Những hình ảnh của thầy Khoa và con gái xuất hiện trong phóng sự khiến nhiều người giật mình (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)
Thầy giáo Nguyễn Như Ý - Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín rất buồn khi nhắc đến “nỗi oan” mà mình và nhà trường đang vô tình phải gánh chịu.
Bi kịch của một bi kịch
Trong dịp 20/11 vừa qua, Kênh VTC1 của Đài truyền hình KTS VTC đã thực hiện một phóng sự khá công phu về thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người nổi tiếng về những vụ đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục.
Phóng sự có tựa đề: “Bi kịch thầy giáo Đỗ Việt Khoa sau 10 năm chống tiêu cực”. Mặc dù cái tên Đỗ Việt Khoa không còn hot như 10 năm về trước, nhưng cũng thu hút sự quan tâm từ dư luận.
Ngay sau khi phóng sự này được phát sóng, trên các trang mạng cũng và một số tờ báo điện tử đã đăng tải, chia sẻ.
Dư luận khá sửng sốt sau khi xem phóng sự xúc động này, bởi người ta không thể ngờ rằng, sau 10 năm “người đương thời” Đỗ Việt Khoa vẫn khổ như xưa.
Trong phóng sự có đoạn ghi lại tiếng khóc nức nở của cô con gái thầy giáo Khoa, khi nói về khó khăn sau việc bố đấu tranh chống tiêu cực.
“Đã có những kẻ đến đập phá nhà, đánh con Khoa, đánh vợ Khoa…”, ông Đỗ Văn Ngải, bố thầy giáo Đỗ Việt Khoa chia sẻ trong phóng sự.
Trong đoạn phóng sự đó, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã kể lại những khó khăn, nỗi khổ về việc mình bị trù dập vì đấu tranh chống tiêu cực như thế nào.
“Có thầy giáo dạy toán ngồi uống nước với tôi đã bị hiệu trưởng gọi lên văn phòng đe dọa: "Ngồi với Đỗ Việt Khoa để chống đối tôi đấy à?”", thầy Khoa nói trong phóng sự.
Ngoài ra, rất nhiều chiêu trò khác của lãnh đạo nhà trường khi “cách ly” thầy Khoa ra khỏi hội đồng giáo viên và học sinh, những cách trù dập giáo viên cũng được thầy Khoa đề cập đến.
Những câu chuyện buồn của ngành giáo dục, của ngôi trường mà thầy Khoa đã công tác lần lượt được tái hiện bằng hình ảnh và lời nói của thầy giáo chống tiêu cực này.
Sau khi một tờ báo điện tử đăng tải phóng sự này, đã có hàng trăm bình luận của độc giả thể hiện sự phẫn nộ về ngôi trường đã đối xử với thầy Khoa như vậy. Có người còn đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo vào cuộc để làm rõ.
![]() |
Trong phóng sự, con gái thầy Đỗ Việt Khoa đã khóc và nói về nỗi khổ khi bố chống tiêu cực |
Sau khi phóng sự này được phát sóng vài ngày, thầy giáo Nguyễn Như Ý – Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín – nơi thầy Khoa đang công tác đã lên tiếng về sự việc này.
Theo ý thầy hiệu trưởng này viết trên Facebook thì những thông tin trong phóng sự là không chính xác và dẫn đến hiểu lầm.
“Tôi thấy một số thông tin mà VTC1 đưa tin chưa chính xác và chưa đầy đủ, làm người nghe hiểu sai lệch thông tin về cuộc sống hiện tại của thầy Đỗ Việt Khoa, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của trường THPT Thường Tín, nơi thầy Khoa hiện đang công tác giảng dạy.
Những thông tin đó chỉ đúng tại thời điểm trước năm 2011 - khi thầy Khoa đang công tác tại trường THPT Vân Tảo”, thầy Như Ý viết trên Facebook.
“Nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa”
![]() |
Thầy Ý cho biết, chính thầy đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường, nhưng giờ đang bị dư luận hiểu nhầm vì phóng sự "cắt gọt" |
Liên quan đến sự việc đang gây bão dư luận này, PV Báo điện tử Trí Thức trẻ đã phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Như Ý - Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín.
