Thế nhưng những vấn đề của iPhone 8 và iPhone 8 Plus vẫn còn, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Báo cáo mới nhất cho biết, đã có một trường hợp iPhone 8 Plus phát nổ khi đang sạc tại Đài Loan (Trung Quốc).
Các phương tiện truyền thông tại đây cho biết, một người phụ nữ tên Wu sống tại thành phố Đài Trung đã mua một chiếc iPhone 8 Plus phiên bản 64GB. Chiếc điện thoại vẫn hoạt động khá tốt cho đến hôm thứ 3 vừa qua.
Người phụ nữ này cắm sạc chiếc iPhone 8 Plus khi đang còn 70% pin, bằng một bộ cáp sạc đi kèm máy. Tuy nhiên chỉ 3 phút sau đó, chiếc iPhone 8 Plus đã phát nổ lớn. Rất may vụ nổ không gây ra hỏa hoạn, cũng không gây ra thương tích gì cho người phụ nữ.
Chỉ có chiếc iPhone 8 Plus là bị hỏng hoàn toàn, phần màn hình bị tách ra khỏi vỏ ngoài của máy. Chiếc iPhone này đã được đưa về nhà máy sản xuất và bắt đầu quá trình điều tra. Liệu rằng một sự cố tương tự như Galaxy Note7 của Samsung có lặp lại với Apple?
Theo GenK
" alt=""/>Một chiếc iPhone 8 Plus phát nổ sau 3 phút cắm sạc![]() |
Diễn tập quốc tế ASEAN-Nhật Bản phòng chống tấn công DoS/DDoS 2018. |
Mô hình của buổi diễn tập năm nay gồm 3 cấp: cơ quan điều phối quốc tế, cơ quan điều phối quốc gia và các đơn vị hạt nhân. Trong đó, các đơn vị hạt nhân là nơi cần được bảo vệ nhất, nơi có thể gặp phải tình huống bị tấn công mạng trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời cũng là đơn vị nên tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố tấn công mạng cho các đơn vị khác nhằm phòng tránh lây lan đến đơn vị mình.
Mô hình diễn tập này chính là cấu trúc của liên minh phối hợp quốc tế trong ứng cứu sự cố máy tính hiện đang được áp dụng. Do đó, khác với diễn tập APCERT và diễn tập ASEAN tập trung vào phân tích các loại hình tấn công mạng, diễn tập ASEAN – Nhật Bản tập trung vào tạo lập cơ chế phối hợp, vận hành nhanh và chính xác các công đoạn chuyển giao thông tin giữa tất cả các đơn vị có liên quan khi có tấn công mạng xảy ra.
Kịch bản diễn tập giả định có các cuộc tấn công mạng từ một nhóm tin tặc và gồm 3 giai đoạn và kéo dài trong 3 ngày:
Ngày 1: Giai đoạn cảnh báo. Nhật Bản phát hiện việc truy cập website và trao đổi email bị chậm lại, đồng thời có các cuộc tấn công DDoS nhỏ xuất hiện.
Ngày 2: Giai đoạn tấn công. Xuất hiện cảnh báo một cuộc tấn công diện rộng, sau đó các cuộc tấn công quy mô lớn gây ra tắc nghẽn việc truy cập website và ngừng trệ việc gửi nhận email của các đơn vị nạn nhân. Do vậy, việc liên lạc bằng điện thoại được sử dụng.
Ngày 3: Giai đoạn đỉnh điểm. Sau khi dịch vụ email được khôi phục, các email giả mạo chứa mã độc được gửi đến quan chức các quốc gia thành viên ASEAN. Các email lừa đảo tinh vi này sau đó làm bùng phát mã độc không chỉ trong các cơ quan, tổ chức chính phủ mà còn lây lan ra cộng đồng.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ về các nguy cơ an ninh mạng trong tình hình mới. |
Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình an toàn thông tin, tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, và xảy ra trên diện rộng. Do vậy, các cuộc diễn tập được duy trì định kỳ hằng năm. Theo ghi nhận của Trung tâm VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, bao gồm cả 3 loại hình Phishing, malware và deface. Trong đó, tấn công mã độc (malware) là 6.400 trường hợp, tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.377 trường hợp, tấn công lừa đảo (phishing) là 2.605 trường hợp.
Với năm 2018, số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, với 2.661 sự cố deface, 766 sự cố tấn công mã độc malware, và 608 sự cố lừa đảo Phishing. Hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).
Yêu cầu đặt ra cấp quốc gia là phải giảm thiểu thiệt hại, đối phó với các tấn công. Mỗi quốc gia cần làm cho cộng đồng nhận thức được mức độ nguy hại của tình huống đang diễn ra và có biện pháp đối phó kịp thời.
Trong thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao năng lực cho Mạng lưới ứng cứu sự cố máy tính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và giao VNCERT tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập an toàn mạng quy mô lớn cho tất cả các Bộ, tỉnh trên cả nước.
Trọng Đạt - Lê Bích Thủy - Ngọc Ánh
" alt=""/>Diễn tập quốc tế ASEANTrí tuệ nhân tạo có thể tạo ra vân tay giả đánh lừa các máy quét
Trí tuệ nhân tạo đang được hướng đến… nhà vệ sinh
Theo trang Bloomberg, phần lớn trong số 100.000 thiết bị này sẽ được dùng cho mục đích đào tạo và chiến đấu. Đây là một thành công lớn của Microsoft khi đã vượt qua rất nhiều hãng công nghệ thực tế tăng cường khác trong đó nổi bật có Magic Leap.
Có vẻ như Microsoft đang đi rất đúng hướng khi nhắm thiết bị thực tế tăng cường vào thị trường doanh nghiệp, trong khi đó Magic Leap đang bị “sa lầy” vào thị trường người dùng thông thường vốn có vẻ vẫn chưa hề tồn tại.
![]() |
Quân đội Mỹ ứng dụng tai nghe thực tế tăng cường |
Trước đó, Microsoft cũng từng bán một số thiết bị HoloLens cho quân đội tuy nhiên hợp đồng này hoàn toàn vượt xa các lần hợp tác trước đây và là cơ hội không thể tốt hơn để Microsoft “quảng bá” cho thiết bị của mình.
"Công nghệ thực tế tăng cường sẽ cung cấp cho quân đội nhiều thông tin tốt hơn để đưa ra quyết định", một phát ngôn viên của Microsoft viết trong một email gửi cho Bloomberg. "Hợp đồng mới này sẽ mở rộng mối quan hệ lâu dài, đáng tin cậy của chúng tôi với Bộ Quốc phòng."
Tai nghe HoloLens dành cho quân sự dự kiến sẽ có rất nhiều thay đổi từ thiết kế gốc của thiết bị. Nó sẽ bao gồm thêm bộ phận cảm biến nhiệt và bộ phận tầm nhìn ban đêm nhằm phục vụ tốt cho công tác đào tạo và cả ứng dụng ngoài chiến trường. Microsoft dự kiến sẽ cung cấp khoảng 2.500 bộ tai nghe một quân đội Mỹ trong vòng hai năm tới nhằm phân tích hiệu quả và cải tiến nếu cần thiết.
Trong nhiều trường hợp hệ thống trí thông minh nhân tạo này có những chẩn đoán tốt hơn so với các phương pháp truyền thống.
" alt=""/>Quân đội Mỹ ứng dụng tai nghe thực tế tăng cường