Đảm bảo quyền lợi của người dân xem truyền hình
Hôm nay, ngày 1/4/2016, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã họp phiên thứ 10 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn đến năm 2015 và thảo luận các công tác trọng tâm triển hai số hóa truyền hình giai đoạn tiếp theo, nhất là việc chuẩn để chuẩn bị cho việc triển khai số hóa truyền hình tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Phiên họp có với sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và Phan Tâm.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, triển khai Quyết định 2451/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam đã quyết tâm thực hiện và chỉ đạo kịp thời, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình triển khai thành công ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại Đà Nẵng, thành phố đầu tiên tại ASEAN thực hiện số hóa truyền hình mặt đất. “Đây được coi là thành công bước đầu trong quá trình triển khai Đề án số hóa truyền hình trên toàn quốc từ nay tới năm 2020”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, giai đoạn này là giai đoạn bản lề, được đánh giá là rất quan trọng trong các giai đoạn của Đề án số hóa truyền hình vì tại giai đoạn 1 ngoài 4 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM thì có 19 tỉnh lân cận của 4 thành phố bị ảnh hưởng khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố nêu trên (ước tính khoảng 50% dân số nằm trong vùng số hóa truyền hình của giai đoạn 1). Do vậy, Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan cần tập trung thảo luận, tháo gỡ các vấn đề, vướng mắc trọng tâm, theo hướng chỉ bàn tới, không bàn lùi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý việc triển khai số hóa truyền hình bên cạnh việc đảm bảo tiến độ thì đồng thời cũng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân xem truyền hình.
Tại phiên họp, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Phó trưởng Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam cho biết, thực hiện ý kiến kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo, Cục Tần số Vô tuyến điện đã phối hợp với VTV nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đề xuất các phương án ngừng phủ sóng truyền hình tương tự tại 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp lần thứ 7 vào ngày 21/1/2015, Ban chỉ đạo quyết định ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo nguyên tắc ngừng phủ sóng analog đến đâu thì phải phủ sóng truyền hình số mặt đất các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và hỗ trợ đầu thu STB đến đó.
Đến nay, việc phủ sóng truyền hình số các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh lân cận đã cơ bản được các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo đúng lộ trình. Đơn cử như, với VTV, hiện đơn vị này đã triển khai 16 máy phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Trong đó, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, VTV đã triển khai 10 máy phát DVB-T2 gồm 5 máy phát chính cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và 5 máy phát phục vụ việc phủ sóng biển đảo tại Hải Phòng và Quảng Ninh; khu vực đồng bằng Nam Bộ, VTV triển khai 6 máy phát DVB-T2 gồm 5 máy phát chính cho khu vực đồng bằng Nam Bộ và 1 máy phát phục vụ phủ sóng vùng biển đảo tại Kiên Giang. Theo đánh giá của Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo, Vùng phủ sóng số DVB-T2 của VTV tại khu vực đồng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ khá rộng, đã có vùng phủ sóng số bao trùm hầu hết vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất của VTV đang phát sóng tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ.
Hơn 454.000 hộ nghèo, cận nghèo tại 23 tỉnh, thành được hỗ trợ đầu thu STB
Ông Đoàn Quang Hoan cũng cho biết, hiện tại, thời điểm ngừng phát sóng chính thức truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng vẫn chưa được quyết định.
" alt=""/>Đề xuất tắt sóng analog tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng từ 15/8Tinh vi hơn, Đông còn nhắn tin hù dọa... chính mình với nội dung: "Không được báo với công an. Nếu báo hậu quả mày tự gánh".
Sau khi thao tác xong nội dung tin nhắn kèm hình ảnh kể trên, Đông mang chiếc điện thoại chính của mình đi gặp một số người thân quen, bạn bè, họ hàng để "van xin", "cầu cứu" họ cho vay mượn tiền để... "chuộc" con gái.
Vì thương cảm và tin tưởng vào lời khẩn cầu của Đông, có 3 người đã đồng ý cho đối tượng vay mượn số tiền khoảng 200 triệu đồng. Cũng từ đây, câu chuyện con gái Đông bị kẻ gian "bắt cóc" đã gây xôn xao và có người đã trình báo đến công an địa phương.
Nhận tin báo, xác định vụ việc rất nghiêm trọng, Công an huyện Quỳnh Phụ đã nhanh chóng vào cuộc, báo cáo lên cấp trên xin chỉ đạo.
Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình đã cử nhiều cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an huyện Quỳnh Phụ, trong thời gian sớm nhất phải tìm ra địa điểm giữ cháu bé. Sau khoảng 2 giờ, lực lượng công an đã tìm ra địa điểm Đông dấu cháu H. và nhanh chóng giải cứu nạn nhân an toàn.
