(Chiếc Hyundai i10 bị cháy trơ khung trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào ngày 29/12/2022 - Video do nhân vật cung cấp)
Cụ thể, ngày 29/12/2022, khi đang lái chiếc xe trên chở người nhà từ Hà Nội về quê trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, anh Sơn phát hiện có khói dưới nắp ca-pô. Ngay lập tức, anh đỗ xe vào làn khẩn cấp rồi cùng người nhà di chuyển đồ đạc thiết yếu ra ngoài, đồng thời lấy nước để dập lửa. Tuy vậy, do ngọn lửa bốc quá nhanh, anh Sơn đành bất lực đứng nhìn chiếc xế cưng của mình cháy rụi đến trơ khung.
Liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm vật chất ô tô là Công ty Bảo hiểm Hàng không Thăng Long (VNI Thăng Long), anh Sơn được nhân viên hướng dẫn quay chụp lại chiếc xe bị cháy để tiện cho việc giải quyết bảo hiểm sau này.
Tuy nhiên, quá trình ghi nhận tai nạn không có nhân viên nào của VNI đến hiện trường.
"Lúc này rất bối rối, tôi gọi bên cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn không cứu được chiếc xe. Sau đó tôi tự phải tự thuê cứu hộ kéo "xác xe" về trụ sở Công an huyện Phú Xuyên để điều tra nguyên nhân. Bảo hiểm VNI Thăng Long hoàn toàn không hỗ trợ gì trong quá trình khắc phục hậu quả", anh Sơn nói.
Khách "tố" bảo hiểm định giá không có căn cứ
Để giải quyết bồi thường, Bảo hiểm VNI Thăng Long đã "yêu cầu" anh Sơn phải tự liên hệ với cơ quan công an để hoàn thiện các loại hồ sơ.
Đến ngày 27/4/2023, tức 4 tháng sau, anh Sơn mới nhận được thông báo của VNI Thăng Long về việc duyệt phương án bồi thường cho chiếc Hyundai Grand i10 bị cháy. Tuy nhiên, mức bồi thường của hãng bảo hiểm này đưa ra chỉ hơn 143,9 triệu đồng, trong đó, giá trị xe tại thời điểm tổn thất là 170 triệu đồng, trừ các loại tổn thất theo quy tắc bảo hiểm hơn 25,5 triệu và khấu trừ theo vụ 500 nghìn đồng.
Con số này thấp hơn hẳn so với giá trị tài sản là 190 triệu đồng do Hội đồng định giá tài sản huyện Phú Xuyên kết luận.
"Xe của tôi cháy vào thời điểm cận Tết, khi đó thị trường xe rất sôi động. Các xe Hyundai Grand i10 tương tự của tôi có giá 220-230 triệu đồng nhưng họ tự duyệt giá trị 170 triệu theo giá rao của một số trang bán xe vào tháng 4/2023 là không thể chấp nhận được", anh Sơn nói.
Cho rằng mức bồi thường trên là quá ít so với giá trị của chiếc xe và một số hạng mục mà VNI Thăng Long đưa ra không có căn cứ, gây bất lợi cho khách hàng, ngày 5/5/2023, anh Sơn tiếp tục gửi văn bản đề nghị nhà cung cấp bảo hiểm ô tô xem xét lại phương án đền bù.
Trong đó, chủ xe này đề nghị phía bảo hiểm định giá giá trị của xe ở thời điểm tổn thất là 210 triệu đồng chứ không phải 170 triệu đồng như phía VNI đơn phương đưa ra. Tuy vậy, ngày 8/5, VNI Thăng Long có văn bản phúc đáp giữ nguyên quan điểm về phương án bồi thường.
"Giá trị xe ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên ký kết vào tháng 4/2022 là 270 triệu đồng. Không có lý gì chỉ sau vài tháng, đã bị bảo hiểm VNI "đánh tụt" 100 triệu đồng giá trị xe, chỉ còn 170 triệu đồng", anh Đinh Minh Thái Sơn bức xúc.
