HAGL... căngSau vài mùa giải lên chơi ở V-League, tưởng chừng các cầu thủ HAGL đã trưởng thành để hướng đến mùa giải 2019 với mục tiêu cao như ban đầu đã đặt ra trong buổi lễ ký kết hợp đồng với nhà tài trợ mới.
Thế nhưng HAGL với hàng loạt điểm yếu cố hữu của mình đã không thể làm được điều đó. Thậm chí vào lúc này tình cảnh của đội bóng nhà bầu Đức thực sự “căng” khi đang tụt dần xuống nhóm cầm đèn đỏ sau trận thua trước Viettel trên sân nhà ở vòng 20 Wake up 247 V-League.
 |
Văn Toàn và các đồng đội đang khiến... |
Với tình cảnh như hiện tại, 6 vòng đấu còn lại ở V-League rõ ràng không hề đơn giản với đội bóng nhà bầu Đức, khi nhiều khả năng sẽ phải chơi tới 2/3 trận đấu tại Pleiku như trận chung kết với các đối thủ Hải Phòng và Khánh Hoà chưa kể các trận khác cũng căng chẳng kém.
Những gì đang diễn ra khiến nhiều người nhớ đến tình cảnh HAGL ở mùa giải 2015, khi phải tới tận những trận đấu cuối cùng đoàn quân phố Núi mới thoát khỏi nỗi ám ảnh xuống hạng bằng chiến thắng trước Đồng Nai ở sân khách.
... để ông Park... sốt ruột
Trên lý thuyết, người sốt ruột nhất với kết quả của HAGL xem chừng phải là HLV Lee Tae Hoon hay bầu Đức mới đúng. Thế nhưng, vào lúc này có lẽ ông Park mới là người lo lắng nhất.
HAGL xuống hạng không phải là điều mà HLV Park Hang Seo quan tâm, nhưng nếu như đội bóng này không thể thoát hiểm sớm thì đây là vấn đề lớn đối với chiến lược gia người Hàn Quốc. Bởi một lẽ, đội bóng phố Núi đang chiếm tới 1/3 danh sách tuyển Việt Nam dưới thời ông Park.
 |
HLV Park Hang Seo phải lo lắng thực sự |
Ông Park lo là có lý do, bởi nếu như vào lúc này HAGL đã thảnh thơi trụ hạng thì những Văn Toàn, Xuân Trường, Tuấn Anh... chắc chắn sẽ thoải mái hơn và không quá mất sức ở những trận đấu còn lại tại V-League, đồng thời đảm bảo được chuyên môn tốt nhất lên phục vụ tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup.
Nhưng tình cảnh của HAGL lúc này thì không cần phải nói nhiều, đúng hơn các học trò của HLV Park Hang Seo sẽ phải dồn toàn lực lẫn tinh thần để kéo đội nhà đi lên khi tấm vé đá play-off hay xuống hạng đang đến rất gần.
Càng đáng phải lo, bởi vòng loại World Cup bắt đầu từ đầu tháng 9 tới với các trận đầu tiên gặp Thái Lan (5/9) sau đó sang tháng 10 có 2 trận then chốt khác với Malaysia, Indonesia. Trong khi đó, nếu HAGL chưa bứt lên được thì đấy lại là quãng thời gian then chốt để đội bóng này đua... trụ hạng.
Sẽ rất khó để các cầu thủ HAGL có thể cùng lúc dồn toàn lực cho 2 màu áo khác nhau. Và đương nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc cũng không dễ nhận lên tuyển Việt Nam những cầu thủ tốt nhất đến từ đội bóng nhà bầu Đức trong bối cảnh như thế.
Cần nhắc lại một lần nữa rằng, dưới thời ông Park bên cạnh những quân bài từ CLB Hà Nội thì HAGL luôn có vai trò quan trọng chẳng kém trong mỗi lần tập trung đội tuyển tham dự các giải đấu lớn gần đây. Bởi thế, mới nói bầu Đức có thể không lo, nhưng ông Park thì ngược lại...
Xuân Mơ
" alt=""/>HAGL trượt dài, bầu Đức có thể buông, HLV Park Hang Seo lo ngay ngáy
Đặt niềm tin và không bao giờ tiếc nuốiChỉ tới khi bước chân vào giảng đường ngôi trường danh tiếng Aviator College (Florida, Mỹ), Trần Nguyễn Minh Toàn mới thực sự tin rằng, giấc mơ bay hơn một thập kỷ của mình đang dần thành hiện thực.
Hành trình nửa vòng trái đất của chàng trai sinh năm 1989 với nhiều người là dại dột khi bỏ lại sau lưng tất cả, làm lại từ số 0. Thế nhưng, với Toàn, tất cả chỉ vì điều đơn giản: Làm để không bao giờ tiếc nuối.
Trần Nguyễn Minh Toàn là học viên trúng tuyển khóa đầu của Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không VinAviation School. Ngày 18/2/2020, Toàn cùng 19 học viên khác của VAS đã đặt chân tới trường Aviator College (Mỹ), bắt đầu khoá học đầu tiên dành cho 20 trong số gần 170 học viên trúng tuyển VAS.
 |
Trần Nguyễn Minh Toàn, 1 trong 20 học viên của VinAviation School (VAS) vừa chính thức nhập học tại trường Aviator College (Mỹ) |
Đứng giữa khoảng sân lộng gió của ngôi trường nổi tiếng nước Mỹ, Trần Nguyễn Minh Toàn nhớ lại, những năm cấp 3, cả nhà Toàn đều mong con trai sẽ thi vào ngành Y. Trong khi ấy, với Toàn, điều duy nhất chàng thanh niên 18 tuổi muốn khi ấy là được tự tay cầm lái những chiếc máy bay khổng lồ.
