4 con lân đang nằm bẹp dưới sân. Dây pháo dài hơn 2m được treo gần đó. Tiếng trống vang lên. 4 con lân bắt đầu chuyển động... Nhịp điệu của trống giòn giã. |
Chùa Pháp Quang |
Nhịp múa của lân hùng tráng. Buổi múa lân, đốt pháo nổ, pháo hoa ở chùa Pháp Quang (vùng Oxley bang Queensland - Australia) đón chào năm mới bắt đầu.
16g ngày 30 Tết, chùa Pháp Quang bắt đầu nhộn nhịp. Sau một ngày làm việc vất vả, bà con người Việt ở Brisbane tề tựu về đây để cùng đón chào năm mới. Từ xa dòng người lũ lượt kéo về. Họ đi từng người có, từng đoàn có.
 |
Dòng người đổ về chùa |
Ai nấy đều ăn mặc thật đẹp. Bãi giữ xe có dấu hiệu quá tải. Hai bên đường, xe đậu thành hàng dài.
"Năm nào cũng vậy, cứ chiều 30 là chúng tôi đến đây để họp mặt đồng hương xa xứ. Như một lời hẹn, người Việt cùng nhau tìm đến để thỏa những ngày bận rộn mưu sinh", anh Huỳnh Phạm (52 tuổi) quê ở Nha Trang cho biết.
Dòng người vẫn ùn vào như trẩy hội. Không quần là áo lượt, ai nấy cố tìm cho mình một trang phục mang bản sắc dân tộc. Chúng tôi vô cùng thich thú khi nhìn những tà áo dài truyền thống của những người phụ nữ Việt trong ngày cuối năm.
 |
Gian hàng chay. Phụ trách bán hàng là những phật tử làm công quả |
Bên cạnh đó, những chiếc áo dài cách điệu dành cho các bé như một lời nhắc nhở các con phải luôn hướng về quê hương Việt Nam của mình.
Trong chiếc áo dài truyền thống, chị Phạm Thu Hiền (42 tuổi), người đã dự nhiều cái Tết ở đây, bày tỏ:
"Mỗi năm tôi may một chiếc áo dài để mặc Tết. Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc mình nên tôi không thể thiếu chiếc áo dài. Chiều nay, mở tủ thấy 7 chiếc treo thành hàng mới giật mình, mình đã tham dự 7 cái Tết ở đây rồi. Thời gian trôi nhanh quá".
Sân chùa đã chật cứng. Dưới tượng đài Quan âm, nhiều người thành tâm khấn vái.
 |
Càng lúc càng đông. Nhiều chiếc áo dài thướt tha |
Bên trong chánh điện, chưa tới giờ hành lễ nên nhiều người quây quần bên nhau trò chuyện. Những đứa trẻ chạy nhảy tung tăng...
Thanh Vân (15 tuổi), du học sinh lớp 9, đã 3 năm chưa được về quê, bày tỏ niềm ước mong được một chuyến về quê ăn Tết.
Nhưng năm nào cũng thế, Tết lại rơi vào thời gian cao điểm của năm học nên Thanh Vân rất nhớ Tết quê nhà. Vân nói, ở quê có ông bà, cha me, anh chị em. Ngày mùng một, Vân đi chúc Tết được lì xì...
Phía sau chánh điện, ở gian bếp nhiều phật tử đang cần mẫn chế biến nhiều món ăn chay phục vụ cho các gian hàng bên ngoài. Ngoài sân, trên hội trường nhiều quầy hàng chay bày bán hấp dẫn khá nhiều người.
Bên trong bếp đưa ra bao nhiêu, các gian hàng bán hết bấy nhiêu. Trời sụp tối. Tiếng nhạc từ hội trường vang lên.
Dàn nhạc tấu những điệu nhạc xuân đầy sức sống. Các ca sĩ chuyển tải như bài hát xuân quen thuộc. Nhiều người ngồi thành hàng để thưởng thức. Càng về tối lượng người đến càng đông.