Ngoài ra, bộ phận khấu trừ mà phía VNI tính là bộ dây điện mới có giá tới hơn 25,5 triệu, trong khi bộ phận này nếu hàng bãi chỉ khoảng 5-7 triệu đồng.
"Đối với cả chiếc xe, bảo hiểm VNI cố tình định giá thật thấp. Nhưng bộ phận khấu trừ nguyên nhân gây cháy là bộ dây điện thì họ định giá cao quá đáng, theo giá bộ dây điện mới, cao tới hơn 15% giá trị. Thế này thì đúng là khách thiệt đơn thiệt kép", anh Sơn bức xúc.
Do chưa tìm được tiếng nói chung giữa khách hàng và phía bảo hiểm nên đến nay, dù sự việc đã xảy ra gần 8 tháng nhưng anh Sơn vẫn chưa thể nhận được tiền hỗ trợ từ phía VNI, gây khó khăn nhất định trong cuộc sống cũng như công việc.
"Hàng tháng tôi phải về quê đưa mẹ lên khám ở bệnh viện Bạch Mai. Vợ lại vừa có thêm em bé nên nhu cầu di chuyển bằng ô tô là rất lớn. Từ khi xe của tôi bị như vậy, gia đình gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện vì thường xuyên phải thuê xe. Tôi rất tin tưởng và thiện chí hợp tác để giải quyết với VNI nhưng có vẻ như, hãng bảo hiểm đang "câu giờ", đồng thời áp đặt phương án theo hướng bất lợi cho khách hàng", chủ xe chia sẻ thêm.
Phía VNI nói gì?
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Thanh Lâm - Phó Giám đốc Ban Giám định bồi thường, Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI cho biết, việc định giá tài sản chiếc xe Hyundai Grand i10 của anh Sơn bị cháy ở mức 170 triệu đồng được phía VNI căn cứ vào giá thị trường.
"Đây là chiếc xe đời 2014, số sàn, bản base và đã chạy dịch vụ. Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc xe tương tự được bán với giá khoảng 170 triệu, chúng tôi đã căn cứ vào đó để định giá xe", ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng cung cấp cho PV một số bản chụp mẫu Hyundai Grand i10 tương tự được đăng trên các trang để đối chứng, giá bán dao động từ 168-175 triệu đồng.
Tuy nhiên, hầu hết những mẩu tin này được rao bán vào thời điểm tháng 4/2023 chứ không phải tại thời điểm xảy ra tổn thất là tháng 12/2022.
Khi được hỏi là vì sao khi ký hợp đồng với khách hàng vào tháng 4/2022, phía VNI lại để giá trị xe là 270 triệu, trong khi chỉ sau đó 8 tháng, chiếc xe lại được VNI định giá 170 triệu, đại diện VNI cho biết, giá trị đầu tiên ghi trong hợp đồng là 270 triệu là do khai báo của chủ xe chứ không phải thoả thuận giữa 2 bên.
"Giá trị khai báo đó chỉ được áp dụng xem xét đối với trường hợp tổn thất bộ phận, còn đối với trường hợp tổn thất toàn bộ như chiếc xe Hyundai i10 bị cháy này thì được định giá lại giá trị xe ngay tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất", đại diện VNI nói.
Về bộ phận khấu trừ là hệ thống dây diện có giá trị tới hơn 25,5 triệu, ông Lâm cho biết: "Cuộn dây điện là nguyên nhân gây cháy có giá trị theo báo giá chính hãng là 34,1 triệu đồng. Theo quy định của công ty, xe hoạt động 6-10 năm sẽ tính khấu hao linh kiện ở mức 25%, nên giá trị còn lại của cuộn dây điện là khoảng 25,5 triệu đồng và khoản này không được bồi thường".
PV đặt câu hỏi "vì sao chiếc ô tô được VNI định giá theo giá thị trường là xe chạy dịch vụ, còn bộ phận loại trừ lại được định giá theo báo giá mới của hãng có khấu trừ theo quy định riêng chỉ là 25% liệu có bất hợp lý?".
