việt) thì không có tiết nào là tiết thực hành và cũng không yêu cầu học sinh phải mang xăng ra thực hành”, ông Hoàn nói.
Tuy nhiên, ông Hoàn cho hay, dù vì bất cứ lý do gì, việc một học sinh mất cũng là nỗi đau của gia đình, nhà trường và toàn ngành giáo dục. Sau khi xảy ra vụ việc, Sở GD-ĐT Nghệ An cũng đã yêu cầu các nhà trường phối hợp với phụ huynh rà soát thiết bị dạy và học trực tuyến để đảm bảo an toàn.
Cô giáo Hà Nội bị tố 'ép' học sinh học thêm online
Một số phụ huynh lớp 9A1 Trường THCS Kim Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, ngoài thời gian học chính khóa, con còn bị ép phải học thêm trực tuyến ngoài giờ, thậm chí cả thứ Bảy và Chủ nhật.
Việc học thêm theo hình thức học trực tuyến này diễn ra với các môn Toán, Văn, Hóa học và Tiếng Anh.
Không những thế, nếu em nào học thêm ở chỗ khác sẽ bị cô N.T.T - giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1 bắt ngừng ngay việc học hoặc nói những điều không hay về giáo viên dạy ở các lớp đó.
 |
Hai giáo viên Trường THCS Kim Nỗ dạy thêm online cho học sinh |
Thầy Trần Văn Mười, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Nỗ xác nhận có sự việc này diễn ra với một nhóm giáo viên và học sinh lớp 9A1 của trường.
Ông Mười khẳng định, tới thời điểm này, trường chưa đưa ra quyết định hay kế hoạch dạy thêm cho học sinh khối 9. Nhóm dạy thêm học thêm này hoàn toàn là tự phát, giữa các giáo viên và phụ huynh lớp 9A1 có nhu cầu ôn luyện cho con vào lớp 10 năm nay.
Qua xác minh có 2 giáo viên của trường là N.T.T (dạy Toán) - cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1; cô H. dạy Tiếng Anh. Việc học do giáo viên và phụ huynh thống nhất tổ chức.
“Chúng tôi đã yêu cầu 2 giáo viên của trường viết tường trình đầy đủ sự việc. Các giáo viên tổ chức dạy học từ ngày 2/10, đến nay mỗi môn mới dạy được 2 buổi. Hiện, đang chờ xin ý kiến các cấp về việc tổ chức hội đồng kỷ luật”, ông Mười nói.
Tiêm vắc xin cho trẻ 12 - 17 tuổi, trường học sắp mở cửa
Việc dạy, học trực tuyến cũng có một số chuyển động đáng chú ý trong tuần qua.
Ngày 15/10, tại TP.HCM – địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, UBND TP.HCM đã đồng ý cho học sinh xã đảo Thạnh An đến trường. Dự kiến từ 22/10, TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị Sở GD-ĐT và Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị vừa rút kinh nghiệm để có đánh giá và làm cơ sở đề xuất từng bước mở cửa lại các trường học đối với các địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh.
Đà Nẵng cũng sẽ thí điểm cho học sinh đi học trực tiếp từ 18/10. Theo đó, học sinh phổ thông trên địa bàn xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) đi học từ ngày 18/10. Với các cấp học khác trên địa bàn Đà Nẵng dự kiến đi học lại từ ngày 1/11.
Trong khi đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học tiếp tục thực hiện dạy và học bằng hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Ngoài ra, các trường cũng cần chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại.
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10. Đồng thời, giao Bộ Y tế khẩn trương xây dựng lộ trình tiêm cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, có thể sẽ hoàn thành tiêm 2 mũi cho 95% trẻ 12 - 17 tuổi ngay trong quý IV năm nay.
Còn tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội với lãnh đạo TP ngày 14/10, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất Hà Nội nên xem xét việc cho học sinh đi học trở lại sau khi đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, trước mắt có thể cho học sinh khu vực ngoại thành trở lại trước.
Còn trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết khoảng đầu tuần tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành hướng dẫn cho học sinh trở lại trường và hướng dẫn xây dựng môi trường học tập an toàn trong tình hình mới.
Phương Chitổng hợp

Cổng trường sập đè trẻ mầm non tử vong vừa đưa vào sử dụng 2 năm
Liên quan đến vụ sập cổng trường khiến trẻ mầm non tử vong, ngày 16/10, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, Phòng đang yêu cầu các trường học trên địa bàn rà soát lại cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn cho trẻ.
" alt=""/>Học sinh tử vong trong khi học, giáo viên dạy thêm online
Khi làm hợp đồng chuyển nhượng QSD đất công chứng năm 2012 (chưa đăng ký tại VP đăng ký QSD đất) thì không liệt kê nhà và đồ dùng sinh hoạt mà chỉ ghi là chuyển nhượng QSD đất thôi. Vậy các tài sản trên đất thì xử lý thế nào ạ. |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Về thời gian thực hiện đăng ký đất đai.
Theo thông tin bạn cung cấp, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B được thực hiện từ năm 2012. Do đó, các văn bản pháp luật được áp dụng là Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn. Hiện nay bạn vẫn chưa sang tên quyền sử dụng đất.Theo quy định tại Khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai:
“Điều 146. Hợp đồng về quyền sử dụng đất
4. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.”
Căn cứ quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bạn đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên theo đúng quy định pháp luật. Do đó trường hợp của bạn đã quá thời hạn theo quy định và trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai.
Về mức phạt: tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các điểm a, b, h, i k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định”.
Như vậy, Mức phạt trong trường hợp của bạn sẽ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thứ hai: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà
Khi công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và văn bản hướng dẫn. Cụ thể:
Luật Đất Đai 2013 tại Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Luật Nhà ở 2014 tại Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy, khi ông A yêu cầu công chứng thì công chứng viên căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phần nhà ở nếu chưa đăng ký quyền sở hữu nên không làm được thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Trường hợp bạn đưa ra nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở thì các tài sản trên đất vẫn thuộc quyền sở hữu của ông B. Ông B có thể thực hiện theo các cách sau:
Cách 1: Thương lượng, thỏa thuận với người mua về việc mua bán ngôi nhà đó. Theo đó, bên mua có thể sẽ thanh toán một số tiền hợp lý theo hai bên thỏa thuận để mua lại ngôi nhà đó.
- Cách 2: Trường hợp người mua không chịu mua căn nhà đó thì theo quy định của pháp luật, đồng thời với việc người mua đăng ký quyền sử dụng đất thì ông B có thể làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà trên đất đó.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
" alt=""/>Chuyển nhượng QSD đất nhưng không chuyển nhượng nhà thì giải quyết thế nào?