Trước các bằng chứng phạm tội quả tang và nạn nhân, vật chứng, chứng cứ liên quan, Đông đã phải thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
" alt=""/>Dựng cảnh bắt cóc con gái, ông bố ở Thái Bình lừa người thân lấy tiền chuộc![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra, yêu cầu đoàn thanh tra có kế hoạch khoa học để không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra |
Buổi họp công bố quyết định thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì.
Theo quyết định, đoàn thanh tra gồm 9 thành viên. Trong đó ông Nguyễn Huy Hoàng, thanh tra viên chính, trưởng phòng Thanh tra xây dựng số 1 làm trưởng đoàn. Chánh Thanh tra Bộ cử một cán bộ giám sát hoạt động đoàn công tác là ông Phan Đức Anh, trưởng phòng Thanh tra xây dựng 4. Thời kỳ thanh tra từ năm 2010 tới tháng 10/2020 (khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên).
Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra Sở QH-KT TP.HCM, Viện Quy hoạch xây dựng thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, các chủ dự án, công trình và tổ chức cá nhân có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực hai bên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, phát hiện những vướng mắc tồn tại của cơ chế chính sách để kiến nghị, bổ sung, sửa đổi, phát hiện những vi phạm nếu có để xử lý, kiến nghị Chánh thanh tra Bộ Xây dựng xử lý theo quy định của pháp luật.
Tham dự có các đơn vị được thanh tra, các công ty, tổ chức thực hiện dự án dọc hai bên đường Nguyễn Hữu Cảnh như SSG, Công ty xây dựng số 5...; UBND quận Bình Thạnh, Sở Xây dựng TP.HCM...
![]() |
Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 3 km, tuy nhiên phải gồng gánh 6 khu phức hợp cao cấp, bao gồm bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và hơn 17.000 căn hộ chung cư…với loạt dự án The Manor, SunWah Pearl, Saigon Pearl, Centennial Bason… |
Tại cuộc họp, đại diện Sở QH-KT TP.HCM báo cáo theo đề cương của đoàn, báo cáo khái quát kết quả công tác quy hoạch 10 năm qua, đã góp phần vào phát triển của thành phố, các tổ chức được thanh tra đều cam kết chấp hành nghiêm quyết định thanh tra.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị Sở QH-KT TP.HCM và các tổ chức được thanh tra phối hợp chặt chẽ với đoàn , đoàn thanh tra có kế hoạch khoa học để không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra. Chánh Thanh tra cũng yêu cầu ông Phan Đức Anh, trưởng phòng Thanh tra xây dựng 4 được cử giám sát hoạt động đoàn thanh tra thực hiện nghiêm theo quy định của thông tư 05/2015 của Thanh tra Chính phủ về giám sát hoat động đoàn thanh tra.
![]() |
Đường Nguyễn Hữu Cảnh trở thành “rốn ngập” của thành phố, sau trận mưa lớn có đoạn ngập hơn nửa mét, giao thông tê liệt |
Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được xem là tuyến đường "vàng" với vị thế đắc địa dài hơn 3km, nối từ giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn (Q.1) về cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh). Con đường được khởi công xây dựng từ năm 1997 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2002, kỳ vọng giải quyết bài toán giao thông cho thành phố và góp phần chỉnh trang đô thị.
Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, con đường này lại lọt vào danh sách các điểm ngập nặng trở thành “rốn ngập” của thành phố, kẹt xe nghiêm trọng. Đây cũng là tuyến đường có mật độ các dự án bất động sản đua nhau mọc lên khiến hạ tầng tuyến đường bị quá tải.
Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, đường Nguyễn Hữu Cảnh chỉ dài hơn 3km tuy nhiên phải gồng gánh 6 khu phức hợp cao cấp, bao gồm bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và hơn 17.000 căn hộ chung cư với các dự án như: The Manor, SunWah Pearl, Saigon Pearl, Centennial Bason… Các dự án đều được xếp trong nhóm chung cư trung và cao cấp khoảng 70-90 triệu đồng/m2 có tổ hợp căn hộ chung cư với giá lên tới 100-200 triệu đồng/m2.
Hồng Khanh
Trong quyết định kế hoạch công tác thanh tra năm 2021 của Bộ Xây dựng, Bộ sẽ thực hiện thanh tra nhiều dự án của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số đơn vị thành viên.
" alt=""/>Thanh tra quy hoạch đường Nguyễn Hữu Cảnh TP.HCM