Đây nhiệm kỳ thứ 2 của NSND Trần Quốc Chiêm trên cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. 4 Phó Chủ tịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, PGS.TS Trần Thị An, nhạc sĩ-NSND Nguyễn Quang Vinh, TS-KTS Nguyễn Văn Hải.
NSND Trần Quốc Chiêm sinh năm 1958, sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, ông làm việc ở Nhà hát chèo Hà Nội. Khán giả biết đến ông từ giai đoạn này với vai chính trong vở diễn Người con gái trở về của tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Doãn Hoàng Giang.
Trong vai nghệ sĩ chèo, ông còn được công chúng biết đến qua nhiều vai diễn khác như: vai hoàng tử Pônuvông trong vở Mối tình ĐuôngNali, vai hoàng tử trong vở Tấm Cám; vai vua Lý Thánh Tông trong vở Lý Thường Kiệt, vai vua Lý Công Uẩn trong vở kịch cùng tên…
NSND Trần Quốc Chiêm từng giữ chức Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Tại Đại hội Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021, NSND Trần Quốc Chiêm đã đắc cử Chủ tịch Hội. Năm 2022, ông tiếp tục được đại hội Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 bầu giức chức Chủ tịch Hội.
" alt=""/>NSND Trần Quốc Chiêm tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà NộiAi từng làm trong ngành y đều biết, khó nhất với bác sĩ là chẩn đoán. Mớ triệu chứng hỗn độn của người bệnh tựa như đám mây mù, làm sao gạn lọc và suy luận để đoán ra? Quá trình này khó khăn vì tính phức tạp của biểu hiện triệu chứng. Một bệnh có nhiều triệu chứng, và một triệu chứng có thể có ở nhiều bệnh. Ví dụ đơn giản nhất là viêm phổi thì có sốt cao, nhưng sốt cao còn gặp ở nhiều bệnh khác nữa.
Một số bệnh có đặc điểm riêng, nên triệu chứng biểu hiện ra cũng riêng biệt, được gọi là triệu chứng đặc hiệu. Tức cứ có triệu chứng đó thì đoán ngay ra bệnh. Nhưng bệnh có triệu chứng đặc hiệu như thế thường ít, chủ yếu là các bệnh có triệu chứng mơ hồ, mỗi triệu chứng chỉ phản ánh một phần của bệnh. Một tập hợp nhiều triệu chứng sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn. Phức tạp nhất là những trường hợp triệu chứng không đầy đủ, không rõ ràng. Lúc đó thầy thuốc chẩn đoán dựa trên kinh nghiệm, tức kiểu suy luận mà chuyên gia tin học gọi là "logic mờ" - fuzzy logic.
Tác phẩm On Computing Machinery and Intelligence(Về bộ máy tính toán và trí thông minh - 1950), của Alan Turing, được coi như một trong các cột mốc khởi đầu của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI). Ngành y mơ ước với cơ chế suy luận giống con người, được đào tạo từ nguồn dữ liệu lớn, có cơ chế tự học... AI sẽ xây dựng được các phần mềm y khoa giỏi như chuyên gia, gọi là các hệ chuyên gia (Expert System - ES), giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác.
Nhưng ước mơ cho đến tận lúc này vẫn chỉ là mơ ước. Từ khi tôi còn là sinh viên y khoa đến nay đã thành bác sĩ về hưu, công việc chẩn đoán vẫn dựa vào bộ não của bác sĩ. Chẩn đoán bệnh vẫn là một phần chẩn, một phần đoán. Mà đoán thì có thể trúng, có thể trật.
Y học đã phát triển rất nhiều máy móc giúp bác sĩ có thêm dữ liệu, tăng tính chính xác của chẩn đoán. Nhưng khi gặp bệnh nhân, bác sĩ không thể yêu cầu làm tất tần tật xét nghiệm và chụp chiếu, như vậy chi phí khám bệnh sẽ tăng rất cao, xã hội sẽ lên án là bác sĩ lạm dụng xét nghiệm
Nên bác sĩ vẫn phải dựa vào khả năng suy luận của mình, dự đoán khả năng bị bệnh rồi cho làm một số xét nghiệm theo hướng đó để khẳng định. Cái gì bác sĩ nghĩ đến thì sẽ tìm ra, còn cái gì không nghĩ đến, thì dù nó sờ sờ ngay trước mắt, cũng không tìm ra. Như vậy các bệnh hiếm gặp thường bị bỏ qua.
