Lê Lộc là một diễn viên trẻ đang lên của sân khấu kịch Phú Nhuận, cô còn tham gia diễn hài, đóng phim truyền hình. Là con gái của diễn viên Duy Phương (nổi đình đám cùng NSƯT Bảo Quốc, NSND Hồng Vân), Lê Lộc chịu ảnh hưởng không nhỏ từ bố và mẹ là nghệ sĩ cải lương Lê Giang.
![]() |
Duy Phương từng nổi tiếng vào thời kỳ băng nhạc 'Mưa bụi'. |
Duy Phương nổi lên từ Trong nhà ngoài phố. Ông một thời tung hoành ngang dọc từ Nam ra Bắc. Nam diễn viên hài kết hôn với nghệ sĩ Hải Lý. Thời gian sau ông ly dị vợ và đến với diễn viên cải lương Lê Giang. Cuộc hôn nhân này để lại cho ông 2 người con là Duy Phước và Lê Lộc. Nhưng cũng không bao lâu, họ chia tay. Lê Giang sau đó sang Australia định cư. Thời nổi tiếng, Duy Phương kiếm được nhiều tiền. Nhưng sự nghiệp ông sau đó tụt dốc vì dính nghi án bài bạc.
Tuy là con nhà nòi nhưng con đường nghề nghiệp của Lê Lộc không được suôn sẻ. Khi cô chỉ mới vài tuổi đầu, ba mẹ ly dị, hai anh em về sống với ba. Rồi ba cô cũng lập gia đình mới và còn phải bươn chải để chăm lo cuộc sống nên không có nhiều thời gian quan tâm đến Lê Lộc. Bởi vậy nên tính tình cô gái nhỏ lúc đó khá trầm lặng và ít nói.
Lê Lộc và mẹ Lê Giang. |
Mẹ cô – diễn viên Lê Giang cũng bận rộn với cuộc sống riêng (mà theo cô là vì quá buồn mà chìm trong vùng u tối, bỏ cả sàn diễn) nên lâu lâu mới đến thăm con một lần. Dần dà, cô và anh trai Duy Phước xem mẹ như khách đến chơi nhà, dù vẫn một mực lễ phép dạ thưa.
Lâu ngày, vì không sống cùng nhau, thiếu vắng tình mẹ nên khi ngồi đối diện nhau thì ba mẹ con ngượng ngùng chân tay, câu chữ nhát gừng đến hết thời gian thăm hỏi. Thậm chí khi mẹ muốn ôm hôn, Lê Lộc còn tránh né, có vẻ như cố gắng chịu đựng chứ không hề cảm thấy thoải mái với sự yêu thương này. Có lần Lê Lộc bảo với mẹ: “Mẹ không phải mẹ của con!” khiến Lê Giang bật khóc nức nở.
Thi thoảng, Lê Lộc theo cha và anh đi diễn tình cờ gặp mẹ, đôi bên cũng nhìn nhau sượng sùng, buông vài câu hỏi cho có lệ. Lê Giang cảm thấy bất lực trước sự dửng dưng của cô con gái. Một lần tình cờ gặp lại Lê Lộc tại tụ điểm diễn hài, chị cho con gái số điện thoại để phòng hờ nhưng không nghĩ con gái sẽ gọi. Vậy mà ít lâu sau, Lê Lộc chủ động tìm mẹ và muốn hàn gắn lại tình cảm. Cô cũng chuyển qua sống với mẹ trước khi Lê Giang sang Australia định cư.
Ký ức về tuổi thơ, Lê Lộc không muốn nhắc đến nhiều, nhất là khi nói về ba mẹ bởi cô dễ chạnh lòng. Cô chia sẻ: “Em năm nay 21 tuổi nhưng ngay cả một bức hình chụp chung gia đình 4 người, em còn chẳng có được nữa thì hỏi sao mà không buồn, không khóc cho được. Nhưng em chưa bao giờ oán trách ba hay mẹ vì cuộc đời đâu có suôn sẻ, mình phải biết chấp nhận một vài thứ không như mong đợi”.
Lê Lộc đang hoạt động tại sân khấu kịch Hồng Vân. |
Bước chân đầu tiên của Lê Lộc trên sàn diễn vào năm 3 tuổi cũng ẩn chứa nước mắt đằng sau tiếng cười. Tuy đóng vai hài nhưng Lộc lại hóa thân vào vai đứa con chứng kiến cảnh ly dị (do ba Duy Phương và diễn viên hài Việt Hương thủ vai).
Nhớ về vai diễn đầu tiên đó, cô tâm sự: “Hình như mất mát từ cuộc sống riêng theo em lên đến tận sân khấu”. Nhưng cô tâm niệm: “Đời đã buồn rồi nên em muốn đem đến tiếng cười cho khán giả. Vậy nên em quyết định theo nghề truyền thống của gia đình, chọn nghiệp diễn hài để thỏa mãn niềm đam mê”.
Lê Lộc là một trong 6 thí sinh của chương trình Sao nối ngôi. Cuộc thi dành cho các đối tượng là hậu duệ của những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Họ sẽ tham gia tranh tài ở các thể loại ca nhạc, hài kịch, cải lương... Tập đầu tiên sẽ được phát sóng vào lúc 21h tối 7/6 trên THVL1.
