Cách đây hơn nửa thế kỷ, vào thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngã ba Đồng Lộc, với tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí từ hậu phương miền Bắc chi viện tiền tuyến miền Nam, đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt, nơi diễn ra cuộc đọ sức cam go giữa ý chí quật cường và khát vọng hòa bình của quân và dân ta với bom đạn khốc liệt của đế quốc Mỹ.
Chỉ tính từ năm 1964 – 1968, ngã ba Đồng Lộc đã phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại, ước tính, mỗi mét vuông diện tích ở đây phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn. Trong cuộc chiến sinh tử này, 1.240 cán bộ, chiến sỹ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh, tiêu biểu là sự hy sinh của Tiểu đội 4 Đại đội 552 thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng. Trận bom khủng khiếp và tàn khốc ấy đã cướp đi sinh mạng của 10 cô gái, người trẻ nhất 18 tuổi, người nhiều tuổi nhất là 24. Họ đều đang ở lứa tuổi đôi mươi đẹp nhất đời người..
Đặc biệt thông qua sự kiện lần này, BTC cùng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm trao tặng 5 căn nhà và các sổ tiết kiệm cho các gia đình thân nhân liệt sĩ, nhân chứng lịch sử và một số hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh.
Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Nhân Dân và một số đài PT-TH trên cả nước.
" alt=""/>Chương trình nghệ thuật 'Cõi thiêng Đồng Lộc' kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ![]() |
Xe máy cũ của 5 hãng là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM được đo kiểm khí thải miễn phí từ 12-30/11 tại 8 điểm trên 6 quận của Hà Nội. |
Ghi nhận của PV VietNamNet, ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình, tại một số điểm kiểm tra khí thải của các đại lý xe máy đã có khá đông người dân mang phương tiện đến. Đa phần tỏ ra khá hào hứng bởi đây là lần đầu tiên được đo khí thải với xe máy.
Chị Nguyễn Thu Hằng (ở Thanh Xuân, Hà Nội) đưa chiếc Honda Lead của mình đến điểm kiểm tra tại đại lý Honda Vũ Hoàng Lê (đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội). Sau khi được nhân viên tiếp nhận ghi lại các thông tin cơ bản như BKS, năm sản xuất, số km đã di chuyển, tên chủ phương tiện,…chiếc xe của chị Hằng được đưa vào khu vực đo kiểm khí thải bằng máy chuyên dụng.
![]() |
Mất vài phút kiểm tra, chiếc xe đã có kết quả đo kiểm khí thải với các thông số về CO, HC và CO2. |
Sau một vài thao tác, các thông số về khí thải như CO, HC, CO2 được hiển thị lên màn hình. Nhân viên đo kiểm đưa cho chị phiếu kết quả và thông báo xe của chị đạt tiêu chuẩn về khí thải và dán một tem chứng nhận nhỏ phía trước của xe, đồng thời chiếc Honda Lead của chị được thay dầu tại chỗ miễn phí.
“Trong thời gian chờ thay dầu, các nhân viên có hướng dẫn tôi điền một số thông tin vào bảng khảo sát với khoảng 40 câu hỏi về thói quen sử dụng xe máy. Do có thể dùng qua app điện thoại nên tôi chỉ mất khoảng 7 phút để hoàn thành. Tổng thời gian vừa kiểm tra, hoàn thành khảo sát và thay dầu miễn phí chỉ hết hơn 15 phút, khá nhanh gọn”, chị Hằng chia sẻ.
![]() |
Chủ xe tham gia khảo sát với khoảng 40 câu hỏi của chương trình. Có thể dùng điện thoại di động để trả lời trực tuyến. |
Còn anh Lê Văn Hùng (trú tại Hà Đông Hà Nội) khi biết được thông tin Hà Nội bắt đầu đo kiểm khí thải xe máy đã mang xe của mình đến đại lý để kiểm tra thử. Tuy vậy, chiếc Honda Wave RS của anh có nồng độ HC vượt ngưỡng tiêu chuẩn khi đo kiểm lần đầu tiên.
