HDC-HS350 là chiếc máy quay AVCHD thế hệ mới của Panasonic, máy sở hữu cảm biến 10,6 Megapixel, ổ cứng 240 GB, có thể lưu được 100 giờ video 6 Mb/giây (1.440 x 1.080 pixel) và gần 32 giờ ở chế độ phim HD, chất lượng cao 17 Mb/giây, độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel.
" alt=""/>Máy quay Panasonic 30 giờ phim HDTheo kết luận thanh tra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện không đúng một trong số các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cụ thể, hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải không được tách biệt, nước thải sau hố thu gom và tách rác chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa bên cạnh bể điều hòa...; Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải. Năm 2023, bệnh viện này quan trắc chất lượng nước thải không đúng tần suất giám sát theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Về xử lý chất thải, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại; không báo cáo tổng khối lượng phát sinh chất thải rắn thông thường có thể tái chế năm 2020, 2021; không báo cáo tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2021.
Ngoài ra, theo kết luận, bệnh viện này không báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2020 cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không quan trắc từ 75% các thông số quan trắc, giám sát chất lượng nước ngầm.
Cụ thể, năm 2020, bệnh viện không thực hiện việc quan trắc chất lượng nước dưới đất đối với 25/32 thông số; khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép (năm 2020, 2021) do bệnh viện cung cấp (đến 25/4/2021) thể hiện bệnh viện khai thác vượt lưu lượng được cấp phép (theo giấy phép 650m3/ngày đêm).
Tuy nhiên, các hành vi vi phạm này đã hết thời hiệu xử phạt nên cơ quan Thanh tra không xử phạt.
Với các hành vi vi phạm đã nêu, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 370 triệu đồng đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.
Ngoài quyết định xử phạt, Thanh tra Bộ kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Sở TN&MT giám sát chặt chẽ hoạt động của bệnh viện này; hướng dẫn bệnh viện thực hiện các thủ tục theo quy định trong quá trình khắc phục các tồn tại trên; yêu cầu bệnh viện thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
PGS.BS Vũ Minh Phúc, Nguyên trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, năm 2004, khoa chỉ có một vài nhân sự, máy móc không có gì trong tay. Chị được lãnh đạo bệnh viện thời kỳ bấy giờ "đặt hàng" chăm lo cho trẻ em mắc tim bẩm sinh. Khi đó, mổ tim trẻ em vô cùng khó, chỉ Viện tim TP triển khai nhưng không nhiều.
Năm 2007, ca phẫu thuật tim hở đầu tiên được Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện thành công vào ngày quốc tế thiếu nhi. Sau đó là thông tim can thiệp, phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh, can thiệp điện sinh lý... Ở một khoa phòng chật chội, chứng kiến trẻ nhỏ phải chờ đợi mòn mỏi đến lượt mổ tim, các bác sĩ đã mơ ước về một trung tâm chuyên sâu tim mạch nhi.
“Nếu tăng thêm 1 giường hồi sức sau mổ tim, mỗi năm chúng ta có thể phẫu thuật thêm cho 100 trẻ. Ở Trung tâm tim mạch mới này có thêm 20 giường, so với khu cũ là 5 giường hồi sức, như vậy năng lực mổ có thể gấp 4 lần”, PGS Phúc dẫn chứng.
PGS Vũ Minh Phúc chia sẻ, trẻ mổ tim hiện nay không phải lo lắng về viện phí vì có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế, các quỹ từ thiện, công tác xã hội; nhiều bệnh viện triển khai mổ tim trẻ em. Vấn đề là năng lực, chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu.
“Về giấy tờ, Bệnh viện Nhi đồng 1 sau 15 năm đã hình thành Trung tâm tim mạch, nhưng nếu nói về mong muốn và ý tưởng, thực sự là rất lâu về trước chúng tôi đã mong mỏi”, PGS Phúc nói.
Nhiều người còn nhớ rõ, đêm trước khi thực hiện ca mổ tim hở đầu tiên, cơn mưa đổ xuống khiến căn phòng ngập nước. Các bác sĩ đã được điều động tạt nước, khử khuẩn để ca mổ diễn ra theo đúng kế hoạch. Đó là câu chuyện của quá khứ.
Còn hiện tại, Trung tâm Tim mạch trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 1 gồm các khoa Nội tim mạch, Ngoại tim mạch, Đơn vị thông tim-điện sinh lý, Hồi sức ngoại, Hồi sức tim. Mục tiêu không chỉ là chăm sóc sức khỏe trẻ em tim bẩm sinh, bệnh lý tim mạch của TP.HCM mà của cả nước và ngang tầm khu vực Đông Nam Á.
