, chị Phạm Thị Nga (SN 1985, trú xóm 13A, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) có hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo. Cả hai đều bệnh tật, khả năng chạy chữa không có khiến cậu con trai đang học lớp 6 có nguy cơ phải bỏ học.</p><table class=)
 |
Gia đình anh Tú, chị Nga có hoàn cảnh hết sức éo le |
Nhiều năm nay, anh Tú mắc chứng thoát vị địa đệm. Do không có điều kiện đi bệnh viện chữa trị, tình trạng ngày một nặng thêm dẫn đến biến chứng teo hai chân, mất khả năng lao động. Hiện anh Tú chỉ ngồi một chỗ, thần trí không còn tỉnh táo, nhanh nhẹn.
Chồng không còn khả năng lao động, con trai đang độ tuổi ăn học, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị Phạm Thị Nga (SN 1985). Một mình chị vất vả lo toan, gồng gánh chăm chồng, nuôi con. Bất ngờ cách đây 2 năm, chị phát hiện bị u màng não. Từ thời điểm đó, gia đình bắt đầu lâm vào cảnh túng thiếu. Số nợ vay mượn thuốc thang cho chồng chưa trả được nên khi đến lượt chị đổ bệnh thì không còn khả năng chữa trị nữa.
Khối u mỗi ngày một lớn, chèn ép kéo lệch cả khuôn mặt nhưng chị Nga vẫn gắng chịu. Ai thuê gì chị vẫn nhận làm, từ đào đất, gánh gạch, tuốt lá mía, làm cỏ.. để trang trải sinh hoạt cho cả nhà.
 |
Anh Tú bị thoát vị địa đệm biến chứng teo hai chân, mất khả năng lao động |
Chỉ đến khi được mọi người giúp đỡ, chị mới có điều kiện đi khám ở bệnh viện tuyến trung ương. Tại đây, bác sĩ nói nếu phẫu thuật, chị sẽ có nguy cơ bị liệt nửa người, khuyên chị điều trị bằng cách uống thuốc đầy đủ hàng tháng.
Thế nhưng lúc này, điều kiện gia đình chị Nga đã hết sức khó khăn. Cả hai vợ chồng đều nằm một chỗ, người thân bạn bè giúp thì mới có tiền mua thuốc. Lúc nào không có thuốc đều đặn thì bệnh tình lại nặng thêm.
"Vợ chồng tôi đau mấy cũng gắng chịu được, chỉ thương đứa con nhỏ mà đã chịu thiệt thòi. Giờ tôi chỉ sợ trở thành gánh nặng của con, rồi cháu không được học hành đến nơi đến chốn", chị Nga nức nở.
Được biết, gia đình anh Tú, chị Nga thuộc vào diện khó khăn ở địa phương. Tuy còn nhiều thiếu thốn, vất vả nhưng anh chị luôn động viên, tạo điều kiện cho con trai Trần Văn Huy có điều kiện học hành. Huy rất ngoan, thương bố mẹ. Dù 13 tuổi nhưng em chỉ nhỏ như mới lên 8. Ở nhà, ngoài phụ mẹ việc nhà, Huy còn chăm sóc bố. Nay bố mẹ cùng đau ốm, em chịu khó làm hết việc nhà để mẹ khỏi phiền lòng.
 |
Thương bố mẹ bệnh tật, em Huy luôn chăm ngoan, lo toan việc gia đình. Ảnh: Trang Sang |
“Cháu ước lúc này có thật nhiều tiền để mua thuốc cho bố mẹ. Giờ cháu chỉ giúp được bố mẹ việc nhà thôi ạ. Mong các cô, các bác giúp đỡ bố mẹ cháu với!", Huy khóc nấc.
Hiện tại, mỗi tháng vợ chồng chị Nga cần 4 triệu đồng tiền thuốc, có tháng được mọi người giúp đỡ thì mua đủ thuốc, có tháng không. Điều khiến anh chị lo ngại nhất lúc này là tương lai của cậu con trai. Huy mới học lớp 6, con đường đến trường vẫn rất dài. Thế nhưng cha mẹ bệnh tật khiến em có nguy cơ phải dừng việc học.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Phạm Thị Nga, xóm 13A, Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. SĐT: 0397917094.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.243(gia đình chị Nga)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt=""/>Bố mẹ đổ bệnh, con trai học lớp 6 bỗng trở thành 'chỗ dựa' duy nhất
10 năm hoàn thành chưa đến 50% mục tiêuDẫn ra số liệu thống kê ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường cho biết, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2. Hiện, tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn, với tổng diện tích khoảng gần 11 triệu m2.
Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đến nay đã hoàn thành đầu tư xây dựng 138 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 57.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng hơn 2,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 173 dự án, quy mô xây dựng khoảng 128 nghìn căn hộ, với tổng diện tích khoảng hơn 6,4 triệu m2.
 |
10 năm phát triển nhà ở xã hội mới hoàn thành chưa đến 50% mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 |
Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp: Đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 111 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 47.000 căn hộ, với tổng diện tích hơn 2,3 triệu m2. Hiện, tiếp tục triển khai 91 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 90.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 4,5 triệu m2.
Đánh giá về nguyên nhân, ông Hưng cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Cụ thể, tại một số địa phương, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở tại các vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng,... dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, do “đói” vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức thấp, khoảng 2.163/9.000 tỉ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 24% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội).
Đồng thời, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí nên nhiều dự án nhà ở xã hội không thể triển khai thực hiện.
Căn hộ bình dân leo giá cả chục triệu lên trung cấp
Đánh giá về thị trường nhà ở và thị trường bất động sản năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết giá bất động sản vẫn tăng. Trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.
Thực tế cho thấy, trên thị trường hiện các dự án có căn hộ bình dân với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có tại các khu vực xa trung tâm và hạ tầng kém phát triển. Tại Hà nội có một số ít dự án nhà ở xã hội với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 mở bán và một số dự án nhà ở thương mại giá thấp.Còn tại TP.HCM hầu như không có dự án có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu/m2.
 |
Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn |
Ở phân khúc căn hộ trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu/m2 đến trên 40 triệu/m2), tại Hà Nội đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc trung cấp và có giá bán dao động từ 30 – 40 triệu đồng, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm…. Tại TP.HCM chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn tại thị trường Hà Nội giao động từ khoảng 35 – 45 triệu/m2;
Nhìn nhận về thực tế này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiện căn hộ trung cấp 2 phòng có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25 - 30 triệu đồng/m2 ) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong 2 năm qua.
Trong khi đó, không ít chuyên gia bất động sản cho rằng, vấn đề đau đầu hiện nay là người mua nhà giá rẻ phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân.
Bộ Xây dựng cũng đánh giá lũy kế của sự tăng giá liên tục làm cho giá các loại căn hộ thay đổi đáng kể. Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn.
Điều này có thể thấy loại nhà 25 triệu đồng/m2 dần biến mất khỏi thị trường và phân khúc nhà giá rẻ đang bị đôn lên vùng giá 30 -35 triệu đồng/m2 trở lên cũng không còn xuất hiện trong khu vực nội đô thành phố. Muốn mua được loại nhà này, khách hàng phải chấp nhận di chuyển quãng đường xa hơn khiến người dân có thu nhập thấp, trung bình vẫn loay hoay với bài toán an cư.
Từ thực tế hiện nay, để có nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đại diện Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, sớm bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để cho vay nhà ở xã hội và bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay nhà ở xã hội.
Theo đó, sẽ đề nghị bổ sung khoảng 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và khoảng 2.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.
Về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m 2 , giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m 2 ), Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi: Về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; và cơ chế huy động vốn…
“Việc triển khai các cơ chế chính sách phát triển nhà ở thương mại giá thấp phải được nghiên cứu bài bản nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật về nhà ở và các pháp luật khác liên quan” – Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Hồng Khanh

Náo loạn nhà đất Hà Nội, dự án xanh cỏ cả thập kỷ hét giá 100 triệu/m2
Một số dự án đắp chiếu cả thập kỷ bất ngờ nổi lên với giá tăng gấp 2 -3 lần khiến thị trường quanh khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, có dự án ăn theo trên thị trường thứ cấp cũng tăng vài tỷ đồng mỗi biệt thự.
" alt=""/>Nhà xã hội đói vốn nhà giá rẻ tăng cả chục triệu mỗi m2