Khả năng ghi bàn của chân sút Argentina cùng với lối chơi pressing khiến anh được đánh giá là ‘chân sút hoàn hảo’ cho hệ thống của Erik ten Hag.
Nguồn này khẳng định: “Inter Milan sẵn sàng bán mục tiêu Lautaro Martinez của MU vào mùa hè này khi đại diện Serie A tìm cách gây quỹ để bổ sung lực lượng.
Quỷ đỏ xác định chân sút 25 tuổi là một bản hợp đồng tiềm năng ở chuyển nhượngmùa hè, nếu họ không thể đưa được Harry Kane từ Tottenham về Old Trafford”.
Football Insider cung cấp thêm, Inter Milan sẵn sàng chia tay Lautaro Martinez với giá khoảng 70 triệu bảng.
Ngoài MU quan tâm, còn có Real Madrid, Arsenal theo dõi tình hình của Martinez tại Inter Milan.
Có thể thấy, việc thiếu một trung phong hàng đầu đang kìm hãm Quỷ đỏ vào lúc này. Những con số qua trận MU 1-0 Aston Villa cho thấy rõ điều đó, khi họ có tổng cộng 14 cú sút nhưng chỉ 1 ghi được vỏn vẹn 1 bàn.
Bất chấp đây là mùa giải tốt nhất trong sự nghiệp của Marcus Rashford đến nay thì anh vẫn không phải là một số 9 thực sự.
Như Erik ten Hag thổ lộ, ông cần một số 9 hàng đầu, trong đó những mục tiêu trong danh sách rút gọn của MU được báo chí Anh liệt kê ra: Harry Kane (Tottenham), Victor Osimhen (Napoli).
Nhưng ngoài đàm phán được dự báo rất khó khăn, giá cả của 2 ngôi sao trên cũng rất cao, cả 100 triệu bảng. Do đó, Lautaro Martinez có thể là một phương án khả thi hơn hẳn.
" alt=""/>MU có thể nhanh tay ký Lautaro Martinez với giá 70 triệu bảngTrong đó có 78 học sinh được đưa tới Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang nhập viện điều trị (Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi 31 em và Trường tiểu học Trần Văn Ơn 47 em). Hiện còn hơn 10 em đang điều trị tại bệnh viện.
“Đoàn đã lấy 10 mẫu lưu tại 2 trường nói trên. Bữa ăn gồm có canh chua (bắp cải, đậu bắp, dứa, chả cá), thịt heo khìa, cơm trắng, mít, mì tươi nấu rau củ. Chi cục đã gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm ở TP Cần Thơ và hiện đang đợi kết quả”, vị lãnh đạo này thông tin.
Theo như báo cáo của Chi cục ATVSTP tỉnh Kiên Giang, một cơ sở ở TP Rạch Giá cung cấp thức ăn cho cả 2 trường nói trên.
Chưa thể cung cấp thông tin cơ sở nấu ăn
Chia sẻ thêm về vụ việc, bà Nguyễn Thị Hồng Linh, Phó Chủ tịch TP Rạch Giá cho biết, đến thời điểm hiện tại, ngoài các em học sinh Trường tiểu học Trần Văn Ơn, Mạc Đĩnh Chi còn ghi nhận thêm học sinh trường khác.
Theo bà Linh, khoảng 18h ngày 15/11, 3 học sinh ở Trường tiểu học Lê Văn Tám xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn ói, được người nhà đưa tới bệnh viện. Sau khi được thăm khám, điều trị đã có 1 em học sinh xuất viện.
Như vậy, có tất cả 81 em học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm tại 3 trường tiểu học trên địa TP Rạch Giá. Bữa ăn cho học sinh 3 trường này đều do một cơ sở cung cấp.
Phó Chủ tịch TP Rạch Giá cho biết, chưa thể cung cấp thông tin cơ sở nấu ăn trên do chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, chiều 15/11, UBND TP Rạch Giá đã chỉ đạo 3 trường tiểu học chấm dứt hợp đồng, đồng thời lập đoàn kiểm tra đột xuất với cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn này.
Theo lãnh đạo UBND TP Rạch Giá, vào tháng 9, địa phương đã có chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện kiểm tra với cơ sở trên.
“Qua kiểm tra, cơ sơ này cơ bản không xảy ra vi phạm gì lớn. Đoàn sau đó có nhắc nhở một số nội dung, đề nghị cơ sở thực hiện nghiêm việc lưu mẫu, trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động”, bà Linh thông tin.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Rạch Giá, trên cơ sở các dịch vụ cung cấp suất ăn đã được cơ quan chức năng thẩm định, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì từng trường sẽ thực hiện ký với các cơ sở, chứ không phải phòng GD-ĐT.
"Thời gian tới, TP Rạch Giá sẽ tiếp tục chỉ đạo, xây dựng kế hoạch kiểm tra và hậu kiểm đối với tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thông tin đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố chấp hành nghiêm các quy định về ATVSTP", Phó Chủ tịch UBND TP Rạch Giá khẳng định.