Thế nhưng, chính Toàn cũng hiểu, hoàn thành giấc mơ thời điểm ấy là điều quá xa vời. Gói ghém lại mong ước, tất cả những điều Toàn có thể làm khi ấy là thi vào Học viện Hàng không Việt Nam để chờ cơ hội.
Ra trường, Toàn may mắn nhận được công việc trong một hãng hàng không và vài năm sau đã là trực ban trưởng, điều hành bảo dưỡng, kiêm giáo viên kỹ thuật của hãng - một công việc tốt với mức lương ổn.
Thế nhưng, với chính bản thân mình, trong suốt những năm làm việc, có một điều vừa phần nào thỏa mong ước vừa khiến anh nóng ruột là hành trình trên những chuyến bay. Để đảm bảo yêu cầu, một số chuyến bay cần có nhân viên kỹ thuật đi cùng và đó là một phần cuộc sống của Toàn suốt những năm qua.
 |
Aviator College hiện sở hữu đội bay huấn luyện gồm hơn 60 chiếc, giúp học viên có điều kiện thực hành gần như quanh năm |
"Tôi đã trải qua tổng cộng 5.000 giờ bay. Thế nhưng, trong suốt hành trình ấy, mỗi khi nhìn buồng lái máy bay, tôi lại muốn chính mình ngồi ở vị trí đó", Toàn kể.
VinAviation School chính là cơ hội của Toàn. Đây là một phần trong chương trình phi lợi nhuận của Vingroup nhằm đào tạo phi công với chi phí thấp hơn thị trường. Ngay sau khi biết chương trình, Toàn đã đăng ký và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Toàn và những học viên khác đã được nhập học tại trường Aviator College, bắt đầu hành trình 12 tháng ở nước Mỹ.
"Khi tôi nghỉ việc, nhiều người bất ngờ lắm, hỏi vì sao có công việc tốt lại bỏ hết, làm lại từ đầu. Thế nhưng, chỉ tôi mới biết, mình thực sự cần làm vậy để không bao giờ tiếc nuối", tân học viên của Aviator College nói.
"Tôi yên tâm vì có điều kiện tốt nhất"
Sự tin tưởng vào chương trình của Vingroup cũng là điều mà Nghiêm Đức Hiếu, bạn cùng khóa với Trần Nguyễn Minh Toàn nhắc tới khi nói về quyết định rẽ ngang ngành báo chí, theo đuổi ước mơ của mình.
Thế nhưng, điều đặc biệt là, chính Hiếu cũng bất ngờ với niềm tin thậm chí còn lớn hơn thế từ gia đình mình. Hiếu kể, trước đó, chính anh đã hai lần ngỏ ý với gia đình để được học phi công ở Thái Lan hoặc Mỹ nhưng đều nhận được cái lắc đầu.
"Thế nên, khi đăng ký vào VinAviation School, tôi không nói trước với gia đình, chỉ lúc thi đỗ mới dám nói với mẹ. Không ngờ mẹ nghe tới Vingroup thì rất tin tưởng và đã đồng ý luôn. Chi phí dự kiến cả khóa là 2,8 tỷ đồng gia đình chấp nhận được. Thực tế, nếu đi học tự túc ở nước ngoài, tổng số tiền phải lên tới hơn 4 tỷ đồng", Hiếu kể.
 |
20 học viên VAS hoà nhập rất nhanh với môi trường học tập mới |
Báo tin về nhà khi vừa đặt chân tới Mỹ, Hiếu cười rằng, đúng là hiện tại cậu không có gì phải lo lắng. "Cảm giác hiện tại là vô cùng hào hứng, nhất là khi đi trong trường, nhìn qua cửa sổ thấy lần lượt từng chiếc máy bay lên xuống. Điều tôi sẽ cố gắng là chăm chỉ, học thật tốt trong 12 tháng tiếp theo ở Mỹ. Được làm phi công là cái đích để quyết tâm của tôi", Hiếu nói.
Trần Nguyễn Minh Toàn cũng không giấu quyết tâm ấy. Theo Toàn, học viên của VinAviation School có lợi thế là được đào tạo ở ngôi trường có tiếng về đào tạo hàng không như Aviator College. Tại đây, các học viên của VAS sẽ được đào tạo theo chuẩn FAA (Mỹ) và EASA (Châu Âu). Tốt nghiệp Aviator, học viên sẽ nhận được bằng phi công tư nhân (PPL), phi công thương mại (CPL) và chứng chỉ bay định năng (IR) do Cục Hàng không Liên bang Mỹ cấp.
"Tôi thấy yên tâm vì ở đây có điều kiện tốt nhất. Số lượng máy bay cũng đảm bảo để học viên được thực hành theo đúng quy chuẩn. Đoàn học viên của VinAviation School cũng được đón tiếp rất nồng ấm, đây là điều đáng quý với người xa nhà như chúng tôi", Toàn chia sẻ.
Minh Tuấn
" alt=""/>Hành trình nửa vòng trái đất của các học viên VinAviation School