Vốn là đồng nghiệp với thầy Khoa từ hơn 20 năm trước, thầy Ý tỏ ra rất buồn khi nhắc đến nội dung phóng sự “Bi kịch của thầy giáo Đỗ Việt Khoa sau 10 năm chống tiêu cực”.
Ông cho hay, qua những câu chuyện thầy Khoa kể thì thấy rằng cuộc sống của thầy bị đảo lộn, thậm chí là mất việc, cuộc sống đang bị đe dọa bởi nhiều thứ.
Nhưng những điều thầy Khoa nói đó là tại thời điểm thầy đang công tác tại trường Vân Tảo, nghĩa là 5 năm về trước.
Tiếc thay, phóng sự đó không nói rõ điều này nên khiến người ta hiểu sai rằng, thầy Khoa đang bị trường THPT Thường Tín trù dập. Bởi vì thầy Khoa giới thiệu là hiện đang công tác tại trường THPT Thường Tín.
“Khi nhận thầy Khoa, trường THPT Thường Tín đang thừa giáo viên, nhưng khi Sở đặt vấn đề đưa thầy Khoa về tôi đã nhận ngay. Thời điểm đó là tháng 1/2011”, thầy Ý nói.
Theo chia sẻ của thầy Ý, sau khi phóng sự đó được phát, rất nhiều người gọi điện đến hỏi thăm anh Đỗ Việt Khoa, tại sao nhà trường lại đối xử với thầy Khoa như thế?
“Chúng tôi không biết trả lời sao cho mọi người hiểu…”, Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín giãi bày.
“Mình đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường trong giai đoạn Khoa khó khăn nhất, thế nhưng bây giờ không khéo người ta lại nhìn tôi với nhà trường bằng ánh mắt khác như là nơi trù dập anh ấy”, thầy Ý buồn rầu.
Sở dĩ trường THPT Thường Tín bị "oan", bởi phóng sự nói rõ là sau 10 năm thầy Khoa chống tiêu cực. Đúng với thời điểm hiện nay, thầy Khoa đang công tác ở trường Thường Tín.
Trao đổi với PV, thầy Ý chia sẻ, năm 2010, thấy cuộc sống của đồng nghiệp cũ như vậy và có nguy cơ ra khỏi ngành, thầy đã đứng ra nhận thầy Khoa về trường.
“Lúc đó, rất nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa. Họ gàn, vì biết đâu tính "gàn dở" của ông ấy về đây sẽ như này như kia, nhưng mình không quan tâm đến chuyện đó”, vị hiệu trưởng này nói tiếp.
Theo chia sẻ của thầy Ý, khi nhận thầy Khoa về, chính thầy Khoa đã nói: “Rất cảm ơn anh đã nhận em. Em bây giờ chẳng ma nào dám nhận”.
Sau khi phóng sự được phát, thầy Ý đã gặp thầy Khoa nói chuyện. Tại buổi nói chuyện này, thầy Khoa cũng khẳng định là nói rõ ràng những bi kịch đó xảy ra ở trường Vân Tảo chứ không phải ở Thường Tín. Tuy nhiên, khi phát sóng, ê kíp chương trình đã cắt bớt đi.
“Phóng viên của VTC1 cũng khẳng định với tôi việc anh Khoa lên đó không nói điều gì không tốt về trường Thường Tín, thậm chí là ca ngợi nhà trường", thầy Nguyễn Như Ý nói thêm.(Theo Tri Thức Trẻ)
Xem thêm:
"Người hùng" giáo dục Đỗ Việt Khoa sau 10 năm" alt=""/>Một hiệu trưởng thấy 'bị oan' sau phóng sự về thầy Đỗ Việt Khoa![]() |
Hội thảo “Triển khai kiến trúc Microservice cùng CMC Cloud với các dịch vụ K8S và Auto Scaling” |
CMC Kubernetes Engine - “vũ khí công nghệ” tối tân của doanh nghiệp
Là nền tảng điều phối container được các kỹ sư công nghệ của CMC Telecom xây dựng và triển khai trên hạ tầng CMC Cloud 2.0, CMC Kubernetes Engine sẽ loại bỏ nỗi lo việc thiếu tài nguyên, giúp doanh nghiệp không phải quan tâm tới việc triển khai hạ tầng và quản lý cụm K8s, chỉ cần tập trung nguồn lực phát triển các tính năng dịch vụ, từ đó tối ưu chi phí khi triển khai các hệ thống.
