Bộ GD-ĐT cho hay, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).
Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.
Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.
Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế mới dự kiến quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).
Công thức tính cụ thể như sau:
Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, và 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.
Giải thích thêm về dự kiến này, Bộ GD-ĐT cho hay, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.
“Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế” - Bộ GD-ĐT thông tin.
Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong vòng 2 năm kể từ khi tốt nghiệp THPT
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quy chế Tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế sẽ quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Từ năm 2023, các trường sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh riêng
Theo dự thảo Quy chế Tuyển sinh mới, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án.
Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Thanh Hùng
Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan khen ngợi bản lĩnh của Việt Nam, ngay cả khi chỉ còn 10 người trên sân.
"Việt Nam chỉ với 10 người trong hiệp một vẫn thể hiện phong độ tốt, tấn công khiến Malaysia phải nhận thẻ đỏ trong hiệp hai.
Chiến thắng 3-0 đưa "Những chiến binh sao vàng" vươn lên dẫn đầu bảng B AFF Cup 2022với 6 điểm trọn vẹn.
Đội tuyển Việt Nam ghi được 9 bàn thắng và vẫn đang duy trì thành tích giữ sạch lưới. Ở lượt tiếp theo, đội có cuộc so tài với Singapore".
Siam Sport cũng viết trọng tài Sato chính xác khi áp dụng điều 12.4 trong luật bóng đá của IFAB khi thổi phạt đền với Malaysia.
"Hậu vệ Malaysia phạm lỗi ngoài sân khi bóng đang trong cuộc. Vị trí phạm lỗi gần với đường biên ngang và điểm đá phạt trong vòng cấm địa. Điều này có nghĩa là Việt Nam được hưởng quả phạt đền chính xác".
Báo SMM Sport cũng dành lời khen cho màn trình diễn của Việt Nam trước Malaysiatrên sân Mỹ Đình.
"Sắc đỏ tưng bừng! Việt Nam hạ gục Malaysia với tỷ số 3-0 để chiếm ngôi đầu bảng B AFF Cup 2022".
"Tiến Linh, Quế Ngọc Hải và Hoàng Đức thay nhau mang về bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam", SMM Sport tiếp tục.
"Trong trận đấu mà mỗi bên nhận 1 thẻ đỏ, Việt Nam hoàn toàn vượt trội về mọi mặt. HLV Park Hang Seo cũng áp đảo so với đối thủ đồng hương".
Thái Lan cũng như Indonesia đều rất quan tâm đến Việt Nam, đội gần như chắc chắn bước vào bán kết AFF Cup 2022 với ngôi đầu bảng B.
Xem ngay lịch thi đấu AFF CUP 2022 mới nhất tại đây!
Cựu trung vệ tuyển Việt Nam được bộ phận y tế đưa ra khỏi sân trên cáng cứu thương. Sau khi kiểm tra ở bệnh viện, Đình Trọng được xác định đứt dây chằng đầu gối phải, tổn thương sụn chêm và phải nghỉ thi đấu ít nhất 8 tháng.
Như vậy,Đình Trọng nhiều khả năng phải nghỉ hết mùa giải 2023 bởi V-League năm nay chỉ diễn ra trong 8 tháng giống mùa giải 2020, trong đó các đội thi đấu vòng tròn một lượt ở giai đoạn đoạn một nhằm phân thành hai nhóm đua vô địch và trụ hạng ở giai đoạn hai.
Trước mắt, CLB Bình Định không đăng ký Đình Trọng vào danh sách đăng ký thi đấu để nhường suất cho một cầu thủ khác. Tùy vào tình hình bình phục của trung vệ sinh năm 1997, đội bóng đất Võ sẽ trở lại vào khoảng tháng 9 năm nay.
Đình Trọng có tiền sử chấn thương đứt dây chằng chéo gối trái. Sau cuộc phẫu thuật tại Singapore hồi năm 2019 đến nay, cầu thủ người Đa Tốn (Gia Lâm) vẫn chưa tìm lại phong độ nên anh không được HLV Park Hang Seo gọi lại tuyển Việt Nam.
" alt=""/>Đình Trọng chấn thương nặng, nghỉ hết mùa giải 2023