Để thực hiện thủ tục nhập học trực tuyến vào PTIT, trước hết thí sinh cần đăng nhập vào hệ thống xét tuyển trực tuyến của Học viện (xettuyen.ptit.edu.vn) bằng tài khoản xét tuyển cá nhân của thí sinh; tiếp đó đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các thao tác nhập học trực tuyến theo từng bước trên hệ thống như: Khai lý lịch học sinh, sinh viên; minh chứng được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh; làm thủ tục nhập học; rà soát và nộp kinh phí nhập học, in lý lịch học sinh sinh viên...
Sau khi hoàn tất các thao tác thực hiện thủ tục nhập học trực tuyến, các thí sinh còn cần hoàn thành bước cuối cùng là nộp hồ sơ nhập học về cơ sở đào tạo phía Bắc của PTIT qua đường Bưu điện (chuyển phát nhanh EMS).
Dự kiến, các thí sinh được tuyển thẳng, thí sinh dự bị đại học và thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp sẽ được Học viện triệu tập trong tháng 10, cùng với các thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thời gian triệu tập các thí sinh có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội và các địa phương.
Học viện cũng dự kiến sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của trường năm 2021 vào ngày 16/9, theo như lịch của Bộ GD&ĐT.
Theo Phòng Đào tạo của Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông, hệ thống xét tuyển trực tuyến áp dụng cho phương thức xét tuyển kết hợp, đã được chuẩn bị và triển khai từ năm 2020. Năm 2021, hệ thống được tiếp tục hoàn thiện, phát triển, phục vụ cho công tác xác nhận nhập học cũng như nộp hồ sơ nhập học của các thí sinh.
Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin, mốc thời gian của công tác tuyển sinh ngay trên tài khoản cá nhân của thí sinh. Hệ thống cho phép thí sinh thực hiện đầy đủ các nội dung từ đăng ký hồ sơ xét tuyển (với xét tuyển kết hợp) đến việc xác nhận nhập học, nhập học, nộp kinh phí nhập học… bằng hình thức trực tuyến.
Toàn bộ quá trình từ đăng ký xét tuyển cho đến nhập học và vào học chính thức, thí sinh sẽ được hệ thống cấp 1 tài khoản duy nhất để sử dụng, đặc biệt thí sinh còn được cấp mã định danh đã được liên kết với đối tác ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán online các khoản kinh phí theo quy định.
Trong quá trình học tập, với tài khoản này, thí sinh cũng hoàn toàn có thể sử dụng để đăng ký môn học, theo dõi thành tích học tập của bản thân.
Năm 2021, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến tuyển sinh gần 3.500 sinh viên ở 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM vào học các ngành đào tạo: Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử; CNTT; An toàn thông tin; Công nghệ đa phương tiện; Truyền thông đa phương tiện; Quản trị kinh doanh; Marketing; Kế toán; Thương mại điện tử; Công nghệ tài chính (Fintech); Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa." alt=""/>Thí sinh trúng tuyển vào PTIT bắt đầu làm thủ tục nhập học trực tuyếnKho Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ đang điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Thị Mây (11 tuổi, Hoà Bình) bị ngộ độc nặng do ăn thịt cóc. Chị gái sinh đôi của bé do ăn nhiều và ngộ độc nặng hơn nên đã không qua khỏi.
Theo lời kể của gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, 2 chị em Mây ở cùng bà ngoại. Tối ngày 30/5, 2 chị em rủ nhau đi bắt cua và bắt được 1 con cóc rồi mang về tự nấu ăn.
![]() |
Bé Mây đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ |
Sau khi ăn khoảng 2 giờ, cả 2 chị em cùng có biểu hiện nôn liên tục, li bì, được gia đình chuyển ngay đến BV huyện rồi BV đa khoa tỉnh nhưng chị của Mây đã tử vong.
Ngày 31/5, Mây được chuyển xuống BV Nhi TƯ để tiếp tục theo dõi và điều trị trong tình trạng rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chân tay lạnh, nôn nhiều, li bì.
Bác sĩ xác định bệnh nhi bị ngộ độc do ăn thịt cóc có biến chứng rối loạn nhịp tim. Sau 3 ngày điều trị, sức khoẻ của bé bắt đầu có chuyển biến.