Trong vụ án đầu độc xyanua, khó có thể trách bác sĩ. Ngộ độc xyanua trong các loại thực phẩm lâu lắm rồi không gặp; còn cố ý đầu độc thì làm sao bác sĩ có thể ngờ đến tình huống máu lạnh như vậy, nên trước các biểu hiện ấy các bác sĩ chỉ nghĩ đến bệnh lý tim mạch, không cho làm xét nghiệm theo hướng đầu độc hóa chất. Chỉ đến cuối cùng, một sự nghi ngờ xuất hiện thì sự việc mới tìm ra. Và ta giật mình. Trong quá khứ, có thể có những cái chết bí ẩn như vậy bị lãng quên.
Từ thực tế này, ta thấy trí tuệ nhân tạo có thể có ích. Trước hết là AI không bị chi phối bởi tình cảm, định kiến như con người. Nó chỉ làm việc dựa trên dữ liệu. Thứ hai nó dựa trên dữ liệu lớn, nên sẽ không bỏ sót những ca hiếm, những bệnh ít gặp.
Nhưng hiện tại, AI vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Tôi đã làm một thực nghiệm nhỏ, sau khi có các thông tin về vụ án xyanua, tôi nhập câu hỏi "Người tự nhiên bị nôn, đau ngực, đau đầu, đau bụng, rối loạn nhịp tim rồi hôn mê thì có thể bị bệnh gì?" vào các ứng dụng AI phổ biến. Kết quả Chat GPT 4.0 trả lời có thể do bệnh tim, suy tim, đột quỵ, loạn nhịp. Gemini của Google suy đoán có thể do ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh. Copilot của Microsoft cho là do bệnh tim mạch, bệnh não màng não, do lo lắng căng thẳng, hoặc bệnh zona thần kinh.
Không có ứng dụng nào nghĩ đến nguyên nhân do ngộ độc hóa chất. Tất nhiên chất lượng câu trả lời tệ như thế còn do dữ liệu đầu vào quá chung chung. Vậy nếu với dữ liệu đầu vào đầy đủ hơn thì sao?
Các thư viện y khoa online nổi tiếng, từ đầu năm 2024 đến nay đăng hàng trăm công trình nghiên cứu ứng dụng AI trong y học. Có một công trình thú vị ở Đức. Bệnh viện Đại học Düsseldorf đã làm một nghiên cứu so sánh kết quả phân loại bệnh ở phòng cấp cứu của các chuyên gia, của các bác sĩ nội trú trẻ, của các ứng dụng ChatGPT 3.5 và 4.0; Gemini, LlaMa (của Meta); và sau cùng là của các bác sĩ trẻ có sự trợ giúp từ Chat GPT.
Kết quả, mức độ phân loại bệnh của các chuyên gia cấp cứu là chính xác gần tuyệt đối, của các bác sĩ trẻ ở mức khá, tạm chấp nhận được. Kết quả của Chat GPT 4.0 thấp hơn của các bác sĩ trẻ một chút. Kết quả của Chat GPT 3.5 ở mức trung bình, cao hơn Gemini và LlaMa. Khi các bác sĩ trẻ sử dụng thêm gợi ý từ Chat GPT 4.0, kết quả có cải thiện nhưng không nhiều. Sai sót của các bác sĩ trẻ chủ yếu là phân loại nhiều ca bệnh nhẹ hơn, trong khi đó các ứng dụng AI sai sót ở chỗ phân loại nhiều ca bệnh nặng hơn. Cả hai xu hướng sai lầm này đều không thể chấp nhận được ở phòng cấp cứu.
