Nếu sự nghiệp phim ảnh thuận lợi, đường tình duyên của Hoài An lại khá lận đận. Nữ diễn viên ngậm ngùi: "Đời tôi thiếu may mắn trong tình yêu. Chuyện tình cảm của tôi chỉ vui vẻ, hạnh phúc lúc đầu, đến lúc dự định gắn kết, nước mắt lại rơi".
![]() |
Hoài An hài lòng với cuộc sống hiện tại. |
Bán hàng trên mạng thu nhập tốt hơn đóng phim
Với diễn xuất đa dạng, cách làm việc chuyên nghiệp, Hoài An luôn là lựa chọn hàng đầu của các đạo diễn cho các vai diễn người mẹ, phụ nữ trung niên. Chị kể mỗi năm đóng 15 phim, nghĩa là thường nhận cùng lúc 4-5 phim. Tuy nhiên hai năm qua, lượng phim sản xuất giảm, phim hay càng khan hiếm nên Hoài An chỉ nhận một phim.
Hoài An cho biết việc giảm đóng phim là cơ hội để đôi mắt của chị được nghỉ dưỡng sau thời gian dài bị tổn thương vì bệnh viêm tuyến lệ. Nữ diễn viên cho hay sức khoẻ và mắt hiện đã hồi phục hơn 50% so với trước.
“Nếu đóng phim, tôi ưu tiên những vai hài, cá tính, không phải khóc nhiều. Bây giờ, chỉ cần khóc một chút, mắt tôi đã mờ, không thể đọc được kịch bản”, chị cho biết.
Lý do nữa khiến Hoài An kén nhận phim còn bởi thị trường thiếu nhà sản xuất uy tín. Chị khẳng định thà không làm phim chứ không chấp nhận hợp tác với hãng sản xuất nợ lương, quỵt tiền của diễn viên. Chị tuyệt đối không hợp tác với đạo diễn mà mình không phục về nghề bởi “thà không làm từ đầu, chứ không muốn làm để chuốc bực mình”.
Không còn chạy show đóng phim nhưng chị thú nhận không bị áp lực việc kiếm tiền nhờ bán hàng qua mạng. Ban đầu, chị nghĩ việc này chỉ là tay trái, kiếm thêm lúc nhàn rỗi. Tuy nhiên chị không ngờ đã được khán giả ủng hộ, giúp mình có nguồn thu tốt hơn từ phim ảnh.
“Tôi bán hàng theo kiểu của mình, không chạy theo doanh thu, cũng không bất chấp để có lợi nhuận. Sản phẩm nào tôi hoặc người thân đã dùng qua, thấy hiệu quả mới tự tin bán. Tôi chấp nhận thiệt thòi để giữ uy tín của mình”, Hoài An nhấn mạnh.
![]() |
Hoài An thừa nhận lận đận trong tình yêu. |
Nhìn lại sự nghiệp 20 năm theo nghề diễn, Hoài An cho rằng bản thân không phải là ngôi sao hàng đầu, chuyên trị vai phụ nhưng tự tin làm nghề tử tế, hết mình. Diễn xuất chân thực và điêu luyện của chị nhận được những lời khen ngợi từ khán giả, đồng nghiệp, đạo diễn. Với Hoài An, những ghi nhận ấy đủ khiến chị hài lòng, thoả mãn.
Hai lần chuẩn bị kết hôn, tôi đều gặp sự cố
Nếu sự nghiệp tương đối thuận lợi, đường tình duyên của Hoài An lại lận đận. Nữ diễn viên kết hôn lần đầu nhưng chia tay vài năm sau khi họ có một con trai chung. Nhiều năm trôi qua, chị vẫn chưa hết ám ảnh bởi những trận đòn dã man từ người chồng vũ phu. Thậm chí dù Hoài An dọn về nhà mẹ ruột, chồng cũ vẫn tới đánh.
Sau này, nữ diễn viên mở lòng đón nhận tình yêu khác. Tuy nhiên chị vẫn nhận được những cái kết đắng. Hoài An kể: “Số tôi lận đận vô cùng. Cứ yêu đương, hẹn hò thì cả hai vui vẻ, hạnh phúc nhưng khi tính đến chuyện gắn bó thì nước mắt rơi. Người tôi quen 4 năm thì anh qua đời, người chuẩn bị kết hôn và dự định sang Mỹ định cư thì chia tay”.
