Theo đó, học sinh, sinh viên ở những nơi đang thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng sẽ tạm dừng đến trường.Đối với trẻ mẫu giáo, các trường phối hợp hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong thời gian không đến trường.
Đối với giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và giáo dục thường xuyên: thực hiện dạy học, kiểm tra theo hình thức trực tuyến, kết hợp với các hình thức học qua kênh yotube, truyền hình…
Các cơ sở giáo dục và đào tạo vẫn thực hiện công tác quản lý, điều hành các hoạt động; thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ việc dạy học trực tuyến của giáo viên, việc học tập của học sinh, sinh viên.
Những địa bàn không áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng, học sinh, sinh viên đi học tập trung tại trường với một số quy định đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. Các hoạt động tập thể chỉ tổ chức trong phạm vi lớp, không tập trung học sinh toàn trường, đảm bảo giãn cách theo quy định; thực hiện nghiêm 5K.
 |
Quảng Nam dạy học trực tuyến những địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 |
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi về tình hình, diễn biến sức khỏe học sinh, sinh viên, ghi nhật ký công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở đơn vị.
Đối với những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải thông tin kịp thời với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại cơ sở, khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất khám sàng lọc và cách ly y tế, điều trị ngay nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Trang bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn và hướng dẫn học sinh, sinh viên thường xuyên rửa tay, giữ gìn vệ sinh thân thể.
Bố trí phòng cách ly tạm thời, chuẩn bị dụng cụ y tế để sử dụng ngay khi phát hiện người có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Thường xuyên vệ sinh phòng học, nơi ăn, ở của học sinh, sinh viên; khuyến khích học sinh, sinh viên tự trang bị bình, ly uống nước, khăn lau tay riêng (không dùng chung).
Đối với các đơn vị có tổ chức bán trú nên trang bị khay thức ăn cho từng cá nhân, chia giờ ăn theo ca để tránh tập trung đông người trong cùng một thời điểm…
Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam: “Thời gian tựu trường của học sinh trên địa bàn là ngày 1/9 và học sinh bắt đầu bước vào năm học mới là ngày 5/9”.
Công Sáng

Nhiều tỉnh, thành không tổ chức khai giảng, không dạy học trực tuyến
Quảng Trị và TP.HCM là 2 địa phương đầu tiên thông báo không tổ chức lễ khai giảng năm nay. Trong khi đó, nhiều tỉnh thay đổi kế hoạch, chỉ tổ chức khai giảng tại 1 địa điểm duy nhất.
" alt=""/>Quảng Nam dạy học trực tuyến ở nơi đang giãn cách

- Năm 1993, tôi bắt đầu công tác tại một trung tâm Ngoại ngữ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Một năm sau đó, trong buổi họp nhân viên, ông trưởng chi nhánh trung tâm thông báo sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho tất cả nhân viên. Kể từ đó, chúng tôi không nghe thấy ai nhắc đến việc này thêm một lần nào nữa.Băn khoăn khi bạn gái có quan hệ họ hàng
Có bắt buộc phải lăn dấu tay khi đã ký tên?
Tôi tiếp tục làm việc ở đó cho đến nay (tháng 10/2018) thì mới hay, chưa bao giờ chúng tôi được đóng BHXH. Vậy xin hỏi, việc trung tâm không đóng bảo hiểm cho nhân viên như vậy là đúng hay sai? Chúng tôi – những người đang làm việc cho trung tâm suốt 24 năm phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?
 |
Ảnh minh họa |
Theo thông tin cung cấp, bạn đã làm việc cho công ty từ năm 1993 và không nói rõ bạn và công ty đã ký hợp đồng lao động trong đó có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa. Tuy nhiên trên thực tế công ty không thực hiện, do đó trước hết, bạn cần trao đổi trực tiếp với lãnh đạo.
Trường hợp công ty cố tình né tránh trách nhiệm, bạn có thể làm đơn gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội để yêu cầu can thiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo điểm d khoản 1 điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa với lĩnh vực bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng.
Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/ NĐ-CP quy định: Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc: (1) truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này; (2) buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc các cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt rất nặng. Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định:
- Người vi phạm có thể bị phạt tiền đến một tỷ đồng hoặc phạt tù đến bảy năm; đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
- Đối với pháp nhân thương mại, nếu vi phạm quy định này còn có thể bị xử phạt từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Chưa có bảo hiểm, tai nạn lao động có được bồi thường?
Chồng em làm trong công ty không may xảy ra tai nạn nhưng chưa có bảo hiểm, công ty có bồi thường nhưng vợ chồng em có 2 con nhỏ mới 8 tuổi và 2 tuổi. Vậy công ty có hỗ trợ cho con em không ạ?
" alt=""/>Chủ doanh nghiệp 'quên' đóng bảo hiểm cho nhân viên suốt 24 năm
Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo mà Chính phủ vừa ban hành đã nêu rõ mức học phí đối với giáo dục đại học từ năm học sắp tới đến năm học 2025 - 2026.Nghị định này thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Năm nay chưa tăng học phí
Theo đó, mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các trường đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của năm học 2020 – 2021.
Cụ thể, mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các trường công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được theo thành 7 khối ngành tương ứng với từng mức học phí. Trong đó, mức học phí cao nhất mỗi tháng là 1,43 triệu đồng/sinh viên là các khối ngành sức khỏe khác và Y dược.
 |
Mức học phí của các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư |
Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư cũng chia theo 7 khối ngành. Trong đó, học phí cao nhất cũng là các khối ngành sức khỏe khác và Y Dược với mức học phí mỗi tháng 5,05 triệu đồng/sinh viên.
 |
Mức học phí các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư |
Mức trần học phí của các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 tăng mỗi năm trên dưới 200 nghìn đồng.
 |
Mức học phí các trường đại học công lập các năm sau |
Các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên có mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, trường đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó.
Mức học phí này phải dựa trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Học phí thạc sĩ, tiến sĩ
Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các trường đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí nêu trên nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
Trường hợp học trực tuyến (học online), trường đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.
Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.
Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức:
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1sinh viên/1tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học.
Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
Các trường đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí nêu trên phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại các trường đại học công lập nộp học phí theo mức thu do trường quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
Các mức học phí này được tính từ ngày 15/10/2021.
Thu Hằng

Các tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí khi thiên tai, dịch bệnh
Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
" alt=""/>Học phí đại học công lập từ 9,8