
Khóc thét vì gặp phải mẹ chồng "chuyên gia" suy diễn" alt=""/>Đau đớn ê chề vì âm mưu của mẹ chồng
Hôm 29/7, bà Jan đã bị tòa án bang Victoria của Australia tuyên án 3 năm tù, nhưng có thể được thả sau 12 tháng và chấp hành phần còn lại của bản án tại cộng đồng. Theo Thẩm phán Fran Dalziel, bị cáo đã tạo ra “áp lực không thể chịu đựng được” lên con gái. Tuy nhiên, bà Jan đã từ chối ký vào bản án, và khẳng định không làm gì sai, cũng như không có tội.
Luật cấm hôn nhân cưỡng ép được ban hành ở Australia vào năm 2013, và có hình phạt tối đa là 7 năm tù đối với đối tượng vi phạm. Bà Jan trở thành người đầu tiên bị kết án theo luật này tại Australia.
Bà Jan là một người Afghanistan chạy trốn khỏi sự đàn áp của Taliban và di cư đến bang Victoria của Australia cùng 5 đứa con vào năm 2013. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Jan nhấn mạnh, thân chủ đã phải trải qua "nỗi đau buồn" mất con gái, song bản thân khẳng định vẫn vô tội.
Còn theo hồ sơ tòa án, nạn nhân Haidari lần đầu tiên bị buộc phải tham gia một cuộc hôn nhân tôn giáo không chính thức vào năm 15 tuổi, và cuộc hôn nhân này kết thúc sau 2 năm. Haidari từng nói không muốn kết hôn lần nữa cho đến khi cô 27 hoặc 28 tuổi. Thẩm phán Dalziel cho biết, Haidari “muốn theo đuổi việc học và kiếm việc làm”.
Cũng theo Thẩm phán Dalziel, bị cáo Jan đã nhiều lần phớt lờ mong muốn của Haidari, và “lạm dụng” quyền làm mẹ để ép con gái kết hôn với lý do vì lợi ích tốt nhất của con.
Trong tuyên bố hôm 29/7, Bộ trưởng Tư pháp Australia Mark Dreyfus mô tả hôn nhân cưỡng ép là “hành vi phạm tội giống như nô lệ được báo cáo nhiều nhất” ở Australia với 90 trường hợp được cảnh sát liên bang tiếp nhận chỉ riêng trong năm 2022 -2023.