Chứng kiến sự phát triển và đổi thay này, bà Võ Kim Sa, 78 tuổi, điều dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, đây là hiện thực không ngờ. Bà Sa nghỉ hưu gần 20 năm trước, nhưng vẫn tiếp tục ở lại làm việc, tận hiến với nghề.
“Ngày hôm nay, ai cũng vui. Mỗi thời có một điều kiện khác nhau, bệnh viện khó khăn lắm nhưng bác sĩ, nhân viên y tế đều thương yêu bệnh nhi. Mình cứ nghĩ các bé là con cháu mình và tận tình chăm sóc. Khi Trung tâm khang trang như thế này, nhân viên y tế sẽ có điều kiện để phát triển, bệnh nhi được chăm sóc trong điều kiện tốt hơn. Tôi bồi hồi lắm!”, điều dưỡng Kim Sa chia sẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh viện đã phẫu thuật tim cho hơn 5.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hơn 8.000 trẻ được thông tim can thiệp. Khi chương trình mổ tim kín ra đời, tỷ lệ tử vong vì tim bẩm sinh đã hạ từ 7,7% xuống còn 2,95%. Với chương trình phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp, tỷ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh kể từ năm 2018 chỉ còn dưới 1%.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng khẳng định, ngoài kế thừa các kỹ thuật hiện có, Trung tâm tim mạch sẽ tiến tới giải quyết hết tất cả các bệnh lý tim phức tạp nhất. Đặc biệt, sẽ triển khai thành công kỹ thuật ghép tim trẻ em trong thời gian tới.
Công trình này nhận được sự quan tâm đặc biệt sâu sát của lãnh đạo UBND TP.HCM các thời kỳ. Trong đó, ông Lê Hòa Bình- nguyên Phó Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp Bệnh viện từ những ngày đầu xây dựng với mong muốn thấy công trình sớm đi vào phục vụ bệnh nhi. Ông Lê Hòa Bình qua đời trong một tai nạn giao thông vào tháng 3/2022.
Trước đó, năm 2016, Hội đồng nhân dân TP. HCM đã phê duyệt chủ trương xây mới 3 khối nhà tại bệnh viện bằng kinh phí từ nguồn ngân sách của thành phố gồm Trung tâm Tim mạch trẻ em, Trung tâm Ngoại khoa và Trung tâm Sơ sinh. Tháng 4/ 2022 vừa qua, chủ trương xây mới Trung tâm Bệnh lý nhiệt đới cũng đã được phê duyệt.
Đến cuối năm 2019, cả 3 khối nhà bắt đầu khởi công xây dựng và thi công xuyên suốt cả trong mùa dịch Covid-19 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/6/2022.
Linh Giao
Ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Định cho biết, thời gian qua, ứng dụng chuyển đổi số đã đem lại những kết quả tích cực.
- Sở KH&CN đánh giá, đâu là điểm nổi bật trong quá trình chuyển đổi số của đơn vị thời gian qua?
Chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt thực hiện các nhiệm vụ KH&CN tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu, có khả năng bứt phá trong thời gian tới.
Tôi nêu ra một vài ví dụ cụ thể như, nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhận diện, cảnh báo một số loại sâu, bệnh hại lúa trên địa bàn tỉnh Bình Định; ứng dụng AI trong tự động chuyển đổi văn bản chữ viết tiếng Việt sang phát thanh tiếng Bana Kriêm (giúp đồng bào Ba Na Kriêm tại địa phương tiếp cận chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước và các thông tin thời sự hàng ngày).
Ngoài ra, Sở cũng xây dựng hệ thống tham quan ảo phục vụ hoạt động phổ biến kiến thức khoa học tại Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo….
Về quản trị công, khi chúng tôi sử dụng hệ thống Văn phòng điện tử trong xử lý công việc, hầu như không sử dụng văn bản giấy. Hiện nay, việc giao dịch với các cơ quan Thuế, Kho bạc, BHXH cũng sử dụng chữ ký điện tử, trực tuyến, rất thuận tiện.
Khi tiến hành số hoá, các hồ sơ, tài liệu có thể tìm kiếm dễ dàng, đảm bảo an toàn thông tin. Nhờ đó, việc điều hành của lãnh đạo đơn vị thuận tiện hơn thông qua các hệ thống phần mềm điện tử.
