Nghĩa trang này ngăn cách với bên ngoài bằng bức tường bao quanh, cao 5m. Ban ngày, bà Hương mở cổng cho thân nhân người đã khuất vào thăm mộ. Ban đêm, bà đóng cổng lại để giữ yên bình cho gia đình mình và hàng ngàn phần mộ.
![]() |
Ngoài cổng, cháu dâu bà Hương dựng bàn ghế bán nước uống, đồ ăn vặt cho người qua đường, thân nhân người mất đến thăm mộ. Ảnh: T.A. |
Giọng chậm rãi, bà Hương kể về lý do gia đình bà được cất nhà ngay giữa nghĩa trang. ‘Đất nghĩa trang này do hai hội Kiến An và Ngọc Lữ hùn tiền với nhau mua từ năm 1969, giá 1,9 triệu đồng. Sau đó, họ đưa người thân mất đến chôn. Họ sợ người mất lạnh lẽo nên muốn có ai đó vào xây nhà ở cho có người ra vào. Vợ chồng tôi được chọn vì hay đến nhổ cỏ, lau rửa các phần mộ. Tôi ở đây từ năm 1969 đến giờ’.
Sống giữa không gian âm u của người chết nhưng 50 năm qua, cả gia đình bà Hương thấy như đang sống giữa khu dân cư sầm uất. Bà quan niệm, sống bên người chết cũng như sống bên người sống. Đã là hàng xóm của nhau, mình sống sạch sẽ, không quậy phá thì không ai làm gì được mình.
‘Nhà tôi cũng có điện nước sạch để dùng. Các ngày lễ Tết, bạn bè, người thân của tôi và các con đến nhà chơi. Khi nhà có tiệc, tôi cũng thuê rạp về dựng làm nơi đãi khách’, cụ bà sinh năm 1940 nói.
![]() |
Căn nhà cấp bốn của bà Hương được bao phủ bởi cây xanh, tứ phía là mộ người mất. Ảnh: T.A. |
Chỉ riêng phần nước rửa mộ là hơi khó cho bà một chút. Do đất ở nghĩa trang thấp hơn, bà phải xin đặt giếng khoan ở một nhà trong khu dân cư, dùng 4-5 bình lớn chứa nước. 3-4 ngày bà bơm nước một lần.
‘Lau rửa mộ hơi tốn nước, tôi dùng nước giếng khoan cho tiết kiệm. Khoan giếng ở ngay đây không được’, bà Hương giải thích.
Cụ bà cho biết, trước đây, nghĩa địa này không có tường bao quanh như bây giờ. Các con nghiện vào hút chích thường xuyên, những người vô gia cư, hành nghề trộm cắp, cướp giật hay vào nghĩa trang trải chiếu, đắp chăn nằm ngủ. Cả nhà bà chỉ biết bảo nhau, vô tình gặp họ thì nên vô nhà đóng cửa lại hoặc vờ như không biết gì. Khi họ rời đi thì ra thu dọn kim tiêm, rác thải, lau chùi mộ rồi thắp hương xin lỗi người mất.
‘Mấy người đó họ hung hăng, không kiểm soát được tính khí, tốt nhất mình đừng làm họ giận’, cụ bà có thâm niên 50 năm làm nghề trông mộ nói.
![]() |
Bà Hương cho biết, bà sẽ sống ở nghĩa trang này đến khi nó giải tỏa, vì nơi đây đã gắn bó với cả tuổi thanh xuân của bà. Ảnh: T.A. |
Bà cho biết, vợ chồng bà có bốn người con. Có ba người làm giáo viên, sau khi lập gia đình họ ra ngoài mua nhà ở. Anh Đặng Hùng Anh là con cả, bỏ học giữa chừng, công việc không ổn định. Khi lấy vợ, sinh con, anh xây nhà sát nhà mẹ ở.
Hiện cả gia đình bà Hương có 8 người, gồm bà, vợ chồng con trai, vợ chồng cháu trai và ba cháu nội sống trong hai căn nhà cấp bốn giữa nghĩa trang. Ngoài mưu sinh bằng các nghề buôn bán, phục vụ quán ăn, thợ hồ… cả 8 người họ thay phiên nhau trông giữ nghĩa trang.
![]() |
Ngôi nhà là nơi sinh hoạt chung của bà Hương và gia đình con trai. Đây cũng là nơi tiếp khách của gia đình bà. Ảnh: T.A. |
Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, con dâu bà Hương cho biết, hiện nghĩa trang đã có tường bao nên công việc ‘bảo vệ’ người chết của cả nhà khá nhẹ nhàng. Các ngày thường, người nào ở nhà, có thân nhân người mất đến thì ‘tiếp’. Dịp Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh cả gia đình chị tập trung dọn mộ, hương khói cho người mất.
‘Ngày mới về nhà mẹ làm dâu, tôi khá sợ, ban đêm không dám ra ngoài. Còn bây giờ, giữa 12 giờ đêm, ra ngoài một mình, tôi thấy bình thường’, chị Vân nói.
