![]() |
…biến mỗi bước đi của du khách thành một nốt nhạc thi vị trong bản hòa ca rộn ràng đón chào năm mới
![]() |
Giữa miền nhiệt đới đặc trưng Đà Nẵng, Bà Nà Hills như một “ốc đảo” xanh của xứ lạnh, nơi những cây thông xanh ngắt vút tán nhọn theo lớp lớp chóp lâu đài cổ kính, khắp quảng trường màu trắng của tuyết, màu vàng, đỏ, trắng lấp lánh của hạt châu dẫn lối tới khu vườn mùa đông tràn đầy sức sống.
Ở đó, những chú tuần lộc dễ thương, người tuyết và muông thú sum vầy, đám trẻ nhỏ vui thích đùa nghịch cùng những nhân vật Giáng sinh chỉ thường thấy trong truyện kể, còn người lớn thỏa sức tạo dáng chụp hình kỷ niệm.
![]() |
Lần đầu tiên trong “lịch sử Giáng sinh” của riêng mình, bạn sẽ được ghé thăm ngôi nhà đỏ phủ đầy tuyết trắng huyền bí, nơi gia đình ông già Noel đón chào bạn bằng vòng tay rộng mở, bằng không khí ấm áp của những người làm nên linh hồn cho ngày Giáng sinh trên khắp thế gian, và tất nhiên, bằng những chiếc kẹo xinh xắn ngọt lành.
Một lễ hội đặc biệt với các vở diễn “xem là thấy Giáng sinh về” như Kẹp hạt dẻ, Kẻ phá rối giáng sinh, được điễn đều đặn trong hai khung giờ: 10h và 15h hàng ngày sẽ khiến bạn mê mẩn
![]() |
Được trình diễn vô cùng công phu bởi những nghệ sỹ nước ngoài tài ba, khiến bạn như quên mất cả hiện thực, ngỡ mình đang đứng trên một góc quảng trường giữa Paris hoa lệ, tận hưởng mùa Giáng sinh tuyệt diệu nhất từ trước đến nay
Ông già Noel và một giáng sinh diệu kỳ sẽ không còn trong giấc mơ trẻ nhỏ và kí ức tuổi thơ của biết bao người. Sẽ là một Giáng sinh ngọt ngào khép lại những niềm vui cũ và đón chào nhiều điều mới mẻ, trong hân hoan nụ cười, sắc đỏ sắc xanh rực rỡ, quây quần bên nhau tận hưởng niềm vui
![]() |
Đừng quên chọn combo mùa đông vô cùng hấp dẫn mức giá 850.000 đồng kéo dài đến hết 31/12/2018, gồm vé cáp treo đưa bạn tới thế giới Giáng sinh màu nhiệm và 01 suất buffet trị giá 300.000 đồng tại 3 nhà hàng nổi tiếng: Arapang, La Lavender và Le Louvre tại Sun World Ba Na Hills nhé!
Lên đường nào, một mùa Giáng sinh Năm mới đang tràn ngập quanh đây…
Doãn Phong
" alt=""/>Đến đâu để tận hưởng năm mới đậm chất Pháp?
Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần, thành hoàng Hà Nội. Truyện xưa kể lại rằng, khi vua Lý Thái Tổ dời đô đến Đại La đổi tên là kinh đô Thăng Long ngài đã cho xây dựng đô thành, nhưng thành cứ xây lên rồi lại lở.
Vua liền sai người tới đây cầu lễ, chợt thấy ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi quanh một vòng, đi đến chỗ nào thì để lại dấu chân đến đó, rồi trở lại vào trong đền thì biến mất. Vua theo dấu chân ngựa mà đắp thành lũy thì không lở nữa, nên thờ làm thành hoàng Thăng Long. Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua bèn tôn phong thần Long Đỗ làm “Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương”, và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” (đền thiêng ngựa trắng).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bom B52 rải thảm ở miền Bắc, mọi thứ xung quanh đền đều bị tàn phá, riêng ngôi đền vẫn còn đó. Hiện ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc nhưng được sắp xếp lại theo cấu trúc Tam nguyên đồng hóa - tức là thêm điện thờ Phật và Mẫu. Đền Bạch Mã đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1986 được trùng tu tôn tạo nhiều lần khang trang.
Lễ hội đền hàng năm diễn ra vào tháng hai âm lịch ( 13/2 âm lịch) . Trước đây người ta còn tổ chức đánh trâu rước xuân vào đúng hội... Nằm ngay giữa phố Hàng Buồm, giữa những lô xô mái ngói rêu phong phố cổ, đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn bức tranh phố cổ Hà Nội.
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục tọa lạc trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một trong “tứ trấn” – trấn Tây của Thăng Long xưa.
Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương - thần Linh Lang. Do vậy, ngoài cái tên đền Voi Phục, đền còn có tên gọi khác là đền Linh Lang.
![]() |
Đền Voi Phục tọa lạc trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một trong “tứ trấn” – trấn Tây của Thăng Long xưa. |
Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý - Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đã hy sinh tại đó.
Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, Đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, sau này, dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.
Hàng năm, để tưởng nhớ thần Linh Lang, cứ đến ngày 9, 10 và 11/2 âm lịch, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội đền Voi phục. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất nhộn nhịp.
Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, có đúc nổi dòng chữ Hán "Tây trấn thượng đẳng". Ngoài ra đền còn còn có 9 cây muỗm đại cổ thụ nằm ngay trước sân đền, ước đã hơn 700 năm tuổi.
Đền Linh Lang sở hữu nhiều hoành phi và câu đối bằng chữ Hán, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, nội dung chủ yếu ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần.
Công trình được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngay từ đợt đầu vào ngày 28/4/1962.
Đền Kim Liên
Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền thần là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh mang lại bình yên cho nhân dân.
Sau đó ngài xin vua cha về vùng đất hoang vu lập nghiệp (vùng đất nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Để ghi nhớ công ơn ngài, sau khi ngài mất dân đã lập đền để thờ ngài. Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền Kim Liên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ngay sau khi lập kinh đô Thăng Long (1010) nhằm mục đích bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.
![]() |
Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Ảnh: Quân Đỗ |
Đền Kim Liên hiện còn lưu giữ được tấm bia đá cổ được dựng từ năm 1772 khắc thần tích và bài minh ca ngợi Thần được soạn từ năm 1510 cùng 39 đạo sắc phong của các triều đại. Trong dịp Hà Nội kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đền Kim Liên được tu sửa lớn và được gắn biển “Công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Đền được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 9/1/1990. Hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội truyền thống, nghe lễ tế để báo đáp ơn thần.
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh nằm bên ngã ba đường Thanh Niên – Quán Thánh. Ngôi đền này thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Ban đầu, ngôi đền này nằm ở phía Nam sông Tô Lịch.
Sau khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Công Uẩn cho dời đền về vị trí như ngày nay, với hy vọng Huyền Thiên Trấn Vũ sẽ giúp việc trị thủy quái Hồ Tây và trấn giữ mặt Bắc thành Thăng Long. Đền được gắn biển là Công trình 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
![]() |
Đền Quán Thánh được xem là ngôi Đền trấn giữ mặt Bắc thành Thăng Long. Ảnh: Quân Đỗ |
Đền Quán Thánh tọa lạc ở một địa thế rất đẹp, cạnh hai hồ là Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn.
Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ.
Trong đền còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân khi đánh lên đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Đền được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa ngày 28/4/1962.
Đầu năm mới, nhiều người có thói quen đi chùa, đền, phủ. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Việt nhưng lễ chùa sao cho đúng không phải ai cũng biết.
" alt=""/>4 ngôi đền thiêng được xem là 'Tứ trấn Thăng Long'Nhà chồng chết điếng sau câu nói của nàng dâu ngoan hiền
Người mẹ ôm con đứng suốt đêm trước nhà nghỉ khiến nhân viên ám ảnh
Đưa chồng đi họp lớp, vợ chứng kiến cảnh khó tin
Giải Kizuna Ekiden tại Hà Nội - "Chạy vì an toàn giao thông" sẽ diễn ra vào sáng ngày 18/11. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ 77 sự kiện lớn nhỏ được tổ chức ở Việt Nam năm 2018 nhằm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Sẽ có ít nhất hai thành viên của AKB48 tham gia tranh giải. Giải còn có sự có mặt của Cựu vô địch Tokyo International Women’s Marathon 2008 với thành tích 2 giờ 21 phút 37 giây, Á quân giải vô địch marathon thế giới tại Đức 2009 - Yoshimi Ozaki.
![]() |
2 thành viên nhóm nhạc AKB48 sẽ có mặt tại Việt Nam để tham gia giải chạy "Chạy vì an toàn giao thông". |
Yoshimi là thành viên của đội đặc biệt, có số báo danh 7777. Đồng đội của cô là ngài Kuroiwa Yuji - Thống đốc tỉnh Kanagawa, Ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia (người khá có tiếng trong cộng đồng chạy bộ) và bà Lê Thị Thu Thuỷ.
![]() |
BTC cho biết, cổng đăng ký chính thức chương trình “Chạy vì an toàn giao thông” được mở từ ngày 6/9/2018 và được đông đảo công dân Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, ủng hộ. |
Cũng trong sự kiện này, các vận động viên, cổ động viên sẽ được tham dự các hoạt động đặc sắc của lễ hội văn hoá và trưng bày do tỉnh Kanagawa tổ chức từ ngày 17/11 đến hết ngày 18/11 ở bờ hồ Hoàn Kiếm (miễn phí vé vào cửa).
Đặc biệt, sau lễ trao giải vào lúc 9h30 sáng sẽ là phần trình diễn của ban nhạc AKB48 và màn ra mắt ban nhạc SGO48 đến từ Hồ Chí Minh. Người hâm mộ và vận động viên có thể tới cổ vũ cho thần tượng của mình tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mà không cần trả bất kì một khoản phí nào.
30 năm qua, mâm chè, bánh của dì Gái (hẻm 211 Hoàng Hoa Thám, quận Phú Nhuận, TP.HCM) vẫn nườm nượp khách dù không có biển hiệu. Mâm hàng này còn thu hút thực khách bởi những câu chuyện thắm ân tình của người Sài Gòn.
" alt=""/>Thành viên ban nhạc AKB48 đình đám Nhật Bản tham gia chạy ở hồ Gươm