Nữ diễn viên bồi hồi nhớ lại chuyện buồn cách đây 7 năm với bạn trai cũ. Khi đó chị phải đối diện với sự ra đi đột ngột của anh. “Khi tôi đang dạy lớp diễn viên thì người nhà báo tin anh mệt, phải vào nhập viện. Đến tối, tôi vào thăm, anh đã bị hôn mê. Chỉ 4 ngày sau, anh qua đời”, chị bùi ngùi kể.
Hoài An cho biết sự ra đi của người gắn bó với mình 4 năm làm bản thân bị hụt hẫng, hoang mang. Chị xúc động nói: "Anh thường qua nhà, mua thuốc cho ba mẹ, chở con trai tôi đi chơi. Thỉnh thoảng, anh đưa đón tôi đi quay. Có anh ấy ở bên, cuộc sống của tôi cảm giác bình yên, ấm áp và vững chãi. Mấy ngày đầu anh mất, tôi không biết con đường của mình phía trước thế nào, làm sao để tiếp tục sống? Có lẽ tôi đã bị phụ thuộc vào anh một thời gian quá dài nên khi một mình cảm giác không thể đứng vững".
Trong lúc khủng hoảng tinh thần, Hoài An lại bị thất nghiệp 6 tháng, không có có vai diễn. Lúc đó, chị không có tiền trả góp xe hơi, phải vay mượn các em họ. "Thời gian đó, tôi cùng cực, không biết xoay sở cuộc sống thế nào. Tôi muốn khóc nhưng không dám vì sợ con trai buồn, ba mẹ lo lắng", Hoài An tâm sự.
Sau này, Hoài An tiếp tục hẹn hò với một Việt kiều Mỹ. Chị dự định sẽ sang định cư nước ngoài, chấp nhận bỏ lại sự nghiệp phim ảnh. Tuy nhiên sự cố đã xảy ra vào ngày nữ diễn viên làm xong hồ sơ, phỏng vấn và sắp có visa.
![]() |
Hoài An cho biết sống và yêu lý trí hơn trước. |
Chị kể: "Chúng tôi đã gây lộn mà tính tôi lại rất nóng. Vì vậy tôi hủy hồ sơ, chấm dứt tình cảm với người đó. Tính tôi thấy gì không được thì sẽ kiên quyết chia tay. Lúc ấy, tôi cũng phân vân. Tôi muốn đi định cư vì muốn tốt cho con trai. Về tương lai của mình, thú thực tôi vẫn hoang mang vì không biết qua đó sẽ làm gì? Nếu bắt tôi là nail thì sao tôi làm được? Nói chung, xác định sang Mỹ, tôi sẽ thất nghiệp, phim ảnh coi như bỏ lại tất cả".
Hoài An cho rằng sau nhiều sóng gió trong tình yêu, chị sống lý trí hơn, không yêu bất chấp như trước.
"Có lúc tôi thấy mình cô đơn, bất hạnh quá, không có người đàn ông bên cạnh nhưng đi từ thiện nhiều, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn nên tôi lại cảm thấy mình may mắn. Bây giờ, tôi cần nhất là sức khỏe thôi. Con trai đã học năm hai đại học, rất ngoan ngoãn nên tôi không phải lo lắng nhiều", chị vui vẻ nói.
(Theo Zing)
" alt=""/>Hoài An: 'Khi chuẩn bị cưới lần hai, bạn trai tôi đột ngột qua đời'
Nếu như cuộc phỏng vấn trên VTV1 là sự độc diễn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thì bàn tròn của GS Ngô Bảo Châu tại trang hocthenao.vn đã thu hút hàng trăm ý kiến thảo luận của các thành viên.
![]() |
Các nhà quản lý giáo dục đang dự kiến thay đổi chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Một thế hệ học sinh sẽ được học theo nội dung khác. Ảnh: Văn Chung |
Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần?
Đây là câu hỏi đầu tiên trong số 6 câu hỏi được GS Ngô Bảo Châu đưa ra thảo luận.
Với câu hỏi này, anh Kim Ngọc Minh (Trường mầm non Tomoe – Hà Nội)nhận định,trong hoàn cảnh hiện nay, “việc đổi sách giáo khoa (tiến tới không chỉ một bộ sách độc quyền) là cần thiết, giống như "chữa bệnh luôn".Tất nhiên "chữa" không có nghĩa là huỷ hoại cả cơ thể, sách giáo khoa hiện hành cũng không vô ích đến nỗi phá bỏ hết không kế thừa gì cả”.
