Ngôi nhà tròn không bản vẽ kỹ thuật, tính toán kết cấu của ông bố với nickname ngocquynh85 được tự xây dựng và hoàn thiện trong vòng 1 năm.Món quà tặng dành cho con
Năm 2014, anh Nguyễn Ngọc Quỳnh (31 tuổi- Hà Nội) dự định xây dựng một ngôi nhà ở vùng ngoại thành Hà Nội, dành tặng cậu con trai 4 tuổi. Anh đã phác thảo 2-3 phiên bản nhà khác nhau, từ nhà đá đến gỗ. Cuối cùng, anh quyết định xây nhà tròn.
"Con trai tôi thích trò xây nhà. Mỗi lần 2 ba con gặp nhau, con vẽ và tưởng tượng. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng làm một ngôi nhà ở ngoại thành. Không chỉ là nơi tôi sinh sống, nó còn là món quà dành tặng cho con. Tôi mày mò phần mềm sketchup và dựng nhiều kiểu nhà. Lần xem hoạt hình Songgoku, 2 ba con tôi đều thích ngôi nhà tròn xuất hiện trong phim" , anh Quỳnh tâm sự.
Khi tìm hiểu, anh Quỳnh thấy dự án phi chính phủ ở Nam Phi xây dựng nhà tròn cho người nghèo bằng cách cho cát vào bao tải và xếp. Hoặc, họ trộn rơm với đất, ép thành gạch và làm nhà tròn. Ngoài ra, người Eskimo cũng cắt băng thành gạch, xếp thành nhà tròn. Từ đó, anh dành thời gian thiết kế nhà tròn cho mình và con trai.
 |
Ngôi nhà tròn chính là món quà anh Ngọc Quỳnh dành tặng cậu con trai nhỏ |
“Khi tôi trình bày ý tưởng, các đội thợ xây từ chối nhận dự án vì không có bản vẽ và kết cấu hạ tầng cụ thể. Sau khi tìm hiểu cách xây và mô hình ở các nước khác, tôi nghĩ nó không quá khó. Vì vậy, tôi quyết định thuê 2 bác thợ hồ lớn tuổi, cùng tôi xây nhà qua ngày”, anh Quỳnh cho hay.
Cách xây dựng độc đáo
Để xây dựng phần thô, anh Quỳnh mất khoảng 4 tháng. Anh kể, đất vườn thấp hơn so với mặt đường 1m. Vì vậy, anh phải tôn đất cao lên.
Chia sẻ quy trình xây dựng nhà tròn, anh Quỳnh cho biết, nhà tròn xây dựng rất đơn giản. Anh chỉ dùng một ống nước cắm ở tâm và buộc sợi chỉ, kéo dài bằng bán kính nhà. Sau đó, cầm đầu dây chỉ, chạm tới đâu xếp gạch vào đó. Thêm vào đó, anh thiết kế 2 đường cong bằng sắt làm khung để xây ¼ cung tròn nhằm đảm bảo ngôi nhà tròn đều.
 |
Nhà tròn xây dựng rất đơn giản, không bản vẽ và kết cấu hạ tầng |
"Càng xây lên cao, tôi càng sợ, vì không biết sẽ tiếp tục thế nào? Gạch có đổ không ?. Đặc biệt, tôi suy nghĩ nhiều đến khâu trộn thêm phụ gia gì vào vữa(?). Nhưng từng viên gạch bám vào nhau khiến tôi đánh liều với tỉ lệ cát và xi như trước. Khi đó, tôi vừa xây vừa thấy run", anh Quỳnh nhớ lại.
Có lẽ, khâu khép hẳn vòm lại với nhau là công đoạn khó khăn nhất. Ban đầu, anh Quỳnh dự định làm kính và thông gió ở trên đỉnh. Tuy vậy, anh sợ sập và không chống thấm. Do đó, quyết định khép kín vòm với đỉnh cao 4,5m. Càng về sau, công đoạn càng khó, gạch gần như nghiêng 90 độ và rơi liên tục. Anh cho hay, mỗi viên đặt lên, phải giữ tay 1 lúc cho dính, ổn định.
Hoàn thành phần thô, anh vẫn không khỏi lo lắng sợ ngôi nhà sập. Khi vữa khô, đứng lên đỉnh không thấy bị đổ viên gạch nào, anh mới tạm thời yên tâm.
 |
Phía trong ngôi nhà, anh Quỳnh bố trí đẹp mắt và gọn gàng |
Để phòng dột và ngấm nước, anh Quỳnh trát 2 lần xi măng và quét sơn chống thấm. Bên cạnh đó, anh trồng thêm mấy cây mít, lấy quả và bóng mát quanh nhà. "Khi quá trình xây thô nhà tròn tạm ổn, tôi đưa con về chơi đùa, trải nghiệm nghịch gạch, cát, đào đất, bắt ve… Đặc biệt, con đã cùng tôi tham gia trang trí căn nhà", anh Quỳnh tâm sự.