Chiều cao của bé Hà đã tăng thêm 29 cm sang 22 tháng tiêm hormone tăng trưởng
Chị Thu kể, khi mới sinh, bé Hà không quá nhỏ, cân nặng 2,8 kg. Khi được 5 tháng, cân nặng của bé lên 5 kg nhưng 4 tháng tiếp không tăng được lạng nào.
Chị đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, cho về nhà theo dõi, nếu qua 6 tháng không tăng cân đưa đi khám lại.
"Đi khám lần 2, kết quả kiểm tra tim, gan không có có vấn đề gì, bác sĩ trêu chắc là người chim nên không lớn được.
Về nhà, vợ chồng tôi vẫn kiên trì cho con uống sữa, thuốc theo đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nhưng sau 3 tháng, con cũng chỉ lên được 200 g”, chị Thu kể.
Nuôi mãi bé Hà vẫn chỉ nhỏ như trẻ 1 tuổi nên đi đâu cũng được bố mẹ bế ẵm, đi vệ sinh phải ngồi bô, đứng đánh răng phải kê thêm ghế vì bồn nước quá cao.
Khi bé Hà 5 tuổi, chị Thu xin cho con đi học mẫu giáo lớp 3 tuổi với hy vọng bé có thể hòa đồng cùng các bạn. Khi em trai lên 3 tuổi, bé Hà vẫn học lớp 3 tuổi cùng em.
Đến năm 2019, chị Thu xin mãi nhà trường mới đồng ý cho con gái của chị theo học lớp 1 cùng em trai.
“Hiệu trưởng nói cho bé đi học để hòa đồng thôi vì Hà là trẻ khuyết tật, rất khó theo kịp các bạn”, chị Thu nhớ lại.
Trên ba lô đi học mỗi ngày của bé, ngoài sách vở luôn có bỉm đi kèm để nhờ cô giáo và các bạn thay giúp.
Đầu năm 2019, chị Thu đưa con đến Bệnh viện Nhi thăm khám. TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền cho biết, lúc đó, bé Hà đã được 10 tuổi nhưng chỉ cao 79 cm, nặng 9 kg, thấp hơn 9 bậc so với chiều cao chuẩn.
Kết quả chụp cắt lớp MRI phát hiện bệnh nhi bị suy tuyến yên gây thiếu hormone tăng trưởng, tuổi xương chỉ tương đương trẻ 20 tháng.
Từ đó đến nay đều đặn mỗi ngày, bé Hà được tiêm hormone tăng trưởng. Sau 1 năm, bé cao thêm 18 cm và hiện sau 22 tháng đã cao thêm 29 cm.
TS Dũng động viên mẹ con chị Thu. Chị Thu cho biết, mỗi tháng chi phí tiêm hormone tăng trưởng hết 1,6 triệu đồng.
Chị Thu khoe hiện bé Hà đã có thể ăn được 2 bát cơm trong khi trước đó chỉ ăn được vài thìa. Bé cũng có thể tự đi vệ sinh, chăm sóc bản thân. Ở trường, cô bé vui vẻ chơi với các bạn, đọc thông, viết thạo và rất thích vẽ.
TS Dũng cho biết, với trường hợp bé Hà, nếu chăm chỉ tiêm hormone đến khi 17-18 tuổi, chiều cao có thể đạt 80% so với người bình thường.
“Trẻ có chiều cao thấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến trí tuệ. Trẻ vẫn có thể theo học như các bạn cùng tuổi. Ngay lần khám sau, chúng tôi sẽ ký giấy để mẹ bé gửi về nhà trường, giúp trẻ có thể học tập như bình thường”, TS Dũng nhấn mạnh.
TS Dũng cho biết, khoa đang điều trị khoảng 400 trẻ chiều cao thấp, chủ yếu do bệnh lý.
Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến trẻ không phát triển được như dinh dưỡng, nội tiết, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Cushing, dậy thì sớm, suy cận giáp, các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, các bệnh về xương, các bệnh mạn tính/các bệnh chuyển hóa, các khối u và hậu quả muộn của điều trị ung thư, do thuốc… có bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), các hội chứng khác (Noonan, Russell-Silver)…
Do vậy, gia đình cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, điều trị càng sớm, chiều cao càng tối ưu.
“Nếu sau 1 năm, trẻ không cao thêm được 4 cm là bất bình thường, cần đưa đi khám để có đánh giá cẩn thận”, TS Dũng khuyến cáo.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
9 cách tăng chiều cao đơn giản mà hàng ngày bạn có thể áp dụng từ dinh dưỡng, luyện tập đến các mẹo nhỏ.
" alt=""/>Bé gái tí hon ở Thái Bình cao thêm 29 cm nhờ tiêm hormone tăng trưởng