Diễn giả giới thiệu về microservice |
Với chủ đề chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ nên sự kiện thu hút sự tham dự của dân IT, DevOps, những người quan tâm đến microservice, đến việc phát triển ứng dụng và mở rộng hệ thống.
Mở đầu buổi hội thảo, chuyên gia công nghệ thông tin, anh Nguyễn Minh Quang - Service Consulting Expert - CMC Telecom giới thiệu về microservice cùng những hạn chế của kiến trúc một khối trong phát triển ứng dụng và mở rộng hệ thống.
Nội dung quan trọng nhất của buổi hội thảo, diễn giả đã nêu bật được những tính năng nổi trội của CMC Kubernetes Engine và lợi ích to lớn mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ CMC K8s: “Trong thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đang diễn ra trong các tổ chức, doanh nghiệp, từ chính phủ đến tư nhân. Ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số là áp dụng những công nghệ hiện đại để đáp ứng những nền tảng kinh doanh nhanh nhạy hiện nay. Nhiều ý tưởng kinh doanh cần được triển khai nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng đồng thời giúp các quy trình nội bộ tốt hơn và CMC K8s sẽ giải quyết những bài toán trên.”
Lợi ích sử dụng dịch vụ CMC K8s |
“Nói có sách, mách có chứng”, demo khởi tạo cụm K8s trên CMC Cloud đã được anh Quang trình bày cụ thể để người tham dự “mắt thấy, tai nghe” về việc triển khai ứng dụng và mở rộng hệ thống với Cluster Auto Scale, từ đó nhận biết và hiểu sâu hơn về cách thức và cơ chế hoạt động của CMC K8s. Đây cũng là phần nội dung được rất nhiều người tham dự sự kiện quan tâm và đặt câu hỏi cho diễn giả về việc khởi tạo cụm K8s.
Demo khởi tạo cụm K8s trên CMC Cloud, triển khai ứng dụng và mở rộng hệ thống với Cluster Auto Scale |
Buổi hội thảo đã được livestream trên fanpage CMC Cloud.
Phạm Trang
" alt=""/>Tối ưu chi phí triển khai hệ thống với CMC Kubernetes Engine (CMC K8s)![]() |
Thầy giáo tiếng Anh Phan Huy Phúc. Ảnh: NVCC |
Sinh năm 1987, tốt nghiệp chuyên Pháp, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, thầy Phúc theo học cùng lúc 2 chuyên ngành Lý luận âm nhạc và Văn học Pháp của Trường Lake Forest College (bang Illinois, Mỹ). Sau 4 năm học tập ở nước Mỹ, thầy giáo trẻ trải nghiệm nửa năm thực tập ở Pháp trước khi trở về Việt Nam.
Công việc đầu tiên mà anh nhận được là vị trí biên tập viên tiếng Anh cho kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam vào năm 2010. Tốt nghiệp về âm nhạc, nên anh được giao cho làm rất nhiều chương trình về âm nhạc khi ở VTV4.
Trở thành giáo viên của Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) trong 2 năm, anh được phân công dạy cả 2 môn tiếng Anh và tiếng Pháp. Đến năm 2014, anh quyết định nghỉ dạy ở trường để chọn một công việc tự do và linh động hơn về mặt thời gian: trở thành giáo viên tiếng Anh cho một trung tâm dạy học trực tuyến.
Những mối quan hệ từ trước đó khi còn làm cho VTV4 giúp anh được gặp gỡ nhiều người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc. Cộng với kiến thức, đam mê và bằng cấp về âm nhạc, thầy giáo trẻ được các anh chị trong nghề rủ rê về làm chung. Đó là con đường giúp anh trở thành cộng tác viên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cho tới bây giờ.