Bà Hương cho biết, tới đây, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ sẽ phải giải tỏa, hai căn nhà của mẹ con bà cũng phải đập bỏ. ‘Vừa rồi, bên địa chính phường họ đến đo đất. Họ nói, khi nghĩa trang này giải tỏa, mẹ con tôi sẽ được đền bù. Đến khi nào chính quyền có kế hoạch di dời thì tính. Còn bây giờ, mẹ con tôi vẫn phải làm hết trách nhiệm với những người đã khuất đang nằm trong đây’, cụ bà nói.
![]() |
Chị Thanh Vân - con dâu bà Hương cho biết, chị đã có hơn 30 năm sống cùng nhà chồng ở nghĩa trang. Ảnh: T.A. |
Ông Phạm Văn Lành, Chủ tịch UBND phường Bình Trưng Đông cho biết, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lữ là một trong bốn nghĩa trang lớn của phường. Tới đây, nghĩa trang này sẽ được giải tỏa để xây dựng các công trình công ích.
Ông Lành cũng cho biết, trước đây, nghĩa trang này thường có các tệ nạn xã hội như: người nghiện vào hút chích, những người làm việc nhạy cảm vào ẩn nấp. Khoảng 3-4 năm nay, các tệ nạn đã không còn nữa, một phần do gia đình bà Hương xây tường bao quanh, một phần phường có các chốt chặn để giám sát, theo dõi, xử phạt các đối tượng nên các tệ nạn giảm hẳn.
Vào dịp Thanh minh, việc bốc mộ diễn ra liên tục, mùi tử thi xộc vào nhà, bà Hà không ăn nổi cơm.
" alt=""/>Ngôi nhà khó ở nhất Sài Gòn, ra khỏi cửa thấy 1200 người đã khuất![]() |
Nam Phương hoàng hậu (ảnh tư liệu). |
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Gò Công nay thuộc thị xã Gò Công (Tiền Giang). Cha bà, cụ Nguyễn Hữu Hào một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà, cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Bà mang quốc tịch Pháp và có tên Pháp là Jeanne Mariette Thérèse. Bà cùng người chị ruột sống tại Sài Gòn cho đến năm 12 tuổi thì sang Pháp theo học tại ngôi trường nữ danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris.
Sau 6 năm theo học bậc trung học, năm 1932 bà đậu tú tài toàn phần rồi trở về nước trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại qua Pháp cũng trở về trên chuyến tàu này. Có tài liệu ghi lại bà và vua Bảo Đại có gặp nhau trên tàu nhưng cũng có tài liệu nói họ không hề gặp nhau.
![]() |
Hoàng hậu Nam Phương thuở là nữ sinh. Ảnh tư liệu. |
Trong một lần đi nghỉ cùng cậu là ông Lê Phát An tại Đà Lạt, bà nhận được giấy mời từ ông Darle, Đốc Lý (tương đương Thị Trưởng) thành phố Đà Lạt mời hai cậu cháu đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace.
Bà không muốn dự. Người cậu phải năn nỉ và thuyết phục bà đến chào nhà vua một chút rồi về. Nể lời cậu, bà trang điểm sơ sài miễn cưỡng đi và chỉ mặc chiếc áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Nhưng không ngờ, chính sự giản dị, mộc mạc đó đã làm cho trái tim nhà vua thổn thức để đến một ngày nhà vua chính thức cầu hôn bà.
Sau này, trong cuốn hồi ký 'Con rồng Việt Nam', Bảo Đại có nhắc lại: 'Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương'.
![]() |
Bảo Đại trên ngai vua. Ảnh tư liệu. |
Điều kiện cưới khắc nghiệt của hoàng hậu Nam Phương
Nhận được lời cầu hôn từ nhà vua, gia đình bà Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý có điều kiện.
Đòi hỏi của nhà gái, Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới. Điều này đã làm cho các quan trong triều không hài lòng bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ mới có 2 trường hợp được phong hoàng hậu khi còn sống.
Thêm vào đó - một điều kiện khác - bà Lan được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo.
Bảo đại bất chấp tất cả để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt.
Vua đã từ chối cuộc hôn nhân do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn cho. Người được mẹ chọn cho vua là con của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên) đã chuẩn bị mọi thứ để tiến cung.
Thái hậu Từ Cung rất buồn khi ý định của mình bị nhà vua bác bỏ. Cả triều đình như đang dậy sóng.
Thế nhưng, mọi toan tính đều thất bại trước sự kiên quyết của Bảo Đại. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời.
Ngày 20/3/1934 hôn lễ được cử hành tại Huế. Bốn ngày sau, lễ tấn phong hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương hoàng hậu.
Ở cương vị hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Không ở trong thâm cung như các hoàng hậu cung phi khác, với tư cách đệ nhất phu nhân, bà được giao làm các công việc xã hội, khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Sau nhiều năm chung sống, bà có với vua Bảo Đại 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa.
(Còn tiếp)
Đo áo dài từ vị trí cách xa cả chục mét nhưng sau khi dâng lên vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương bộ sắc phục, ai cũng bất ngờ vì bộ áo dài được may vừa vặn, đẹp đến từng chi tiết.