Cả năm mới có một lần hội ngộ. Những người Việt đến đây với tâm trạng lạc quan vui tươi họ đã sống chan hòa với nhau. Chỉ vài giờ bên nhau thôi, rồi ngày mai ai nấy đều phải đều miệt mài vì miếng ăn vì cuộc sống.
 |
Mở bao lì xì. Lộc lì xì là những câu chúc ý nghĩa |
Đến 22g, tiếng trống vang lên. 4 con lân vươn mình tiếng về phía trước. Tiếng pháo bắt đầu vang lên.
Tất cả im lặng chỉ còn nghe tiếng pháo nổ và tiếng trống bập bùng. 4 con lân không sợ pháo vẫn cứ bu quanh cây nêu bằng những vũ điệu đẹp mắt.
Dây pháo vừa dứt, 4 con lân bắt đầu tiến về chân tượng Quan Âm. Mọi người đổ ra nhường đường... Nhiều người đến bên lân ghi lại những phút giây đẹp mắt rồi lân quay trở lại. Từ xa nhiều tiếng nổ đì đùng vang lên. Cả bầu trời tỏa sáng. Những cụm pháo bông làm đỏ rực góc trời.
 |
Lân và pháo |
Cứ thế, hết đợt pháo bông này đến đợt khác. Hàng ngàn đôi mắt hướng về màn đêm để thưởng thức màn pháo bông đẹp mắt. Cuộc vui nào cũng tàn. Tiếng pháo đã im. Màn đêm khép lại. Trước khi chia tay, mọi người trao nhau những câu chúc đượm tình thân ái...
 |
Cầu Quan Âm gia hộ |
Bà con ra về để sáng mai, mùng một Tết của Việt Nam, họ phải lao vào cuộc mưu sinh trên đất Australia.

Giao thừa giữa núi rừng của gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Cuộc sống thiếu thốn nhưng năm nào cụ Vi Kim Ngọc cũng chuẩn bị cho các con một cái Tết tươm tất.
" alt=""/>Tết Nguyên đán: Giao thừa đặc biệt của người Việt xa xứ
 khiến người ta nhớ lại trào lưu Kumanthong đã tồn tại ở thời Ayutthaya từ năm 1351 tới năm 1767 tại Thái Lan.</p><p>Kumanthong là một loại bùa chú được làm từ các bộ phận cơ thể của trẻ sơ sinh đã chết và được cho là sẽ mang lại sự may mắn, giàu sang cho người sở hữu.</p><table class=)
 |
Những người mộ đạo chơi với búp bê trong một ngôi nhà ở Nonthaburi, Thái Lan. Ảnh: Reuters |
Nếu như Luuk thep là những con búp bê được sản xuất trong nhà máy thì Kumanthong là bộ xương khô của trẻ sơ sinh được phủ một lớp vàng lá. Nhưng chúng đều có một điểm chung - đó là đều được đối xử như những đứa trẻ thực sự.
Một chủ cửa hàng bán Luuk thep cho biết, người mua mặt hàng này chủ yếu là những người phụ nữ trung niên hoặc những người cô đơn đang cần một mối quan hệ.
Giá búp bê dao động từ 100 baht tới 10.000 baht, phụ thuộc vào chất liệu. Ông từng bán những con búp bê phiên bản giới hạn với giá 10.000 baht, hiện giờ giá trị của nó đã lên tới 100.000 baht.
Ông cũng nói với các khách hàng của mình rằng không cần phải cho búp bê ăn hay mang chúng ra ngoài.
Mua vé máy bay, trả tiền ăn nhà hàng như... người
 |
"Bố mẹ" búp bê thường cho chúng tham gia các hoạt động của gia đình như một thành viên thực thụ. Ảnh: Bangkok Post |
Hồi cuối năm 2015, hãng hàng không Smile Thái Lan đã khiến dư luận tranh cãi sau khi đồng ý bán vé máy bay cho những khách hàng đặc biệt này, đồng thời cung cấp cả bữa ăn cho chúng.