Thành viênThanh Hải đưa raý kiến, đề án đổi mới SGK của Bộ GD-ĐT không nên là việc biên soạn lại hoàn toàn các SGK từng môn học ở các cấp và các trường theo định kỳ vài năm một lần mà chỉ cần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung nội dung linh hoạt dựa vào yêu cầu mang tính cập nhật hay hoàn thiện của từng môn học một.
Cũng theo thành viên này, một số môn học đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục ví dụ như lịch sử, địa lý, ngoại ngữ và đặc biệt là tin học thì không thể 10 năm mới được đổi mới được.
Hai câu hỏi tiếp theo được đưa ra là “Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?” và “Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi SGK?”
AnhKim Ngọc Minhcho rằng trong thời gian ngắn, có thể "đặt hàng" vài nhóm nghiên cứu độc lập tiến hành khảo sát so sánh nhanh SGK Việt Nam với một vài nước, để đưa ra dẫn chứng. Có thể lấy một số ví dụ bất cập trong SGK hiện tại để làm "phản chứng", để chứng minh SGK hiện tại "không ổn".
“Rà soát đánh giá chất lượng theo tôi nên có một Uỷ ban hỗn hợp (không nhất thiết độc lập 100% với Bộ GD-ĐT), trong đó có đại diện của các bên liên quan. Như thế chất lượng việc đánh giá được xem xét nhiều khía cạnh hơn. Việc kiến nghị thay đổi có thể là từ Uỷ ban quốc gia về đổi mới giáo dục”.
Còn thành viênThanh Hảilại cho rằng việc thành lập một Ủy ban Giáo dục Quốc gia độc lập với Bộ GD-ĐT để giám sát chất lượng và kiến nghị thay đổi SGK trên lý thuyết là hợp lý, nhưng trên thực tế là rất khó khăn đối với hiện trạng như ở Việt Nam.
Lý do:“Không ai có thể đảm bảo rằng Bộ GD-ĐT Việt Nam sẽ cộng tác tích cực với Ủy ban Giáo dục độc lập kia trên tinh thần cởi mở. Nhất là khi Ủy ban đó lại luôn muốn giám sát chặt chẽ và kiểm tra chất lượng ngặt nghèo nội dung SGK của Bộ GD-ĐT”.
Đổi mới khung chương trình là quan trọng nhất
“Nếu làm lại SGK, thì làm sách giáo khoa trước, hay làm chương trình trước?” là câu hỏi thứ 4 được đưa ra để thảo luận.
Một thành viênnhấn mạnh: Chúng ta cần minh định rõ ràng hai vấn đề “đổi mới chương trình khung trong SGK phổ thông” với vấn đề“cụ thể hóa cái khung chương trình” ấy tức là khâu biên soạn và viết sách. Trong hai khâu này thì “đổi mới khung chương trình” là khâu quyết định và quan trọng nhất… Nếu Bộ mạnh dạng xã hội hóa vấn đề trên nhằm huy động cũng như tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào việc viết sách sẽ tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho Nhà nước.
AnhKim Ngọc Minh khẳng định “Một chương trình khung, dù là sơ sài và phác thảo đến mấy, cũng cần làm trước khi làm SGK”.
Mua SGK: Chưa phân “thắng - bại”
“Tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước ngoài?”là câu hỏi thu hút được khá nhiều ý kiến trao đổi.
Quan điểm củaGS Ngô Bảo Châu là “việc này bất khả thi”.
Tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam mặc dù kiến nghị chọn mô hình giáo dục Anh, “nhưng cá nhân tôi không ủng hộ việc dịch y nguyên sách giáo khoa nước ngoài để dùng cho Việt Nam. Các môn khoa học tự nhiên thì còn có thể làm như thế, nhưng cũng không cần làm. Chúng ta có đủ trình độ để viết SGK mà không cần phải trả nhiều tiền bản quyền”.
