- Đón nhận huân chương hữu nghị do nhà nước Lào trao tặng, ông có suy nghĩ gì?
Khi nghe tin được nhận huân chương dù đã kết thúc nhiệm kỳ, trở về Việt Nam, tôi rất bất ngờ và cảm động. Việc đóng góp một phần vào công cuộc phát triển đất nước Lào cũng như xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước là trách nhiệm của một “người lính” Viettel khi được giao nhiệm vụ, và tôi cũng vậy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Nhà nước, Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công nghệ và Truyền thông, Bộ Quốc phòng Lào. Tôi cũng hiểu huân chương này là phần thưởng cho cả đơn vị vì thành tích không chỉ của cá nhân tôi bởi có nhiều người xứng đáng, đóng góp lớn.
Cảm động hơn nữa là đúng ra tôi sẽ sang Lào nhận Huân chương, nhưng nhân đoàn công tác của Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào ở Việt Nam, Bộ trưởng cùng đoàn sẽ trao tặng Huân chương Hữu nghị cho tôi tại nhà khách Chính phủ.
- Là 1 trong 3 chuyên gia đầu tiên của Viettel được cử sang Lào để hỗ trợ LAT triển khai mạng lưới để chuẩn bị hình thành liên doanh. Khi đó, ấn tượng của ông về nước Lào ra sao?
Lúc ấy, tôi đến với Lào là một cái duyên. Năm 2006, Lào có một nhà mạng thuộc quân đội, đang gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật, mạng nghẽn liên tục. Tập đoàn Viettel cử đoàn những kỹ sư đầu ngành sang hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đồng thời cũng qua đó tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai nước. Đoàn kỹ sư chúng tôi gồm 3 người, ngày càng bén duyên với đất nước Lào và sau đó xây dựng Unitel.
Tôi không nghĩ sẽ có ngày quay lại Lào làm việc. Nhưng đúng 12 năm sau, tôi đã quay lại Lào ở một cương vị khác, cương vị dẫn dắt con tàu. Khi quay lại, tôi thấy đất nước Lào không thay đổi nhiều, từ cảnh vật đến bạn bè thân thiết, những người từng làm việc cùng. Kỷ niệm ùa về khiến tôi thấy rất thân thương, chung thủy, như thể mình đã ở đó rất lâu rồi.
Ở một nơi mà nhịp sống chậm cũng có những cái hay của nó, bởi vì ở đây những giá trị truyền thống luôn được duy trì, cảm giác cuộc sống thật bình yên và hạnh phúc. Tôi nghĩ nếu khảo sát thì người Lào là những người hạnh phúc nhất thế giới.
Tôi vốn thấm nhuần văn hóa Viettel, thích nghi nhanh và có sức cạnh tranh nên chỗ nào cũng hợp cả. Nhanh cũng hợp, chậm cũng hợp.
- Trong hành trình của ông với Unitel, thị trường viễn thông Lào có diễn biến như thế nào? Unitel đã có những thay đổi gì nổi bật trong giai đoạn đó?
Tôi may mắn được kế thừa Unitel ở giai đoạn tương đối chín muồi về đoàn kết nội bộ, kết quả kinh doanh, thị phần hàng đầu, bộ máy xây dựng rất vững chắc.
Unitel đã thay đổi từng ngày, hình thành một diện mạo mới, không còn là một nhà mạng viễn thông thuần túy mà trở thành một công ty công nghệ đi đầu trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin như Chính phủ điện tử, giáo dục thông minh, y tế thông minh, nông nghiệp thông minh.
Trong 10 năm tiếp theo, Unitel tiếp tục phấn đấu luôn là công ty công nghệ hàng đầu, mang đến những công nghệ mới nhất như AI, IoT… và tiên phong trong chuyển đổi số, hướng tới xây dựng xã hội 4.0, đưa công nghệ vào mọi ngóc ngách của đời sống.
Công ty cũng hướng tới xây dựng hệ sinh thái, tham gia vào nhiều lĩnh vực của xã hội như mobile money, các dịch vụ số, thương mại điện tử và tích cực hỗ trợ cho các startup công nghệ.
Unitel đã không còn là công ty viễn thông như ban đầu. Những anh em đồng nghiệp người Việt Nam và Lào cũng thay đổi từng ngày, trở thành những phiên bản tốt hơn của chính họ.