Ông Lâm cho rằng, việc khấu trừ này vẫn có thể được xem xét lại theo đề nghị của khách hàng và có thể trừ theo tỷ lệ khấu hao của cả chiếc xe. Ví dụ xe ô tô có giá trị bằng 50% giá trị lúc lăn bánh thì bộ phận gây cháy cũng được khấu trừ đúng theo mức này.
"Chúng tôi chưa được phía khách hàng cung cấp thông tin là Hội đồng định giá tài sản của huyện Phú Xuyên định giá chiếc xe của anh Sơn là 190 triệu. Khi đã được biết rồi, VNI có thể lấy đó làm căn cứ để trình phương án xem xét bồi thường cho anh Sơn. Chúng tôi rất muốn được làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc người đại diện để cùng đưa ra phương án hài hoà nhất ", Phó Giám đốc Ban Giám định bồi thường VNI nói.
(VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc)
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hoàng Hiệp
NÓđược ca sĩ Phương Anh và Tuấn Anh biên tập, nhạc sĩ Sơn Trần làm Giám đốc âm nhạc. Những ca khúc trong album dù không mới nhưng với bản phối tinh tế các hợp âm tăng giảm để tạo thêm màu sắc, kết hợp với giai điệu lơi lả dìu dặt vừa đủ làm cho người nghe cảm nhận được một cuộc sống thăng trầm đang trôi qua trong không gian của thanh âm.
Phương Anh chia sẻ, việc lựa chọn những ca khúc mà nhiều ca sĩ trước đó đã hát thành công làm cô trăn trở. Tuy nhiên, bằng tâm huyết của một nghệ sĩ từng có nhiều trải nghiệm trong âm nhạc, Phương Anh đã biến tấu theo những cách khác nhau, giúp người nghe có cảm giác mới mẻ khi đắm chìm vào các bản hit quen thuộc.
Duy nhất trong albumNÓxuất hiện ca khúc Hồn gió rất mới của thi sĩ Ngọc Lê Ninh. Đây là bài hát được tác giả sáng tác đầu năm 2023, phổ từ bài thơ Hồn anh - Ngọn gió chính anh viết năm 1988.
Phương Anh sinh ra tại Hà Nội, sở hữu chất giọng mang đậm chất tự sự. Nữ ca sĩ từng ra mắt album Vol 1 và Vol 2 Một cõi tình phai. Ít ai biết rằng, trước khi theo học thanh nhạc, Phương Anh từng là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Có lẽ vì vậy mà cô luôn chọn ngôn ngữ hội họa để thiết kế bìa cho album và cả cách hát cũng làm người nghe thấy được những bức tranh âm thanh với các mảng màu lập thể, lắng đọng.
'Hồn gió' - Phương Anh:
Khi các phương pháp trên vẫn không thể chiến thắng được cơn buồn ngủ, Chính buộc phải ghé vào trạm xăng dầu. Tại đây, anh dừng xe, tắt máy, gục đầu lên vô lăng, tranh thủ chợp mắt ít phút.
Đến tối, Chính pha bình nước trà Bắc thật đặc để uống cho đỡ buồn ngủ. Khi cảm thấy cơ thể đã mệt mỏi, thiếu ngủ, anh dừng lại để ngủ nghỉ. Bởi, anh ý thức được việc mình luôn đối mặt với những nguy hiểm và có trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân, người tham gia giao thông.
Tuy vậy, việc ngủ trong ca bin xe tải chở hàng giữa đêm vắng cũng cần có những kinh nghiệm nhất định. Nếu không, tài xế dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng tấn công để trộm cắp tài sản, hàng hóa.
Chính chia sẻ: “Bây giờ không còn tình trạng cướp, xin đểu, móc túi trên xe nữa. Tuy nhiên, tình trạng trộm cắp tài sản tài xế, hàng hóa trên xe tải vẫn còn. Lợi dụng lúc tài xế ngủ say hoặc lơ là, đối tượng xấu sẽ xịt thuốc mê vào cabin.