Tuy nhiên, “phe” cho rằng nên dịch nguyên SGK nước ngoài, như thành viênSơn Loang (công ty cổ phần sách giáo dục Long Minh) cũng đưa ra những lý lẽ khá thuyết phục để mua SGK về khoa học tự nhiên của nước ngoài: Vấn đề hình ảnh– Điểm yếu kém và lạc hậu rất khó khắc phục trong SGK của ta. Mỹ thuật yếu kém của SGK sẽ làm giảm tính sáng tạo của học sinh, gây hậu quả về sau. Một vấn đề lớn là trong các tranh luận về SGK, các GS thường hay bỏ qua, xem nhẹ vấn đề mỹthuật của SGK đặc biệt là kênh hình ảnh. Chúng ta có thể viết đủ “chương” nhưng không đủ “trình” và “độ” để vẽ và đồ hoạ.
Ông Sơn nhấn mạnh đến yếu tố Nhà nước đầu tư làm SGK điện tử như một giải pháp rẻ, bền, hữu hiệu.
Điều cần thay đổi nhất
Cácmôn: "Tiếng Anh" (có thể học luôn cách làm Singapore). Thay vì môn Tin học hay Kỹ thuật, lập môn "ICT" (bao gồm kĩ năng, cách thức ứng xử khi sử dụngcác công cụ trực tuyến cho học tập, giải trí, giao lưu. Kết hợp lập trình đơn giản). "Giáo dục sức khoẻ" (bao gồm rèn luyện sức khoẻ, có ý thức vàkĩ năng tự chăm sóc chính mình). "Công dân toàn cầu" (có thể thay môn "Giáo dục công dân"), học hỏi áp dụng môn "Citizenship" ở nước ngoài; và cả tích hợp "Nhân học" (Anthropology) hay tương tự (ở từng nấc đơn giản trở lên) – đây là câu trả lời của anhKim Ngọc Minhcho câu hỏi “Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và SGK hiện hành?”
Nhà giáo Phan Như Huyên nhận xétcập nhật những môn trong lĩnh vực khoa học nhân văn là khó khăn hơn cả. “SGK cho các môn trên sẽ tốn tiền nhất, mà cơ may thành công lại thấp. Bộ phải làm sao để vượt qua những khó khăn này?”
Năng lực tư duy phản biện và sáng tạo giải quyết vấn đề trong việc cải cách giáo dục nói chung và đổi mới SGK nói riêng là điều ôngBùi Trần Hiếu(ĐH New South Wales) đặc biệt nhấn mạnh.
Từ câu 7 đến câu… n
6 câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu đề dẫn là chưa đủ đối với nhiều người.
Vì vậy, đã có những câu hỏi khác tiếp tục đặt ra. Đây cũng là những câu hỏi mà phía nhà quản lý giáo dục cần xem xét thấu đáo để có được trận đánh tâm phục khẩu phục trên “trận địa sách giáo khoa”.
Nhà giáo Phan Như Huyên đã đưa racâu hỏi 7 cho bàn tròn:Có cần thiết phải có SGK không, hay chỉ có chương trình khung thôi là đủ?
Nhà báoNgô Vạn Phúcho rằng trong các câu hỏi“làm như thế nào” thì câu hỏi quan trọng nhất là “Làm sao thuyết phục giới có thẩm quyền chấp nhận cách làm như thế nào tốt nhất sau khi đã có sự tranh luận, rồi đồng thuận và xác định được con đường phải làm trong điều kiện của Việt Nam?”. Theo ông, không trả lời được câu hỏi này thì mọi nỗ lực đều vô nghĩa.
“Tôi không đồng ý với nhận định bi quan của bạn về “nỗ lực vô nghĩa”. Mọi chính quyền đều e ngại công luận, nhất là khi công luận được phát biểu một cách rành rọt, có lý lẽ” – “người dẫn chương trình” Ngô Bảo Châu đáp từ.
TS Giáp Văn Dương (Cổng giáo dục trực tuyến Giapshool): Một cách ngắn gọn thì theo tôi, toàn bộ việc đổi mới giáo dục nằm ở việc dịch chuyển cách tiếp cận từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và hướng tới “Học để làm gì?”. Với các bậc học đầu thì “Học thế nào?” là quan trọng, nhưng càng các bậc học sau thì “Học để làm gì?” càng chiếm ưu thế. Vì thế, nếu chọn sách giáo khoa – chương trình làm trọng tâm đổi mới giáo dục thì vẫn giậm chân ở “Học cái gì?”, tức là bình mới rượu cũ, chẳng đổi mới gì cả. Giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng những phẩm tính của con người mà nó đào tạo ra, và xã hội mà mọi người muốn sống trong khoảng vài chục năm tới. Những điều này hoàn toàn vắng bóng trong đề án đổi mới này. Nếu không làm rõ điều này thì mọi đổi mới, dù tốn bao nhiêu tiền đi chăng nữa, cũng đều đi vào bế tắc. |
Việc mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra phổ biến, công khai tại Việt Nam. Nhiều hành vi chưa được xử lý vì thiếu quy định của pháp luật.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận thông tin dữ liệu cá nhân nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ, để đối tác thứ ba chuyển giao, buôn bán cho các đối tác khác.
Nhiều doanh nghiệp chủ động thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, hình thành kho dữ liệu cá nhân, phân tích, xử lý các loại dữ liệu đó để tiến hành kinh doanh, buôn bán. Việc buôn bán dữ liệu cá nhân được tiến hành với các dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý.
![]() |
Việc lộ lọt, buôn bán dữ liệu cá nhân của người dùng Việt Nam là vấn đề nhức nhối từ lâu và cần có ngay chế tài xử lý. |
Chỉ trong năm 2019 và năm 2020, Bộ Công an phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân.
Sau khi xác lập chuyên án tập trung đấu tranh, làm rõ một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam, Bộ Công An phát hiện các đối tượng đã thu thập, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép gần 1.300GB dữ liệu chứa nhiều thông tin về các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Theo Phó Cục trưởng Cục A05 Nguyễn Ngọc Cương, trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu... hết sức coi trọng. Hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Israel đã ban hành Quy định bảo mật dữ liệu vào tháng 5/2017. Cùng thời gian, Nhật Bản đã ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân (APPI) nhằm tăng cường quản lý các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài như Google, Amazon, Facebook,....
Một số quốc gia như Pháp, Áo, Đức, Anh, Mỹ đề xuất áp thuế cao hơn, tương đương 3-5%% doanh thu toàn cầu đối với các công ty kinh doanh dịch vụ mạng xã hội.
Trung Quốc cũng đã ban hành Luật Bảo mật dữ liệu nhằm điều chỉnh hoạt động xử lý dữ liệu bên trong lãnh thổ Trung Quốc và Luật Bảo vệ thông tin cá nhân nhằm điều chỉnh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
![]() |
Đại tá, TS Nguyễn Ngọc Cương – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chia sẻ về vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ảnh: Trọng Đạt |
Từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trên thế giới, người đứng đầu Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho rằng, Việt Nam nên công khai, minh bạch các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của các chủ thể có liên quan.
Các chủ thể xử lý dữ liệu phải được chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép trước khi thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân. Việc xử lý những dữ liệu này cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, cần phải thông báo cho chủ thể dữ liệu biết về các quyền, tác động, ảnh hưởng có thể xảy ra để họ biết và có biện pháp phòng tránh.
Ông Cương cũng nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân. Theo vị chuyên gia này, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được bảo đảm trong hoạt động xử lý dữ liệu.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Nguyễn Ngọc Cương. Ảnh: Trọng Đạt |
Các quyền của công dân bao gồm quyền được biết, quyền đồng ý, quyền rút lại sự đồng ý, quyền hạn chế, quyền từ chối, quyền yêu cầu giải thích, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền khiếu nại và tố cáo, quyền chỉnh sửa và truy cập, xem thông tin về dữ liệu cá nhân của mình. Các quyền của công dân trong bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quy định bằng văn bản pháp luật.
Người đứng đầu Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao mong muốn, các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, cần có mức xử lý phù hợp, đủ sức răn đe với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Để hiện thực hóa điều này, nước ta cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng ngay một hệ thống các quy định về các hành vi vi phạm, chế tài xử phạt vi phạm hành chính cho riêng lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Về lâu dài, cần nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về bảo vệ dữ liệu cá nhân đặt trong tổng thể quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Trọng Đạt
Theo tiết lộ từ Ngô Minh Hiếu (Hieupc), nhiều chi tiết về cuộc đời của anh cũng như quãng thời gian chấp hành hình phạt tại Mỹ sẽ được chia sẻ trong cuốn sách sắp ra mắt.
" alt=""/>Phải xử phạt nặng để răn đe việc buôn bán dữ liệu cá nhân