Các tác giả kết luận rằng: Tóm lại, mặc dù có những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ LLM (dữ liệu lớn) và các sản phẩm liên quan như ChatGPT, hiện tại các sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn vàng cho việc phân loại cấp cứu, và nhấn mạnh tính cấp thiết cần phát triển và kiểm nghiệm nghiêm ngặt hơn nữa. Tôi cũng đồng ý với kết luận này.
Ứng dụng AI trong y khoa là một hướng đi có nhiều hứa hẹn. Ở một số chuyên ngành mà việc số hóa có thuận lợi hơn như chẩn đoán hình ảnh, robot phẫu thuật, quản lý hồ sơ... thì các ứng dụng AI đã đem lại một số thành công nhất định. Còn trong phần lớn lĩnh vực y khoa còn lại, việc ứng dụng AI đang ở những bước đi thăm dò.
Mới năm ngoái thôi, trong cơn say AI, nhiều người hào hứng tuyên bố rằng trong 3-5 năm nữa bác sĩ và giáo viên sẽ thất nghiệp, bị AI thay thế. Thực tế cho thấy điều đó chưa thể đến trong tương lai gần.
Nhưng tôi vẫn hy vọng các công trình nghiên cứu AI lớn thời gian tới sẽ cho ra những sản phẩm AI chuyên biệt dành cho y khoa, giúp cho việc chẩn đoán bệnh ngày càng chính xác hơn.
Quan Thế Dân
" alt=""/>Chẩn đoán bệnh bằng AI![]() |
Giọng nữ cao Phạm Khánh Ngọc (áo đen, ngồi) cực kỳ nóng bỏng trong vai Gabrielle hoang dã |
Bi hài kịch cổ điển trong nguyên bản tiếng Pháp được “làm mới” bằng những màn đối đáp tiếng Việt tràn ngập hơi thở đương đại. Chàng ca sĩ điển trai Nam Khánh vào vai anh thợ giày xuất sắc, lúc phải “hóa thân” thành sĩ quan, khi lại biến thành hoàng thân oai vệ, nhưng không quên được bản chất thợ giày nên hễ thấy giày ai xấu là anh chàng lập tức… lên cơn quát tháo, bắt cởi ra vì như vậy là… sỉ nhục đôi chân.
Những màn trao đổi thú vị giữa ngài nam tước Thụy Điển do giọng nam trung Đào Mác thủ vai với các quý bà Paris xinh đẹp – Pauline (Lý Hoàng Kim), Gabrielle (Phạm Khánh Ngọc) cũng cực kỳ hài hước và chuyển tải những bi hài kịch của hiện tại.
![]() Phạm Khánh Ngọc – Gabrielle diễn xuất sắc cùng Nam Khánh – anh thợ giày Paris ![]() |
Ngài nam tước Gondremarck vui vẻ cùng các quý bà Paris thực chất chỉ là những cô hầu gái |
Trong lúc sung sướng lao theo ảo vọng ăn chơi với các cô nàng Paris xinh đẹp, điều mà ngài nam tước Gondremarck không ngờ nhất là cuộc hẹn đặc biệt với kiều nữ Métella đã khiến ngài rớt bịch từ thiên đàng ăn chơi xuống thực tế phũ phàng. Hóa ra những bữa tiệc chỉ là “giả cầy”, khách sạn lớn chỉ là nhà của hai chàng trung lưu và đám quý tộc cũng lộ nguyên hình cổ vũ cho những trò vui hè phố. Dẫu sao, cái kết rất có hậu khi màn cao trào đỉnh điểm chính là âm mưu phối hợp giữa nàng Métella xinh đẹp với bà vợ của ngài nam tước muốn kéo ông chồng trở lại với đời thực.
“Cú đánh” mạnh mẽ vào cảm xúc khán giả
“Cuộc sống Paris” mang đến cho khán giả món ăn đẳng cấp Broadway được dàn dựng thành công trên sân khấu Việt, bởi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng nhạc kịch này. Thứ nhất là phải có một kịch bản không chỉ hoàn chỉnh mà còn xuất sắc, lần này là siêu phẩm của nhà soạn nhạc tên tuổi Jacques Offenbach (Pháp), với phong cách đặc trưng tới mức gần như đã hình thành một thể loại, một phong cách riêng biệt.