Đợi tài xế ngủ mê, chúng sẽ phá cửa rồi lên trộm đồ, lấy hàng hóa. Do vậy, tôi cũng luôn chủ động nghỉ ngơi trong cảnh giác. Trước khi ngủ, tôi khóa chặt cửa, chỉ cần nghe tiếng động là tỉnh dậy ngay”.
Là lái xe chuyên nghiệp, lâu năm, Chính cũng có kinh nghiệm trong việc chọn nơi an toàn để nghỉ ngơi giữa đêm. Nam tài xế thường dừng xe nghỉ ngơi tại những trạm xăng dầu của Nhà nước, có mức độ an ninh cao.
Anh cũng tìm cách đỗ gần chốt cảnh sát giao thông đang làm việc. Theo anh, đây là những nơi dừng xe đảm bảo an toàn cho các tài xế chạy xe đường dài.
Làm bạn với nỗi cô đơn
Suốt nhiều năm qua, trong các chuyến đi của mình, ngoài hàng hóa, hành lý của Chính chỉ là đôi bộ quần áo, gói trà Bắc và nỗi cô đơn. Anh nói rằng cô đơn là điều tất yếu trong cuộc đời của người tài xế chạy xe đường dài.
Chính đã lập gia đình, có con nhỏ. Công việc của một tài xế lái xe tải không cho phép anh có nhiều thời gian gần vợ con.
Mỗi ngày, anh chỉ có thể tranh thủ những lúc nghỉ ngơi ít ỏi của mình để gọi về thăm gia đình. Thậm chí, vào những ngày quan trọng, có ý nghĩa với gia đình, anh và vợ con chỉ có thể chia sẻ với nhau qua tin nhắn, cuộc gọi chớp nhoáng.
Anh tâm sự: “Nghề lái xe đường dài có niềm vui là được đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ. Nhưng đổi lại, chúng tôi thường phải làm bạn với nỗi cô đơn.
Tôi nhớ lần mình ra Bắc một mình. Trong lúc dừng xe để lau kính, tôi bất cẩn té ngã phải nhập viện điều trị. Thời gian nằm viện giữa đất khách, không một bóng người thân, bạn bè bên cạnh, tôi tủi thân vô cùng”.
Tuy vậy, sự cô đơn ấy cũng khiến Chính cảm thông hơn với những người đang trên đường về quê, đoàn tụ gia đình. Thế nên vào những ngày lễ, Tết, mỗi khi thấy sinh viên, người lao động nghèo không bắt được xe hay lỡ chuyến xe về quê, anh đều tìm cách giúp đỡ.
Thông thường, khi thấy những người này đứng chờ xe trong đêm, Chính đều dừng lại hỏi thăm. Khi biết về hoàn cảnh của họ và đi chung đường, anh sẽ mời họ lên xe để chở về miễn phí.
“Tôi cho nhiều người đi cùng lắm. Có người khi xuống xe cũng đưa tiền nhưng tôi nhất định không nhận. Bởi ngày còn bé, tôi từng cùng bố lếch thếch đứng đợi xe giữa đêm nên hiểu cảm giác của họ. Giúp được họ, tôi rất vui”, Chính chia sẻ.
Không chỉ phải làm bạn với sự cô đơn, Chính cho rằng người tài xế còn chịu nhiều thị phi khó giải thích bằng lời. Một trong số này là việc người đời thường gán tài xế với các tật xấu như ngoại tình, sử dụng chất cấm, chất kích thích.
Tuy vậy, Chính tự khẳng định mình là “người chồng ngoan”, luôn giữ trong tim tình yêu thương gia đình cháy bỏng. Anh không bao giờ sa đà vào những điều không đúng đắn và được vợ con tin tưởng, ủng hộ dẫu liên tục xa nhà.
Chính nói: “Với tôi, người tài xế luôn phải đối mặt với những hiểm nguy và đánh đổi cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để có những hành trình an toàn cho hành khách, hàng hóa. Thế nên, nghề lái xe là một nghề đáng trân trọng”.
*Ảnh nhân vật cung cấp