Hài lòng khi được làm việc mình yêu thích
![]() |
Thầy Phúc trong một buổi tập luyện cùng dàn nhạc. Ảnh: NVCC |
Hiện tại, lịch làm việc của thầy Phúc dày đặc với những buổi ghi hình tại trung tâm học trực tuyến, những buổi luyện thi IELTS, SAT ở bên ngoài và khoảng hơn 30 học trò học piano cổ điển.
Anh cho biết, công việc dạy đàn cho 30 học trò tốn của anh nhiều thời gian, vì chỉ dạy một thầy một trò. “Chủ yếu học sinh là trẻ con người Pháp. Các cháu chưa biết nói tiếng Anh thì mình hướng dẫn cho các cháu bằng tiếng Pháp” – thầy Phúc chia sẻ.
“Ngoài ra, mình cũng đi diễn, nhưng nhiều lắm thì một, hai tháng có một chương trình, tùy theo chương trình của dàn nhạc. Còn công việc ở trung tâm thì theo lịch, một tuần mình quay 2 buổi. Năm nay môn tiếng Anh có bài thi viết luận, nhiều học sinh đang lo lắng phần đó nên hiện tại mình muốn chuẩn bị phần này cho các em”.
![]() Ngoài âm nhạc, thầy giáo trẻ còn mê vẽ tranh ![]() Thời còn để tóc dài nghệ sĩ |
Khi được hỏi, âm nhạc, văn học Pháp và dạy tiếng Anh có mối liên hệ với nhau không, anh nói “cũng không có gì bất hợp lý cả”, và “đó là một câu chuyện dài”.
Gia đình có truyền thống là giáo viên, bố anh là PGS.TS Phan Huy Khải (từng công tác tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), mẹ anh nguyên là giáo viên Văn, Sử ở Trường THCS Lê Ngọc Hân, nên khi mới sang Mỹ, gia đình muốn anh theo học sư phạm.
Vì Lake Forest là một trường “liberal art” nên trong 2 năm đầu, sinh viên có thể chưa quyết định ngành học, nên lúc đầu anh học sư phạm, nhưng do rất thích môi trường âm nhạc ở Mỹ, nên cuối cùng đã chuyển từ ngành sư phạm sang âm nhạc. Còn hồi ở Ams do học chuyên Pháp nên sang Mỹ vẫn tiếp tục theo học Văn học Pháp.
Tiếng Anh chỉ là công cụ
Lý giải tại sao lại chọn trở thành giáo viên tiếng Anh, thầy giáo trẻ nói: “Thứ nhất, tiếng Anh là môn ngoại ngữ mình học đầu tiên. Thứ hai, mình có cơ hội đi học ở một đất nước nói tiếng Anh, nên mình nghĩ về tiếng Anh một cách rất thực dụng”.
“Mình được làm việc bằng tiếng Anh trong mội trường chuyên môn rất nhiều. Mình nghĩ, khi học tiếng Anh, hãy gắn nó vào một sở thích hoặc một công việc mà mình yêu thích”.
“Hồi xưa, khi mình học sư phạm, lúc bắt đầu học viết giáo án, lúc nào thầy cô hướng dẫn cũng đặt một câu hỏi khi mình cho học sinh làm hoạt động này, làm bài tập kia…là “để làm gì? vì sao?” Nghĩa là khi mình dạy một cái gì đó, mình cũng phải cố hướng cho học sinh là nó có ý nghĩa thực tế như thế nào, có thể ứng dụng vào việc gì”.
![]() |
Thầy Phúc trong các video bài giảng trực tuyến |
“Tiếng Anh là một công cụ. Học tiếng Anh không chỉ là học ngữ pháp, từ vựng. Các em hãy luôn nghĩ, cứ cho là các em nói chuẩn, viết chuẩn như một người bản ngữ đi thì các em cũng mới chỉ bằng một người bản ngữ thiếu kỹ năng, một người Anh hoặc một người Mỹ thất nghiệp”.