![]() |
Những màn nhảy múa mang tính giải trí tràn ngập vở diễn |
Một vở Broadway bắt buộc phải đảm bảo cả hai yếu tố: nghệ thuật sang trọng và tính giải trí rất cao. “Cuộc sống Paris” với rất nhiều tình tiết hài hước là các trò lừa gạt, đùa cợt, tán tỉnh của hai anh chàng trung lưu Bobinet và Gardefeu ở Paris (Pháp) xoay quanh nhân vật nữ mà cả hai chàng cùng yêu - cô gái phức tạp Métella đã vừa cống hiến cho khán thính giả âm nhạc vô cùng lôi cuốn, lại đồng thời phơi bày một câu chuyện hài hước đỉnh điểm là sự bóc mẽ một cách sâu cay những trò lố của thị dân, quý tộc khi mà những con người mới vừa đó thể hiện mình như một hình mẫu đạo đức thì ngay sau đó hiện nguyên hình là những kẻ phù phiếm, ngoại tình, tìm đến Paris để được thỏa sức phiêu lưu tình ái.
![]() |
Giọng nữ cao Phạm Duyên Huyền hút hồn khán giả với vai Métella xinh đẹp và là trung tâm của vở diễn |
Rất nhiều màn nhảy múa nóng bỏng, những màn trình diễn nghệ thuật hình thể của các diễn viên đã khiến “Cuộc sống Paris” thực sự rộn rã sắc màu nghệ thuật. Nhà hát Nhạc vũ kịch TPHCM tỏ rõ ưu thế khi cùng lúc sở hữu tới ba đoàn nghệ thuật: đoàn múa, đoàn ca kịch và dàn nhạc giao hưởng. Các nghệ sĩ được làm việc với nhạc trưởng tài năng người Pháp Pactrick Souillot – một trong những nhạc trưởng xuất sắc nhất hiện nay tại châu âu. Phần sân khấu do đạo diễn trẻ tài năng Tây Phong chỉ đạo. Dàn ca sĩ “đỉnh” nhất hội tụ khiến từng vai diễn đều tỏa sáng.
Phạm Duyên Huyền – giọng nữ cao rất đẹp vào vai Métella, cô gái Paris xinh đẹp, và tinh ranh, có tình ái phức tạp và là trung tâm của câu chuyện. Giọng nữ cao Phạm Khánh Ngọc, người mới đây giành giải Nhì tại cuộc thi Thanh nhạc Asean lần thứ nhất tổ chức tại Singapore giờ đây toả sáng trên sân khấu với vai Gabrielle nóng bỏng, hoang dã và vô cùng thông minh, ca sĩ giọng nam cao Nam Khánh xuất sắc vào vai anh thợ giày, ca sĩ giọng nam trung Đào Mác trở thành ngài nam tước Gondremarck, giọng nữ cao Lý Hoàng Kim trong vai cô gái Pauline xinh đẹp…
![]() |
Gần 200 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã cùng góp sức cho thành công của “Cuộc sống Paris” |
Vở diễn như một “cú đánh” mạnh mẽ vào cảm xúc của khán giả. Không khí cực sôi động với những giọng ca hàng đầu, vũ đạo độc đáo, âm nhạc tuyệt vời, cảnh trí thay đổi liên tiếp nhanh gọn và thông minh, trang phục rực rỡ, hiện đại, lời thoại dí dỏm, vui nhộn khiến khán giả vô cùng thư giãn. Cái kết của vở diễn rất có hậu và nhẹ nhàng, vui vẻ, tràn ngập không khí hội hè, nơi hội tụ của âm nhạc và nghệ thuật.
Hòa Bình
Ảnh: Sơn Trần
" alt=""/>Nhạc kịch: “Bỏng mắt”, đã tai với nhạc kịch “Cuộc sống Paris”