“Chiếc xe của tôi mua từ năm 2008, đã đi được hơn 90.000km. Nhìn chung là mình chỉ biết đi chứ ít khi kiểm tra định kỳ. Sau khi trao đổi, tôi đồng ý để nhân viên cửa hàng bảo dưỡng, vệ sinh, thay thế bugi,… và khi đo lại đã trở về mức phù hợp tiêu chuẩn. Do được miễn phí thay dầu máy và nhận thêm phần quà 200 nghìn từ chương trình nên chi phí bảo dưỡng không còn bao nhiêu”, anh Lê Văn Hùng chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet sau khi trải nghiệm chương trình kiểm tra khí thải, anh Hùng và chị Hằng đều cho rằng, việc đo kiểm khí thải này rất thiết thực, các phương tiện cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và giúp cải thiện môi trường không khí.
![]() |
Các xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải như xe của anh Hùng sẽ được tư vấn sửa chữa với mức hỗ trợ 200 nghìn đồng từ chương trình. |
Tạo thói quen bảo dưỡng, chăm sóc xe máy thường xuyên
Chia sẻ về chương trình, ông Quách Xuân Nguyên - Quản lý xưởng dịch vụ của đại lý Honda Vũ Hoàng Lê cho biết: “Chúng tôi bố trí 8 nhân viên phục vụ chương trình đo khí thải và tư vấn cho khách hàng việc thu hồi xe cũ. Những xe đạt tiêu chuẩn sẽ được dán tem chứng nhận. Đối với những xe không đạt tiêu chuẩn, sẽ được tặng 1 hộp dầu máy và hỗ trợ 200.000 đồng để sửa chữa”.
Ông Nguyên thông tin thêm, trong ngày 12/11, tại điểm này có khoảng 60 xe đến thực hiện kiểm tra khí thải, trong đó phần lớn là những xe máy cũ đã sử dụng trên dưới 10 năm. Sau hơn 1 ngày thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe máy cũ, chưa tiếp nhận trường hợp nào xe quá cũ trên 20 năm đến đo kiểm.
Hoạt động được rất nhiều người dân quan tâm nằm trong khuôn khổ chương trình đó là thu hồi xe máy cũ và hỗ trợ để chuyển sang xe mới với số tiền đến 4 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, rất khó có thể nhận được khoản hỗ trợ trên bởi nhiều rào cản liên quan đến yêu cầu của chương trình.
Cụ thể, để được hỗ trợ tiền chuyển đổi sang xe mới, phải có đủ các điều kiện sau: Xe phải thuộc 1 trong 5 hãng xe là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, đăng ký lần đầu trước năm 2002; thuộc sở hữu chính chủ, chủ phương tiện có hộ khẩu ở Hà Nội.
Ngoài ra, xe máy cũ được hỗ trợ đổi sang xe mới phải có đầy đủ các bộ phận khung xe, động cơ, bình nhiên liệu, tay nắm, bánh xe, giảm xóc, ống xả; xe máy cũ hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe với cơ quan đăng ký (có giấy chứng nhận thu hồi được cấp bởi cơ quan đăng ký).
Địa chỉ 8 điểm kiểm tra khí thải xe máy. |
Trao đổi với VietNamNet, bà Lưu Thanh Chi - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) nhấn mạnh: “Mục đích chính của chương trình không phải là để đổi xe cũ lấy xe mới, mà thông qua việc kiểm tra khí thải, chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc kiểm soát khí thải; bước đầu hình thành thói quen về bảo dưỡng, kiểm định khí thải xe máy định kỳ".
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chương trình nói trên gồm 4 hoạt động: Đo kiểm khí thải; thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ; hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới; khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.