“Hãy xem các em quan tâm cái gì, thích cái gì, sau khi có được mục tiêu của mình, hãy đặt mũi nhọn vào tiếng Anh thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều việc các em cứ làm đề, giải đề…”
Không chỉ dạy tiếng Anh đơn thuần, thầy Phan Huy Phúc còn có nhiều kinh nghiệm dạy các môn khoa học như Toán, Văn, Sử, Âm nhạc… bằng tiếng Anh cho học sinh các trường quốc tế ở Việt Nam. “Toán ở nhiều trường quốc tế đối với học sinh của chúng ta thực ra rất dễ, nhưng có một số bạn ở trường quốc tế không quen Toán Việt Nam thì cũng không phải là dễ. Đã qua rồi cái thời giáo viên là người xuất hiện và nói cái gì cũng đúng. Học sinh bây giờ có thể đặt ra những câu hỏi mà mình không biết, lúc đó mình phải tìm hiểu và nghiên cứu – đó là trách nhiệm của một người giáo viên”- anh nói.
“Một điều thú vị nữa của môn tiếng Anh, rất tiếc là nhiều bạn bỏ qua. Trong khi học tiếng Anh, có biết bao nhiêu cơ hội để chúng ta mở rộng vốn kiến thức, vốn văn hóa mà chúng ta bỏ qua. Bất cứ bài đọc nào cũng có rất nhiều kiến thức thú vị, nhiều kiến thức mà bạn nên biết, thậm chí là thiết yếu.… nhưng cuối cùng chúng ta bỏ qua hết, chỉ để khoanh đúng A,B, C, D thì rất phí” – thầy giáo trẻ tâm sự và trăn trở về việc học tiếng Anh.
Học trò rất đáng yêu
![]() |
Tham gia các hoạt động văn nghệ cùng học sinh Chu Văn An. Ảnh: NVCC |
Có thể gọi thầy giáo trẻ Phan Huy Phúc là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng bản thân anh tâm sự, ngoài những buổi biểu diễn ở Nhà hát lớn, anh chưa từng biểu diễn trước học trò, mà chỉ tham gia dàn dựng các tiết mục văn nghệ cùng các em khi còn công tác ở Trường Chu Văn An.
Chia sẻ về kỷ niệm ngày 20/11 đáng nhớ nhất, thầy Phúc kể: “Dịp 20/11 lại rất gần ngày sinh nhật của mình nên nhớ nhất là những lần học trò tổ chức sinh nhật bất ngờ cho mình ở trường. Gọi là bất ngờ nhưng chẳng bất ngờ tí nào, vì các em làm rất vụng về. Khi đi từ dưới cầu thang, mình đã thấy chúng nó đi đi lại lại, soi soi, rồi có đứa hô ‘thầy Phúc lên, tắt đèn’… là mình biết hết rồi. Nhưng đúng là rất đáng yêu!”
Thừa nhận các thầy cô giáo “online” rất nổi và rất giỏi trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân trên các kênh mạng xã hội như Facebook, nhưng anh tự nhận “phần đấy mình rất kém” và “không phải là người giỏi nói về bản thân”. Mặc dù khá tự hào khi là lớp người có tài khoản Facebook đầu tiên từ khi mạng xã hội này mới xuất hiện, nhưng đến thời kỳ nó bùng nổ thì lại “mất hứng”. “Phải công nhận đây là điểm yếu của mình. Hi vọng trong thời gian tới sẽ khắc phục được điều này để không còn là ‘ác mộng’ của đội truyền thông”.
“Ưu điểm lớn nhất của dạy trực tuyến là độ tiếp cận, bất cứ đối tượng nào cũng có thể tiếp cận các video bài giảng. Là một giáo viên dạy trực tuyến, mình nghĩ về việc có thể mang đến những hỗ trợ, những tài liệu mà có thể ở chỗ các bạn ấy chẳng bao giờ có cơ hội tiếp cận được”.
Thường xuyên tỏ ra “ngắc ngứ” khi nói về bản thân, thầy giáo nghệ sĩ khiêm tốn dự đoán: “Lý do mà trung tâm vẫn còn tin tưởng mình có lẽ là vì cách làm của mình có phần quái dị, và có lẽ có gì đó khác biệt theo hướng tích cực. Cho nên mọi người tin tưởng và ghép mình vào chung khóa với những giáo viên nổi hơn để mình không… chìm quá!” (Cười).
Thầy Phan Huy Phúc và nghệ sĩ đàn bầu người Pháp Sylvain Streiff chơi bản "Im Zimmer" của nhạc sĩ Alban Berg: