Gồm ba buổi biểu diễn liên tiếp, “Trẩy hội trăng rằm” không phải là một sự kiện đơn lẻ mà là một chuỗi sự kiện tổng hợp. Các hoạt động trên sân khấu có đủ các thể loại từ tấu hài, diễn kịch, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đến ca múa nhạc. Các hoạt động ngoài sân khấu đa dạng từ trải nghiệm các trò chơi dân gian, thực hành làm mâm cỗ Trung thu tới trưng bày các vật phẩm Trung thu...
Hàng chục tấn thiết bị được huy động, gần 500 con người phục vụ ở các khâu sản xuất, hậu cần, lễ tân, hỗ trợ hoạt động trải nghiệm của trẻ em...
Ai cũng nghĩ người “cầm chịch” chuỗi sự kiện tổng hợp, phức tạp, mang tính chuyên môn cao này là một tổng đạo diễn dày dạn kinh nghiệm, và bất ngờ khi biết đây lại là một thanh niên mới 17 tuổi đang theo học tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Nói về thành công và những cảm xúc viên mãn sau “Trẩy hội trăng rằm”, Nguyễn Như Khôi (học sinh lớp 12, Chu Văn An, Hà Nội) - Tổng đạo diễn chuỗi sự kiện khiêm tốn: “Em không mất sức để “vẽ vời” điều gì cả. Em chỉ làm một việc rất đơn giản là mang về đây một lễ hội Trung thu thực thụ, giúp khán giả trải nghiệm một lễ hội cổ truyền đẹp vốn là niềm háo hức mong chờ của rất nhiều trẻ em Việt Nam”.
“Em đã từng lớn lên bằng niềm vui lấp lánh trong ánh mắt khi được phát những chiếc đèn ông sao sáng rực rỡ. Em đã từng được mẹ dắt tay tới những đêm văn nghệ xóm, phường, say sưa nghe những bài vè, những làn điệu dân ca vui tươi. Em cũng từng được “chia” những miếng bánh nướng, dẻo ngọt thơm, những múi bưởi mát lành, những miếng hồng ngọt lịm trong đêm trăng phá cỗ. Và em rất hạnh phúc. Em làm “Trẩy hội trăng rằm” chỉ đơn giản là mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ, giúp khán giả ghi dấu kỷ niệm đẹp trong hành trang cuộc sống. Em tin từ những ký ức hạnh phúc đã có, họ sẽ nối tiếp sẻ chia, lan tỏa tinh thần sống tích cực…”, Nguyễn Như Khôi chia sẻ.
Trước khi được biết đến là tổng đạo diễn của lễ hội Trung thu “Trẩy hội trăng rằm” Nguyễn Như Khôi được biết đến là một thiếu niên đa tài, có nhiều bộ sưu tập áo dài ấn tượng. Khôi từng là Chủ tịch Hội đồng trẻ em TP. Hà Nội, cựu học sinh trường Đội Lê Duẩn, từng tham gia các hoạt động của Thành Đoàn và Trung ương Đoàn, tham gia biểu diễn nhiều sự kiện lớn trong nước, quốc tế với vai trò ca sĩ, diễn viên lẫn MC.
Chia sẻ về hành trình cống hiến, sáng tạo, Nguyễn Như Khôi nói: “Được trưởng thành trong môi trường Đội, Đoàn thực sự là một thế mạnh. Đội, Đoàn rèn cho em ý chí phấn đấu trong công việc, học tập, dạy cách nuôi dưỡng nhiệt huyết, đam mê và khao khát cống hiến, kiến tạo lý tưởng sống tích cực, đặc biệt là giúp trang bị các kỹ năng hoạt động cộng đồng, tổ chức phong trào. Nhờ đó, khi đối diện với những khó khăn của người tổ chức sự kiện em đều vượt qua được”.
“Trẩy hội trăng rằm” khép lại trong niềm vui, sự hân hoan của các gia đình tham dự. Tổng đạo diễn trẻ tuổi Nguyễn Như Khôi cũng đã trở về với guồng học tập căng thẳng của một học sinh cuối cấp. Nhưng những dư âm, cảm xúc đẹp về một lễ hội truyền thống vẫn còn tràn ngập. “Em mong ‘Trẩy hội trăng rằm’ sẽ được tổ chức thường niên. Cuộc sống này vốn rất bộn bề. Nếu có những lễ hội đậm đà bản sắc như “Trẩy hội trăng rằm” cho những người trẻ, em tin nhiều nét cổ, lệ đẹp của dân tộc sẽ được bảo tồn, duy trì”, Khôi nói.
Doãn Phong
" alt=""/>Học sinh trường Chu Văn An làm đạo diễn lễ hội Trung thu ở Hà NộiBroadway đã hoàn thành bằng cử nhân của mình bất chấp đối mặt nhiều trở ngại, bao gồm cả việc chiến đấu với bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4.
“Tôi rất tự hào về con mình. Thật đấy, con trông rất đẹp trong trang phục tốt nghiệp đó”, mẹ của Elizabeth nói.
Đã gần 20 năm, do sức khỏe yếu, bà Elizabeth đã không gặp Broadway kể từ khi ông bị giam năm 2005. Trong buổi lễ, cả hai đã chia sẻ những giọt nước mắt và những cái ôm để bù đắp khoảng thời gian xa cách.
Broadway dự kiến ra tù vào năm 2084 theo đúng bản án. Nếu được trả tự do trước thời điểm đó, ông chia sẻ muốn thành lập một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc trao quyền cho thanh thiếu niên.
Giáo sư Jennifer Lackey là giám đốc sáng lập của chương trình. "Hai mươi năm trước, một số người trong số họ đang ở trong các băng đảng đối thủ và bây giờ họ đang chia sẻ thơ ca và cùng nhau thảo luận về các bài tập xã hội học. Tình yêu thương và sự phát triển trong cộng đồng này không giống bất cứ điều gì tôi từng thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp ở các trường đại học khác", giáo sư cho biết.
Điều này đã cho thấy hành trình chuyển đổi nhận thức và hành động đáng chú ý trong nhóm những cá nhân từng bị là “tội đồ của xã hội”.
Được biết, khoảng 100 sinh viên đang theo học chương trình ĐH Northwestern tại Trung tâm Cải huấn Stateville và Trung tâm Cải huấn Logan- một nhà tù dành cho nữ.
Ông James Soto, sinh viên mới tốt nghiệp, dự định tiếp tục theo đuổi ngành luật. Ông hy vọng rằng những người như ông sẽ sớm được trả tự do để họ có thể tạo ra những khác biệt cho cộng đồng.
Sáng kiến trường ĐH Mỹ cung cấp các chương trình giáo dục cho những cá nhân trong tù nhằm mục đích cung cấp cho họ cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học, theo đuổi các nghiên cứu học thuật và lấy bằng cử nhân.
Các chương trình này thường được tổ chức dưới sự hợp tác giữa các trường đại học và các cơ sở cải huấn. Một số trường đại học ở Mỹ đã tổ chức các sáng kiến này như:
Sáng kiến Nhà tù Bard (BPI): Trường Cao đẳng Bard cung cấp các chương trình cấp bằng cho các cá nhân bị giam giữ tại một số nhà tù ở bang New York. Sinh viên có thể lấy được bằng trong khi đang thụ án.
Chương trình Giáo dục nhà tù tại ĐH Rutgers: Rutgers cung cấp các khóa học đại học và chương trình cấp bằng cho các cá nhân bị giam giữ tại một số cơ sở cải huấn ở bang New Jersey.
Chương trình Giáo dục nhà tù ĐH Boston: Chương trình này cho phép các cá nhân bị giam giữ theo đuổi giáo dục đại học thông qua các khóa học của trường được cung cấp tại một số nhà tù ở bang Massachusetts.
Trường Cao đẳng Mount Tamalpais (trước đây là Dự án Đại học Nhà tù): Sáng kiến này hoạt động trong Nhà tù San Quentin ở bqng California, cấp bằng cao đẳng cho các sinh viên bị giam giữ.
Chương trình Học thuật nhà tù Georgetown: ĐH Georgetown cung cấp các khóa học đại học cho các cá nhân bị giam giữ trong nhà tù thủ đô Washington D.C., tập trung vào phát triển học thuật và cá nhân.
Những sáng kiến này nêu bật tính đa dạng của các chương trình nhằm cung cấp cơ hội giáo dục cho những người bị giam giữ, với mục tiêu thúc đẩy quá trình sửa chữa, giảm tái phạm và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong những cá nhân từng lầm lỗi để họ có thể nhanh chóng và tự tin hòa nhập cộng đồng.
Tử Huy
Một tù nhân tại Mỹ đã tự học toán cao cấp cơ bản. Nhờ đó, anh ta đã giải được một bài toán phức tạp. Không những thế, còn truyền niềm đam mê toán học của mình cho các bạn tù.
" alt=""/>Tù nhân tốt nghiệp đại học top đầu Mỹ ở tuổi 51