TS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, thường được người dân chế biến cho trẻ ăn, hy vọng chữa lành bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
Bản thân thịt cóc không chứa độc tố, tuy nhiên nhiều bộ phận khác của cóc có độc tố chết người như tetrodotoxin.
Nọc cóc chứa rất nhiều chất độc, có thể tiết qua hạch bạch huyết, truyền đi các khắp các bộ phận như gan trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc 2 sống lưng), trong đó có chất bufotenin – một chất cực độc, dễ gây chết người, chế biến ở nhiệt độ cao cũng khó bị phân hủy, nếu sơ chế thịt cóc sai quy trình có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí tử vong.
Trẻ bị ngộ độc tùy từng mức độ có thể thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức các chi, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt, co giật, ngừng thở, ngừng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do đó TS Duy khuyến cáo các gia đình không nên ăn thịt cóc. Bên cạnh đó, cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng…
Nếu muốn dùng thịt cóc, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc. Khi chế biến phải để thịt cóc sạch sẽ, không bị da, nhựa… dính vào.
Khi gặp người bị ngộ độc thịt cóc, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Sau khi ăn thịt cóc tự làm, vợ chồng anh Cương bị ngộ độc nặng. Anh Cương tử vong tại nhà, còn vợ tử vong khi đưa đi cấp cứu.
" alt=""/>2 chị em sinh đôi ăn thịt cóc, chị tử vong, em nguy kịchBước 2:Ví QR là nơi chứa các mã QR khai báo di chuyển và chứng nhận tiêm chủng. Hiện Ví QR của Zalo đã kết nối trực tiếp đến website Khai báo di chuyển nội địa của Bộ Công an và Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid0-19 Quốc gia.
![]() |
Nếu chưa có mã QR chứng nhận tiêm chủng, người dùng hãy chọn vào ô “Chứng nhận tiêm chủng” tại Ví QR. Sau khi kết nối đến Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, thông tin trên tài khoản Zalo của người dùng sẽ được sử dụng để tra cứu.
Ở bước này, người dùng cần kiểm tra kỹ lại một lượt thông tin. Sau đó chọn “Tra cứu” để lấy mã QR chứng nhận tiêm chủng.
![]() |
Bước 3:Trong trường hợp người dùng đã tiêm vắc xin Covid-19 và thông tin đã được nhập lên cơ sở dữ liệu, Thông báo sẽ hiện ra yêu cầu người dùng phải nhập mã OTP từ tin nhắn xác minh vừa được gửi tới số điện thoại.
Nếu bạn chưa tiêm vắc xin Covid-19 hoặc đã tiêm nhưng thông tin chưa được cập nhật, hệ thống sẽ ngay lập tức phản hồi.
![]() |
Thông báo trong trường hợp người dùng chưa tiêm vắc xin Covid-19 hoặc đã tiêm nhưng thông tin chưa được cập nhật. |
Bước 4:Sau khi xác nhận thành công, chứng nhận tiêm chủng và mã QR của người dùng sẽ hiện lên màn hình. Mã QR trên nền vàng cho thấy bạn đã tiêm một mũi vaccine, trên nền xanh lá cho biết đã tiêm đủ 2 mũi. Người dùng sau đó cần nhấn nút “Lưu mã QR” để lưu chứng nhận tiêm chủng vào Ví QR trên Zalo.
![]() |
Để tìm lại mã QR và chứng nhận tiêm chủng, người dùng cần truy cập Ví QR bằng cách vào mục Cá nhân > Ví QR như ở bước 1 hoặc nhập "Ví QR" trên thanh tìm kiếm rồi chọn Ví QR. Việc lưu trữ mã QR vào trong ví sẽ giúp người dùng dễ dàng tra cứu và xuất trình khi cần.
Trong trường hợp đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng có chứng nhận mã QR, người dùng không cần phải lo lắng. Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia đang tiến hành cập nhật thông tin và chứng nhận tiêm vắc xin của bạn sẽ sớm có trên nền tảng này.
Trọng Đạt
Vì sao đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng chưa có chứng nhận điện tử? Đây là câu hỏi của khá nhiều người dân khi nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia đã đi vào hoạt động và ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
" alt=""/>Cách tra cứu và lưu mã QR chứng nhận tiêm chủng trên Zalo