Dự kiến, sẽ có khoảng 5.000 xe máy cũ được kiểm tra khí thải trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với các xe đã quá cũ nát, sử dụng trên 20 năm, chương trình có khoản hỗ trợ đến 4 triệu để khuyến khích chủ xe thải bỏ và chuyển sang chiếc xe mới.
Thời gian thực hiện đo kiểm khí thải từ 12-30/11 tại 8 điểm của 5 hãng xe máy; các hoạt động khác sẽ thực hiện đến hết tháng 6/2022. Các phương tiện xe máy cũ vẫn được lưu hành bình thường sau khi kiểm tra.
Dưới đây là một số hình ảnh được PV VietNamNet ghi nhận:
![]() |
Đầu cảm biến khí thải được cắm vào trong ống xả. Việc đo kiểm khí thải thực hiện bằng máy và phần mềm chuyên dụng. |
![]() |
Kết quả hiển thị lên màn hình và nhân viên in ra đưa cho chủ xe. |
![]() |
Với những xe đạt tiêu chuẩn khí thải sẽ được dán một tem nhỏ phía trước xe. |
![]() |
Ngoài đo kiểm về khí thải, xe còn được các nhân viên kiểm tra nhanh về kỹ thuật phương tiện. Các xe máy cũ (đăng ký trước năm 2017) tham gia chương trình sẽ được thay dầu máy miễn phí. |
![]() |
Xe máy cũ được đo 2 lần, nếu vẫn không đạt tiêu chuẩn về khí thải sẽ được tư vấn sửa chữa các hạng mục liên quan và hỗ trợ 200 nghìn đồng. |
![]() |
Việc trả lời các câu hỏi khảo sát sẽ giúp các cơ quan đánh giá chính xác về thói quen sử dụng, bảo dưỡng xe máy của người dân, qua đó có đề xuất chính sách phù hợp. |
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tất cả các xe máy thuộc 5 hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM ở Hà Nội đều có thể được kiểm tra khí thải miễn phí. Tuy nhiên, để được hỗ trợ sửa chữa hoặc đổi xe mới, chủ xe phải đáp ứng nhiều điều kiện.
" alt=""/>Dân Hà Nội hoan hỉ mang xe đi đo khí thải, thay dầu miễn phí, được tặng thêm tiềnTôi giật mình vì chính bản thân cũng chưa từng có khái niệm “đo áp suất lốp xe máy”. Tôi cũng như nhiều chị em bạn bè của mình thường chạy xe đến một khoảng thời gian nhất định - hoặc vô tình, hoặc thực sự gặp sự cố buộc phải vào quán sửa xe thì sẽ nhờ thợ sửa xe “tiện thì kiểm tra, bơm hai bánh xe một thể”.
Quãng đường di chuyển chủ yếu của tôi là từ nhà đến chỗ làm và ngược lại. Ngoài ra, tôi còn chạy xe do yêu cầu công việc hoặc đi chơi quanh Hà Nội, cuối tháng về quê. Tính trung bình, tôi sẽ chạy xe khoảng 19 km/ngày (570 km/tháng).
Tôi chạy xe tay ga Lead. Với quãng đường di chuyển như tôi thì tối thiểu bao lâu nên đo áp suất lốp xe một lần?
Nhờ anh chị em có kinh nghiệm đưa ra lời khuyên, hướng dẫn giúp. Tôi nên bắt đầu từ đâu để tạo thói quen đo áp suất lốp xe? Cần trang bị thiết bị gì hoặc những lưu ý trong và sau khi đo áp suất lốp?
Tôi xin cảm ơn!
Đọc giả Lê Thị Linh (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chuyên gia và độc giả cho rằng, trong thời gian các phương tiện buộc phải “nằm im” bởi lệnh giãn cách xã hội thì việc chủ xe vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ là không hợp lý.
" alt=""/>Phụ nữ có nên tập thói quen đo áp suất lốp xe máy?