Động thái này khiến các nhà chức trách buộc phải thảo luận khẩn cấp về tính an toàn của các chuyến bay. Tướng Chakthip Chaijinda - Giám đốc Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, đã phải đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt để ngăn chặn tội phạm lợi dụng những con búp bê cất giấu ma túy và hàng lậu.
Trong khi đó hãng hàng không Smile Thái Lan cho biết, các thành viên trong phi hành đoàn sẽ đối xử với những con búp bê giống như người thật, tức là sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho tới việc nhắc nhở chúng thắt dây an toàn. Tất nhiên, các ông bà chủ của chúng cũng có thể đặt một chỗ ngồi gần lối đi hoặc một chỗ ngồi gần cửa sổ cho chúng.
Việc sắp xếp chỗ ngồi cũng trở thành một vấn đề với hãng hàng không này bởi vì những hành khách ngồi gần chúng có thể sẽ cảm thấy sợ hãi.
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Hãng hàng không Bangkok cho biết: “Chúng tôi không khuyến khích khách hàng mua chỗ ngồi riêng cho búp bê vì nó rất đắt đỏ. Nhưng chúng tôi cũng không thể ngăn cản họ làm việc đó”.
Một quản lý truyền thông cấp cao của hãng này chia sẻ: “Hàng không Bangkok không làm bất cứ điều gì đặc biệt với những con búp bê. Chúng tôi đối xử với nó như những con búp bê mà thôi".
 |
Các hãng hàng không, nhà hàng cũng từng chấp nhận những con búp bê yểm bùa như một vị khách bình thường. Ảnh: Reuters |
Cảnh sát Thái Lan: 'Trào lưu điên rồ'
 |
Tướng Chakthip Chaijinda, Cảnh sát hoàng gia Thái Lan, cho rằng, việc nuôi những con búp bê để được giàu có, thịnh vượng là điều điên rồ. Ảnh: Thai PBS |
Hồi năm 2016, Giám đốc Cảnh sát hoàng gia Thái Lan đã bày tỏ quan ngại về trào lưu này.
Tướng Chakthip Chaijinda thừa nhận rằng, việc mang những con búp bê trẻ con lên máy bay là quyền riêng tư của mỗi người.
Nhưng ở góc độ cá nhân, ông thấy hành động này không phù hợp. Ông đã ra lệnh lực lượng cảnh sát trên khắp đất nước tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt những con búp bê Luuk thep để ngăn chặn những hành vi vận chuyển ma túy.
Tướng Chakthip cũng cho rằng trào lưu Luuk thep cũng giống như trào lưu Kumanthong và Tamagotchi trước đó.
“Bạn cho chúng ăn, cho chúng mặc và chơi với chúng” - vị cảnh sát này nói.
Trong buổi họp báo, ông đã hỏi các phóng viên rằng liệu đó có phải là một xu hướng phù hợp với thời điểm hiện tại.
“Làm thế nào mà đất nước chúng ta có được ngày hôm nay? Tôi vẫn thực sự bối rối. Nhờ nuôi một con Luuk thep chăng? Tôi không nghĩ rằng có một lúc nào đó mình sẽ bắt kịp xu thế này. Thật là điên rồ” - ông bày tỏ quan điểm cá nhân.
Vị tướng cũng cho biết ông thực sự lo lắng về cách mà thế hệ tương lai sẽ tiếp cận với việc này và có đi theo nó.
Ông thừa nhận, việc nuôi một con búp bê là quyền cá nhân nhưng việc mang theo nó cũng cần phải tôn trọng quyền của những người khác.
Những người nuôi búp bê có thể đủ tiền để mua một chiếc vé máy bay cho nó, nhưng theo quan điểm cá nhân, Tướng Chakthip cho rằng số tiền đó nên dùng để mua những thứ hữu ích khác.

Lý do khiến Johnny Trí Nguyễn xuống cấp phong độ khi lui về 'ở ẩn' trong võ đường
Người hâm mộ bất ngờ về cuộc sống của Johnny Trí Nguyễn sau 10 năm gây chấn động màn ảnh.
" alt=""/>Kumanthong phổ biến khiến giới chức Thái Lan lên tiếng