Phía lãnh đạo Sở cũng quan tâm, tạo điều kiện cho công chức, viên chức và người lao động tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ năng trong chuyển đổi số. Chúng tôi khuyến khích nhân sự phát triển, ứng dụng các sáng kiến về lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn, ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu, cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh như AI, chuỗi khối (Blockchain).
Với chuyển đổi số, thời gian qua, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Sở về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công việc được nâng cao; hệ thống phần mềm quản lý ngành trong điều hành hoạt động được hoàn thiện; chỉ số xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của Sở KH&CN đã được nâng cao.
Có thể nói rằng, ứng dụng chuyển đổi số đã đem lại những kết quả tích cực.
- Với những kết quả như vậy, Sở KH&CN sẽ thực hiện các các công việc gì trong thời gian tới để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chuyển đổi?
Ngày 13/11 vừa qua, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Sở KH&CN đã được thành lập. Trước mắt, chúng tôi tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh về đẩy mạnh chuyển đổi số. Hiện, đã có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch Chuyển đổi số của ngành khoa học và công nghệ tỉnh năm 2023…
Sở đang tăng cường triển khai xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh. Chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) xây dựng hệ thống bán vé điện tử phục vụ tại Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo; Phối hợp với Công ty TNHH Sáng tạo TMA xây dựng hệ thống tham quan ảo phục vụ du khách từ xa thông qua các nền tảng số tại Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, Khu đô thị Khoa học và giáo dục Quy Hòa (TP.Quy Nhơn) đã được quy hoạch gồm 3 phân khu: Khu hội tụ khoa học (Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, viện nghiên cứu, trường kỹ sư chất lượng cao...); Khu công viên khoa học và trung tâm phần mềm (gồm các hoạt động vui chơi khoa học, nhà mô hình vũ trụ, nhà nghiên cứu phần mềm...); Khu tái định cư và biệt thự nghỉ dưỡng của các chuyên gia.
Tỉnh đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện trình Trung ương cho thí điểm đề án phát triển Khu Đô thị khoa học Quy Hòa đến năm 2025, tầm nhìn 2035 với định hướng phát triển Quy Nhơn thành một thành phố khoa học hàng đầu Việt Nam.
Địa phương đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu 1/2000 Khu đô thị Khoa học và giáo dục Quy Hòa; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500 Tổ hợp Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ FPT Software.
Chúng tôi có dự án Công viên sáng tạo TMA của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định đầu tư xây dựng bao gồm xưởng sản xuất phần mềm kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu về công nghệ - kỹ thuật mới, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/máy học, ứng dụng IoT (internet vạn vật).
Dự án Tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ FPT software do Công ty TNHH Phần mềm FPT đầu tư đã khởi công xây dựng tại Khu đô thị khoa học Quy Hòa.
- Có thể thấy, tỉnh đang có định hướng đẩy mạnh phát triển công cao và chuyển đổi số, nhằm thu hút các nhà đầu tư?
Bình Định có nhiều lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý để phát triển công nghệ cao so với nhiều địa phương khác. Rõ ràng, đây là tiền để tốt để các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn quan tâm. Chúng tôi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế, xã hội, hạ tầng.
Bình Định - Quy Nhơn đang thu hút nhiều công ty công nghệ, những nhà đầu tư lớn, trong đó có các dự án của Công ty TMA Bình Định; Trung tâm công nghệ AI do Tập đoàn FPT đầu tư tại khu Long Vân Bình Định.
Nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, cũng như đào tạo nguồn nhân lực, Bình Định có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Về phần mình, Sở KH&CN đã ban hành Kế hoạch Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, chú trọng thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp KH&CN đầu tư vào tỉnh.
Chúng tôi đẩy mạnh thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị về phát triển doanh nghiệp KH&CN và đổi mới công nghệ. Sở chức năng cũng hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng KH&CN; thực hiện chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp hình thành, phát triển doanh nghiệp KH&CN.
Tỉnh luôn tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của địa phương, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các doanh nghiệp công nghệ cao.
Hiện, Công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định là một phần của Khu đô thị Khoa học và giáo dục Quy Hòa đã được Chính phủ phê duyệt Đề án kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông tham gia thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung. Như vậy, các doanh nghiệp công nghệ thông tin khi đầu tư tại Công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định sẽ được hưởng các chính sách, ưu đãi áp dụng đối với khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật.
Trần Chung - Diễm Phúc
" alt=""/>Bình Định muốn 'hút' công ty công nghệ nhờ tận dụng chuyển đổi số