Theo Zing
MC Tạ Bích Loan trước '60 phút mở' gây bão" alt=""/>Con gái diễn viên hài Duy Phương kể về bi kịch gia đình![]() Sức mạnh của thiên nhiên, Qatar: Đây là tác phẩm của nghệ sĩ người Ý Lorenzo Quinn miêu tả sức mạnh của Mẹ thiên nhiên đang thống trị hành tinh này. Tác phẩm này đã có những phiên bản tại Anh, Mỹ, Monaco và Singapore. ![]() Nhà thơ Mihai Eminescu, Romania: Mihai Eminescu là một trong những nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới nền văn học Romania. Bức tượng này nhằm tri ân những đóng góp của ông. Điểm đặc biệt của bức tượng này là sử dụng ánh sáng tự nhiên làm thay đổi diện mạo bức tượng. Lúc bình minh và lúc hoàng hôn là thời điểm ngắm bức tượng này tuyệt vời nhất. ![]() Tác phẩm điêu khắc có tên Mở rộng này của nghệ sĩ Page Bradley được đánh giá là một trong những bức tượng nổi bật đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc hiện đại. ![]() Thế hệ đầu tiên, Singapore: Đây là một phần của chuỗi tác phẩm điêu khắc mang tên "Những người sống bên dòng sông" miêu tả những hình ảnh đa dạng từ lịch sử đất nước Singapore. ![]() ![]() ![]() Con cá hối bằng kim loại đang cố gắng ngoi đâu bơi qua một tòa nhà trên Salmon St. tại Portland, Oregon. ![]() Bức tượng của nhà điêu khắc Darin Lazarov làm hài lòng những đứa trẻ địa phương ![]() Đây là những bức tượng tưởng niệm thời kỳ đen tối của Ireland vào thế kỷ 19 có ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử nước này. Khi đó một căn bệnh bí ẩn đã biến tất cả khoai tây thành bột đen dẫn đến nạn đói khủng khiếp, dân số nước này giảm 20%-25% vì chết đói và di cư. ![]() Những cây điện thoại công cộng theo hiệu ứng domino đánh dấu sự chấm dứt của kỷ nguyên điện thoại công cộng bằng sự xuất hiện của điện thoại di động. ![]() ![]() Tượng The Kelpies cao 30 m, nặng hơn 300 tấn được xây dựng từ kết cấu bê tông và thép không gỉ, được thắp sáng bằng hàng trăm bóng đèn có thể thay đổi màu sắc. Tượng ngựa phát sáng này được đặt tại lối vào Biển Bắc, bên bờ con kênh Clyde của Scotland. ![]() |
Hai con sư tử uy nghi đứng gác được tạo ra từ những sợi dây đồng đen. Công trình nghệ thuật này được đặt tại toà tháp London, Anh. |
Bích Ngọc
Hôn nhân đầy tủi hờn của chân dài cưới đại gia Đức An" alt=""/>Tác phẩm điêu khắc đỉnh của đỉnh khiến người xem không thể rời mắtMấy ngày nay, dư luận và người dân Nam Định đang xôn xao và tiếc nuối về việc Thành phố Nam Định quyết định phá bỏ nhà máy Dệt Nam Định - nhà máy một thời lừng lẫy cả xứ Đông Dương…
![]() |
Nhà báo Trần Đăng Tuấn từng theo học tại trường Lê Hồng Phong - Nam Định. |
Trên trang cá nhân, hôm qua, 6/7, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên PTGĐ Đài THVN đã viết một thư ngỏ rất dài gửi lãnh đạo thành phố Nam Định về việc này. Bức thư ngỏ thu hút gần 3000 lượt like, gần 200 lượt chia sẻ và vô số bình luận.
Ông Tuấn cho rằng, suốt hơn một thế kỷ qua, nhà máy Dệt Nam Định là nơi gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người dân Thành Nam, gắn liền với hồi ức về các giai đoạn lịch sử, thời thuộc địa và thời độc lập, thời chiến và thời bình. Trong nhiều thế hệ, cuộc sống của đa số các gia đình người dân Thành phố Nam Định gắn liền với thăng trầm của nhà máy. Lịch sử nhà máy Dệt Nam Định là lịch sử thu gọn của giai cấp công nhân Việt, với tất cả những vất vả, hy sinh, bi tráng, hào hùng. Không chỉ người dân Nam Định mà người dân các vùng khác nhau của đất nước có những hồi ức, kỷ niệm và tình cảm sâu đậm với nhà máy Dệt và Thành phố Dệt.
![]() |
Theo kiến nghị của nhà báo Trần Đăng Tuấn: "Ngoài nhà bảo tàng nhà máy Dệt và các địa điểm khác có ý nghĩa lịch sử, khi tiếp tục di dời phần còn lại của nhà máy, xin giữ lại một phần các xưởng máy ở trạng thái hiện nay. Khu các xưởng máy này kết nối với nhà bảo tàng và các địa điểm khác sẽ thành quần thể bảo tàng về nhà máy Dệt Nam Định. Khi có điều kiện sẽ gia cố và phục chế, để thành nơi tham quan, tìm hiểu, học tập, làm bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh liên quan đến công xưởng, công nhân Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử trước đây"
Nhà báo Trần Đăng Tuấn tin rằng, tại địa điểm Nhà Máy Dệt cũ, dù có xây dựng khu hành chính, khu đô thị, khu thương mại hay các công trình văn hoá - xã hội khác, thì phần các xưởng máy cũ được giữ lại là điểm nhấn lịch sử quý giá, sẽ trực tiếp và gián tiếp tác động vào hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho Thành phố và cho nhà đầu tư. Đó không chỉ là lợi ích tinh thần, mà bao gồm cả lợi ích vật chất.
Bích Ngọc
" alt=""/>Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ vụ phá nhà máy Dệt Nam Định