- Ở một đất nước coi trọng giá trị truyền thống như vậy thì việc phát triển những điều mới như ông vừa nói có khó hay không?
Cũng khó mà cũng dễ.
Nó khó bởi vì nhịp sống diễn ra chậm nên khi đưa những thứ mới mẻ vào sẽ mất nhiều thời gian hơn và mình phải kiên nhẫn hơn, dành nhiều tâm huyết hơn. Dễ là bởi ít người làm nên gần như những gì Unitel làm đều là tiên phong.
Trong 3 năm qua, chúng tôi luôn làm theo khẩu hiệu: “Đổi mới, bứt phá và tiên phong”. Đổi mới tức là ngày hôm qua đã tốt rồi thì ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Cái gì đúng trong ngày hôm qua nhưng không còn đúng trong hôm nay thì ngày mai hãy làm khác đi. Tiên phong tức là trong mọi lĩnh vực mình phải luôn đi trước đi đầu. Còn bứt phá, đó là tiên phong đi trước, vượt xa hẳn các đối thủ đang cùng đường đua.
Giờ đây ở Lào, Unitel đã bứt phá rất xa rồi. Trong lĩnh vực công nghệ, những doanh nghiệp chuyển đổi chậm và đi sau thì sẽ khó phát triển, khi mà người đi trước đã chiếm lĩnh thị phần rồi.
- Ông có suy nghĩ gì về trách nhiệm của Unitel - doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Lào?
Doanh nghiệp nào cũng thế, không kể số 1 hay số 2 thì đều phải có trách nhiệm với xã hội. Unitel luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực như về doanh thu và đóng góp thuế, ngành viễn thông.
Unitel có đặc thù là một doanh nghiệp viễn thông công nghệ thông tin đang kinh doanh ở một đất nước mà mức độ trưởng thành công nghệ còn thấp. Do đó, trách nhiệm của công ty là góp phần thay đổi hình ảnh này cho đất nước mà mình đang sống và làm việc. Mình là con chim đầu đàn dẫn dắt đoàn tàu, mình phải nỗ lực hơn bình thường.
- Với Việt Nam, Lào là quốc gia có mối quan hệ đặc biệt lâu dài và quan trọng. Khi ở vị trí đứng đầu một doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào, ông cùng với các đồng nghiệp của mình tại Unitel đã có những hoạt động gì đóng góp cho mối quan hệ đặc biệt đó?
Unitel là liên doanh giữa Lào và Việt Nam nên mang sứ mệnh góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Unitel là đại sứ của một tình bạn vĩ đại hai nước Việt - Lào.
Những năm qua, Lào gặp nhiều khó khăn. Lạm phát rất cao, xăng dầu không có mà mua, đồng tiền của Lào mất giá liên tục trong khi họ đến kỳ trả nợ vốn vay nước ngoài. Sau đó thì đại dịch Covid-19. Tôi hay nói đùa, không biết duyên số thế nào mà những năm mình ở Lào là giai đoạn khó khăn nhất trong 40 năm qua của một nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Unitel tham gia rất nhiều hoạt động xã hội như đóng góp quỹ phòng chống dịch, xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý đăng ký tiêm vaccine, quản lý đăng ký thông tin dịch bệnh, công cụ giáo dục từ xa… Chúng tôi gần như miễn phí dịch vụ viễn thông cho các bác sỹ tham gia cái phòng chống dịch và lực lượng giáo viên dạy online, các gói giảm giá cho học sinh sinh viên để học online.
Giai đoạn Covid-19 chính là lúc Unitel thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội nhiều nhất. Khi đại dịch lan rộng và diễn biến phức tạp như thế, không có công nghệ không thể nào làm được. Cũng may mắn, công tác chống dịch của Lào rất ổn, tỉ lệ tử vong thấp nhất thế giới có phần nào đóng góp của Unitel.
Thu Hà (thực hiện)
" alt=""/>Nguyên CEO Viettel tại Lào: ‘Unitel là đại sứ của tình bạn vĩ đại ViệtTheo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong giai đoạn mới, các trường đại học đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khi thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học được xem là thuộc tính của nhà trường.