" alt=""/>Nam Phương hoàng hậu, người khiến vua Bảo Đại bất chấp tất cả để yêuTôi quen Hoàng- chồng tôi bây giờ qua lời giới thiệu của một người họ hàng. Anh hơn tôi 4 tuổi, công việc ổn định và là người khá nghiêm túc, đứng đắn trong suy nghĩ. Hoàng cũng được mọi người khen là “ngoan”, không cờ bạc, rượu chè.
Vì cả hai đều đã “quá tuổi” nên chúng tôi quen biết, yêu đương đến khi cưới chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 3 tháng! Lúc đó, chúng tôi cũng chỉ mới ôm hôn chứ chưa từng vượt rào.
![]() |
Đêm tân hôn, khi thấy tôi không còn trinh bạch, anh chỉ thốt lên: “Cô!” rồi cũng mau chóng cho qua. Có lẽ anh cũng hiểu, tôi đã 30 tuổi, chẳng lẽ chưa từng yêu ai, chẳng lẽ vẫn phải cố chờ đến đêm tân hôn.
Sau khi cưới, tôi cũng như hai bên gia đình, đều mong mỏi sẽ sớm có bầu, sinh con nhưng chồng tôi cứ bình chân như vại. Anh có quy định rõ ràng với tôi trước khi làm chuyện ấy. Anh nói với tôi rằng nếu tôi muốn gần gũi với anh thì phải đặt lịch trước. “Anh đi làm rất bận rộn, áp lực, mệt mỏi, không thể phục vụ em được. Thôi thì thống nhất thế này, chúng ta sẽ chỉ quan hệ vào ngày nghỉ, còn ngày bình thường thì không. Em đừng có kiểu chèo kéo anh vào giữa trưa hay nửa đêm, anh rất khó chịu. Hơn nữa, trong những ngày nghỉ, em cũng phải nhắn trước từ sáng để anh chuẩn bị vì có khi anh bận đi uống nước với bạn bè, đối tác”, chồng tôi nói.
Vậy là từ đó, chuyện ấy của chúng tôi diễn ra theo cơ chế “xin-cho”. Nếu tôi muốn gần gũi, tôi phải nhắn tin “xin” anh từ sáng hôm trước. Nếu anh đồng ý thì đến tối, tôi mới được gần gũi chồng. Thời gian quan hệ anh cũng quy định là không kéo dài quá 30 phút. Tôi yêu chồng nên khi có hai vợ chồng, tôi cũng muốn gần gũi, động chạm, âu yếm chồng. Nhưng anh ấy đều gạt đi và nói tôi làm như thế là không nghiêm túc, đứng đắn. Anh nói do chúng tôi sống chung trong một gia đình 4 thế hệ nên 2 vợ chồng cần hạn chế ôm ấp, gần gũi nhau kẻo lỡ người nhà nhìn thấy sẽ không hay.
“Nhà mình có bao nhiêu người, em làm như thế mà không biết xấu hổ hay sao? Muốn để cụ nội, ông bà nhìn thấy rồi đánh giá hay sao? Hay trước kia em yêu đương, ôm ấp, động chạm đàn ông quen rồi nên giờ lại áp dụng sang với anh?”, câu nói của chồng làm tôi suýt khóc.
Sống chung trong gia đình 4 thế hệ, mỗi người một ý, mâu thuẫn xảy ra từ những nếp sinh hoạt rất nhỏ trong nhà. Mỗi lần thấy mẹ chồng phàn nàn, chồng tôi chưa cần suy xét gì đã bênh mẹ chồng tôi chằm chặp. Anh giận dỗi, cấm vận luôn chuyện ấy để ép tôi vâng lời bà và mẹ của mình. Có lần anh cấm vận tôi, không cho tôi chạm vào người khiến tôi phải “vạ vật” suốt gần 1 tháng trời.
Tôi phải ngọt nhạt, nịnh nọt, lấy lòng cả nhà chồng suốt cả tuần thì mới được chồng “xóa lệnh cấm vận”. Mà mỗi lúc ân ái, anh cũng chỉ “thả” cho tôi được vài phút làm tôi nhớ đến những tháng ngày cuồng say bên những người yêu cũ đến cháy lòng.
Tôi lấy chồng đến nay đã được nửa năm mà giờ vẫn chưa có bầu. Họ hàng, người quen đều hỏi thăm nhưng chồng tôi như vậy, bảo để bầu bí cũng khó. Tôi thật hối hận vì trước khi cưới chẳng “thử” trước để biết được “lòng” chàng. Nếu biết chồng tôi nhạt nhẽo, khô cứng chuyện ái ân đến vậy, chắc có “các vàng” tôi cũng chẳng dám bước chân lên xe hoa. Giờ tôi chán nản và hụt hẫng quá. Làm sao để thay đổi người chồng nhạt nhẽo, cứng nhắc của tôi đây?
Tôi cứ nghĩ mình là một người đàn ông hoàn hảo cho đến một ngày tôi phát hiện ra mình còn khốn nạn hơn những gã ngoại tình ngoài kia.
" alt=""/>Tâm sự, vợ chết lặng trước thái độ của chồng mỗi khi gần gũi