Sau tất cả, ngôi nhà ước mơ của cậu bé lên 4 đã hoàn thành. Ở đó, người cha ấy đã bỏ bao công sức, những giọt mồ hôi hay cái rét tê tái chiều mưa đông tầm tã…để cố gắng dành tặng cho con món quà tuyệt vời.
 |
Để phòng dột và ngấm nước, anh Quỳnh trát 2 lần xi măng và quét sơn chống thấm 
Cửa sổ và cửa ra vào cũng phải khá vất vả để dựng khung 
Cửa sổ được mở nhiều hướng để đón ánh nắng mặt trời vào nhà 
Dưới sàn nhà, anh Quỳnh dán gỗ mảnh 
Bên cạnh đó, anh có thiết kế cầu thang gỗ từng bậc từng bậc 
Nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi giống một ngôi biệt thự 
Ngôi nhà tròn gồm các khối nhà khác nhau và nối liền 
Phía ngoài, ngôi nhà được trồng thêm nhiều cây xanh, lấy bóng mát 
Đặc biệt, anh trồng thêm loại cây leo bìm bìm bò lên toàn bộ ngôi nhà,... 
...chống nóng vào mùa hè và chống rét mùa đông 
Qúa trình ngôi nhà tròn từ khi hoàn thiện đến thời điểm cây leo bò quanh nhà 
Ban nhạc biểu diễn tại ngôi nhà tròn độc đáo chốn ngoại thành Hà Nội |
Theo Khám phá
" alt=""/>Ngôi nhà tròn 'có một không hai' bố Hà Nội tự tay xây tặng con trai

- Em hiện là sinh viên năm 2 thuộc một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Vì nhà ở tỉnh xa nên em phải thuê nhà trọ gần trường, nhưng khu vực quanh trường em nhà nào cũng yêu cầu tiền điện 5.000 đồng/số, tiền nước 30.000 đồng/khối. Xin hỏi họ thu như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì phải tố cáo ra đâu để chủ nhà trọ điều chỉnh?Mất chứng minh thư cũ có được cấp thẻ căn cước công dân?
Xem mẹ bầu “tuyển chọn” hạt hạnh nhân cho con
 |
Ảnh minh họa |
Thông tư số 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện.
5. Sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 10 như sau:
“c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 10 năm 2018. Căn cứ theo quy định trên việc nộp tiền điện đối với sinh viên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.
Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3, từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Theo quy định trên, từ sau 26-10, các chủ phòng trọ phải lắp đặt công tơ riêng cho mỗi phòng trọ. Các hộ thuê trọ sẽ được hưởng giá điện như một hộ sinh hoạt độc lập và giá rẻ hơn, minh bạch, rõ ràng hơn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Sinh viên bị quỵt tiền cọc: cảnh giác khi thuê nhà trọ
Để tiện cho việc đi học, vừa rồi em tìm được một phòng trọ ở gần trường Đại học của mình. Em đã đặt cọc cho chủ nhà số tiền 1 triệu đồng, hẹn 3 ngày sau chuyển đến.
" alt=""/>Sinh viên băn khoăn vì giá điện nước nhà trọ quá cao
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước còn thiếu 94.714 giáo viên, song cũng thừa đến 10.178 giáo viên ở các cấp học. Do đó, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung 94.714 biên chế trong giai đoạn 2021 - 2025. Dự báo đến 2025 thiếu 24.000 giáo viên ở các môn: Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ của cấp Tiểu học và môn Nghệ thuật cấp PTTH.
Tại Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, năm 2021, Quảng Nam tuyển dụng 1.955 viên chức và sẽ tổ chức thi tuyển vào tháng 9 tới đây. Tuy tuyển tới 800 chỉ tiêu mầm non và tiểu học, nhưng hiện số hồ sơ đăng ký dự tuyển mới chỉ đạt hơn 300.
Lý giải việc nhiều địa phương trên cả nước đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học, ông Quốc cho hay, trước đây (trước khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực - PV), để trở thành giáo viên mầm non, sinh viên chỉ cần học 2 năm, sau đó có thể đi làm ngay. Tuy nhiên theo chuẩn mới, giáo viên mầm non cần phải có bằng cao đẳng (3 năm), giáo viên tiểu học phải có bằng đại học... Như vậy, thời gian học kéo dài hơn, trong khi đi làm lương thấp, công việc cực nhọc.
“Giáo viên mầm non, tiểu học phải làm việc rất cực. Nhiều thầy cô 6 giờ sáng đi làm, về đến nhà cũng đã 6 giờ tối. Thế nhưng, đồng lương giáo viên lại ít ỏi, không đủ đảm bảo xoay sở nhu cầu chi tiêu tối thiểu, nhất là đối với những người đã có gia đình, lại thêm những áp lực khác khiến người học không còn tha thiết với ngành.
Thậm chí, có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non, sau đó lại lựa chọn đi làm công nhân, kế toán. Đây là câu chuyện rất phổ biến và rất đáng tiếc”, ông Quốc nói.