"Tư duy bao cấp không còn phù hợp, thay vào đó là sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức của tập thể lãnh đạo để nhà trường liên tục phát triển" - ông Ga nhấn mạnh.
![]() |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đại diện Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM |
Đối với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, theo ông Ga, đây là một trong 23 trường được thí điểm thực hiện tự chủ toàn diện, có nhiều kinh nghiệm thực hiện tự chủ. Vì vậy, nhà trường phải tiếp tục phát huy tính năng động vốn có, định hình chiến lược phát triển bền vững trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đổi mới mô hình quản trị đại học cho phù hợp với tự chủ, trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở một số ngành có thế mạnh.
Ông Ga lưu ý rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, các trường đại học phải đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy để đào tạo thế hệ sinh viên thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi sâu sắc.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga |
“Tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đang làm cho những ngành nghề lao động thông thường dần dần biến mất, lợi thế nguồn lao động phổ thông đông, giá rẻ không còn cạnh tranh. Nếu các trường tiếp tục đào tạo theo mô hình cũ, chương trình cũ thì sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp ngày càng nhiều điều tất yếu” –ông Ga nói
Ông Ga đề nghị nhà trường mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm chương trình đào tạo các trường đại học thế giới. Trường cần xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia, để sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có tiền thân là Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962.
Khi mới thành lập, Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật nằm trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Phú Thọ (Nay là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
Qua năm 55 năm, trường đã nhiều lần đổi tên và sáp nhập. Tên gọi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có từ năm 1984, sau đó trường là thành viên không chính thức của ĐHQG TP.HCM. Tới năm 2000, khi tách khỏi ĐHQG TP.HCM, trường được khôi phục là tên cũ là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Hiện tại trường có 759 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 GS, 26 PGS, 109 tiến sĩ, 369 thạc sĩ...
Lê Huyền
" alt=""/>“Tự chủ đại học là thuộc tính của nhà trường”Cản trở lớn nhất khi lên vị trí Phó giám đốc Điện ảnh Quân đội
- Đã lâu mới thấy chị tái xuất với bộ phim 'Hoa hồng giấy' - series truyền hình đầu tiên được Netflix châu Á mua bản quyền phát sóng từ 24/10. Đây tiếp tục là bộ phim rất dữ dội như cá tính của Đặng Thái Huyền?
Thực ra tôi vẫn làm phim nhưng ít chia sẻ trên trang cá nhân. Tôi muốn có những khoảng lặng nhất định sau thời gian sôi nổi làm nghề. Tôi dần cảm thấy lo sợ là mình sẽ có chiều hướng đi vào lối mòn làm phim. Mặt khác tôi cũng có sự thay đổi trong đời sống bản thân. Ngoài làm phim, từ giữa năm 2021 tôi đảm nhiệm thêm công tác Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Điện ảnh Quân đội nên rất bận. Tôi có cảm giác làm gì cũng dở dang do phân tán quá nhiều công việc chứ không đơn thuần chỉ làm công việc sáng tác nữa. Tôi thấy mình đang bị mệt mỏi và trì trệ. Chính vì thế dù đang thực hiện nhiều dự án phim từ Bắc đến Nam tôi cũng ít khi lên Facebook chia sẻ. Tôi muốn có thời gian dành tâm huyết cho công việc mình được cấp trên, đồng đội tin tưởng giao phó, đồng hành cùng các đạo diễn trẻ trong những dự án của hãng. Và tôi cũng muốn có thời gian nhìn nhận lại những dự án mình đã làm từ đó tìm hướng đi mới.
Tôi cũng không dám nhận phim bên ngoài nữa vì không có nhiều thời gian và sợ rằng mình ôm đồm quá nhiều việc sẽ không đủ sức, sẽ không thể trọn vẹn, dốc tâm, dốc sức như trước - đó là lý do ban đầu tôi từ chối lời mời làm đạo diễn phim Hoa hồng giấy. Tuy nhiên nhà sản xuất vẫn chờ đợi, gửi lời mời lần 2. Tôi quyết định đọc kịch bản và thấy nó thực sự rất thú vị, xây dựng tính cách người phụ nữ không giống như những phim trước đó tôi đã làm. Và giờ thì tôi và ekip rất vui khi Netflix đã độc quyền phát hành Hoa hồng giấy.
- Phim lên sóng VTV sẽ thu hút sự chú ý hơn nhiều nền tảng Netflix, nhất là khi phim của chị ngay từ đầu có những tình huống gây sốc?
Nếu muốn có đông đảo người xem ai cũng muốn chiếu trên kênh truyền hình quốc gia. Nhưng việc các kênh lớn, đặc biệt là Netflix phát hành cũng là điều rất tuyệt vời vì nó khẳng định được vị thế của phim truyền hình Việt Nam khi được xếp cạnh các phim của Hàn Quốc và thế giới. Tôi nghĩ chất lượng phim phải đảm bảo mới thuyết phục được họ như vậy. Với tư cách là đạo diễn có phim chiếu trên các nền tảng lớn hiệu ứng truyền thông về tên tuổi cũng tốt hơn.
- Việc làm lãnh đạo Điện ảnh Quân đội có tạo ra hạn chế gì về nghề nghiệp với chị? Bởi chị sẽ ít có thời gian hơn và phải nhường cơ hội làm phim cho lính của mình?
Hạn chế lớn nhất khi lên làm lãnh đạo là tôi không thể dành toàn bộ thời gian, sự chuyên tâm, tâm thế, sức khỏe, tinh thần vào việc làm phim như trước nữa. Đó là điều thiệt thòi với người làm nghệ thuật. Bởi khi làm nghệ thuật anh phải đắm đuối, dành toàn bộ thời gian tâm trí của cho tác phẩm. Đó là điều cản trở với tôi ở thời điểm này, nhất là một số dự án phim với tư cách lãnh đạo, tôi chỉ có thể đi bên cạnh anh em. Tôi tin với thế hệ trẻ họ có cách xử lý tốt hơn nhưng thiệt thòi là một số đề tài yêu thích mình chỉ là người dẫn đường. Tôi luôn hy vọng một ngày nào đó công việc của tôi ở hãng ổn định hơn và thu xếp được thời gian, tôi sẽ được thỏa sức lựa chọn những dự án phù hợp. Tôi cảm thấy thời điểm này làm phim để thỏa sức sáng tạo chứ không còn là lúc thể hiện hay khẳng định tên tuổi nữa.
Những phụ nữ có thành công nhất định, đương nhiên họ không bao giờ toàn vẹn được đâu
- Khi lên làm lãnh đạo thời gian cho việc làm phim, bản thân ít đi và chồng con sẽ phải chịu thiệt thòi hơn. Chị có nghĩ đó là sự hy sinh của gia đình mình?
Tôi luôn nghĩ với nữ giới làm nghệ thuật và quỹ thời gian ít ỏi đương nhiên gia đình chịu thiệt thòi, chỉ là ít hay nhiều thôi. Tôi nhận thấy để có được vị trí và thành công như hôm nay, gia đình là chỗ dựa rất lớn. Tôi nghĩ với tất cả những phụ nữ có thành công nhất định, đương nhiên họ không bao giờ toàn vẹn được đâu. Tôi phải chấp nhận điều đó như một lẽ dĩ nhiên, không thể đòi hỏi hoàn hảo tất cả. Người ta hay nói sau lưng người đàn ông thành công là một người phụ nữ nhưng sau người phụ nữ thành công là khoảng trống mênh mông.
- Và khó có ai có thể chia sẻ với mình, đặc biệt với một người làm nghệ thuật và lại là người lính như chị?
Đặc thù của tôi là người làm nghệ thuật nhưng cũng là người lính nữa, thực ra có vẻ rất mâu thuẫn. Làm nghệ thuật cần bay bổng nhưng người lính trong quân ngũ cần sự chỉn chu. Rất may tôi cảm thấy mình tách bạch được mọi thứ rõ ràng. Khi thực hiện các tác phẩm của Điện ảnh Quân đội tôi sẽ có điểm khác biệt, có những định hướng tuyên truyền rất rõ ràng nhưng khi có điều kiện thực hiện những dự án bên ngoài tôi lại phiêu với cách làm phim thuần về nghệ thuật hoặc giải trí. Tôi luôn tự nhủ rất rõ mục đích làm phim và đối tượng mình hướng tới để có cách làm phù hợp.
- Trên phim trường mọi người thấy hình ảnh quyết liệt, dữ dội của chị. Bên ngoài nhiều người ngưỡng mộ hình ảnh mạnh mẽ của Đặng Thái Huyền trong bộ quân phục. Không rõ khi về nhà một người cá tính như chị ở đời thường như thế nào?
Phụ nữ muôn đời luôn phải là một nửa thế giới, yếu đuối chứ. Mình mang cả việc chỉn chu nghiêm túc về nhà thì rất khó. Tôi tự nhận thấy mình lý trí, cân đối và tách bạch giữa công việc và ở nhà. Tuy nhiên duy chỉ có một điều không hẳn là tốt khi tôi là người khá duy ý chí. Khi tôi đã nói điều gì thì 1 là 1, không thể là 2 được. Tôi thấy đó cũng hạn chế đấy, đôi khi mình hơi bị quyết đoán trong suy nghĩ và quyết định của mình. Đó là yếu điểm của bản thân và theo thời gian mình cần chậm lại, lắng lại một chút.
Nữ đạo diễn bị "nghề" hành
- Chị luôn làm phim xa, bối cảnh vất vả, làm việc trong điều kiện dễ tàn phá sức khỏe và nhan sắc. Qua thời gian chị có cảm nhận được dấu ấn của tuổi tác tác động đến công việc của mình?
Tôi vẫn làm phim liên tục và thường là các dự án đi dài ngày từ Bắc đến Nam, trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Tôi bắt đầu cảm nhận sức khỏe không còn được phong độ tốt nhất như trước đây. Tuy nhiên được làm việc mình thích thì giống như mỗi ngày được sống trong hạnh phúc và tình yêu ấy. Vì yêu thì sẽ không thấy vất vả, thiệt thòi gì hết. Và tôi thấy vẫn đang ở giai đoạn sung sức với nhiều dự án ấp ủ.
- Xưa nay các đạo diễn hay nhận phần thiệt về mình, phim dở thì hay bị mắng, phim hay nhường phần hot cho diễn viên. Chị có bao giờ cảm thấy làm đạo diễn vừa thiệt thòi, vừa vất vả?
Tôi chưa bao giờ nghĩ như thế. Xã hội đã phân công công việc và mỗi người đảm nhiệm công việc ở vị trí khác nhau. Khi xác định sống chết với lựa chọn thì sẽ thấy được làm việc là hạnh phúc. Diễn viên có nhiệm vụ của diễn viên và họ có cái vất vả của họ. Quay phim hay các bộ phận khác có cái vất vả rất đặc trưng nên mình không thể nói đạo diễn vất vả nhất. Bao nhiêu năm làm phim rồi nhưng mỗi ngày trước khi ra hiện trường quay, tôi cảm giác luôn bồi hồi và hồi hộp như ngày đầu tiên làm đạo diễn. Tôi luôn trăn trở hôm nay quay có thuận lợi, suôn sẻ không và luôn nhắm mắt lắng lại một chút trước khi bước xuống xe bước vào cảnh quay.
- Chị có thấy mình là người khổ vì nghề?
Đúng vậy! Giá như mình đừng yêu nó quá thì ngày nào đi làm cũng như đi kiếm tiền thôi, cứ xác định thế đi. Bạn có tin là có một cảnh quay nào đó vì một chút lơ đễnh mà không thực hiện được dù không quá ảnh hưởng tới bộ phim nhưng tôi vẫn đau đáu với nó nhiều tháng sau. Tôi luôn cảm thấy đó là lỗi, dằn vặt là tại mình vì đã thiếu tập trung. Đó là vì tôi quá cầu toàn, nó giống như bị hành vậy. Sau mỗi dự án tôi rất mệt. Có thời gian tôi mắc hội chứng như sợ đám đông vậy. Đi làm việc với ê kíp quá đông, quá ồn ào và bị vắt sức rồi nên khi về nhà tôi chỉ muốn thu mình lại trong thế giới của riêng mình. Tôi ít bạn thân, ít các mối quan hệ xã giao và đó nhìn chung cũng là một thiệt thòi.
Trích đoạn phim "Bánh đúc có xương' do Đặng Thái Huyền đạo diễn
" alt=""/>Trung tá Đặng Thái Huyền: Lãnh đạo ở hãng phim, về nhà lo gia đình thiệt thòi