Còn tại Quảng Ngãi, trong năm học mới, tỉnh này thiếu hơn 1.100 giáo viên, trong đó chủ yếu ở cấp mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, việc tuyển dụng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.
Khó khăn này, theo ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, xuất phát từ điều kiện và chính sách đãi ngộ cho giáo viên còn thấp. Ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, các cô giáo mầm non rất vất vả để dạy học. Nếu không có tình yêu trẻ, giáo viên khó có thể vượt qua những khó khăn, áp lực để bám trụ.
Mặt khác, giờ đây, khi nâng chuẩn giáo viên, sinh viên phải mất thêm 1 năm nữa mới có thể đi làm. Nhiều em quyết định rẽ hướng sang ngành nghề khác để có mức lương cao hơn, không cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn đầu vào.
Mong nâng chuẩn có lộ trình
Năm 2020, gần 200 sinh viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định rơi vào hoàn cảnh 'éo le' vì ra trường đúng thời điểm Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (1/7/2020). Thời điểm đó, nhiều địa bàn ở Nam Định, nhiều địa phương tuyển giáo viên tiểu học nhưng yêu cầu phải có trình độ đại học theo chuẩn mới.
Không thể thi tuyển, cũng chưa đủ điều kiện để tiếp tục học liên thông lên đại học, nhiều sinh viên đành ấm ức bỏ lại chi phí và công sức 3 năm ăn học để tìm hướng đi khác.
Sau lứa sinh viên này, năm học 2020 - 2021, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định chỉ tuyển được 34 sinh viên hệ cao đẳng sư phạm mầm non.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từng đề nghị bổ sung nhóm giáo viên mầm non vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để được nghỉ hưu trước tuổi. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho biết, chuyện nâng chuẩn đúng là một yếu tố gây khó khăn cho việc tuyển dụng hiện nay. Điều này đã dẫn tới những bất cập ở địa phương là số giáo viên đang cần ngay lại không có nguồn để tuyển.
Do đó, ông Hùng kiến nghị, việc áp dụng nâng chuẩn trong tuyển dụng giáo viên cần phải thực hiện có lộ trình.
“Ví dụ, đối với giáo viên tiểu học, nếu lập tức áp dụng ngay thì gần như có rất ít giáo viên tốt nghiệp đại học để tuyển dụng, dù đang thừa chỉ tiêu. Do đó, tôi cho rằng, có thể vẫn tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng, sau đó theo lộ trình sẽ tiến hành nâng chuẩn cho giáo viên”, ông Hùng kiến nghị.
Cũng chung quan điểm, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị cũng nhận định, việc nâng chuẩn trình độ giáo viên là cần thiết cho chương trình phổ thông mới, tuy nhiên cần có lộ trình. Hiện tỉnh Quảng Trị chủ yếu thiếu giáo viên mầm non và tiểu học các môn tiếng Anh, Tin học.
"Có những giáo viên tiểu học đã có thâm niên từ trên 10 năm, đa số nghiệp vụ và năng lực vững vàng. Thử hỏi học lên bằng đại học thì có gì khác không? Hay chỉ tốn kém tiền của và công sức. Tại sao không kiểm tra kiến thức và nghiệp vụ của họ? Tại sao không nâng chuẩn theo lộ trình tuyển dụng?" - một giáo viên đặt câu hỏi.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, trong thời gian qua, nhiều trường cao đẳng sư phạm đã bị sát nhập. Khoảng hơn 20 trường còn tồn tại, thì để vận hành, ngân sách nhiều tỉnh mỗi năm vẫn phải bỏ ra từ vài tỷ đến gần 20 tỷ đồng để chi lương, cơ sở vật chất... nhưng có khi chỉ tuyển được vài chục sinh viên mới và một số giáo viên học nâng chuẩn (từ trung cấp lên cao đẳng mầm non). Nhiều ngôi trường có hàng trăm biên chế, nhiều giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng giờ trong cảnh sống lay lắt. Đó là chưa tính đến những thiệt hại, lãng phí có thể có khi các tỉnh đã đầu tư cả về vật chất, đào tạo nhân lực cho những ngôi trường này trong vài chục năm qua. Hiện vẫn chưa có quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm trong thời gian tới. Nhiều trường cao đẳng sư phạm tồn tại bằng cách mở trường mầm non, trường phổ thông liên cấp, hoặc xin cấp phép đào tạo nghề như: Kế toán, Du lịch, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Hội họa, Múa dân gian... Tuy nhiên, lại có trường không thể xin được cấp phép để làm tương tự. |
Thúy Nga - Thanh Hùng

Bộ Giáo dục đề xuất bổ sung gần 95.000 biên chế giáo viên
Đây là đề xuất trong vòng 5 năm tới. Trong đó, riêng năm 2021, đề nghị bổ sung khoảng 30.000 biên chế.
" alt=""/>Nhiều địa phương đau đầu tuyển giáo viên mầm non, tiểu học