Nếu như Honda Little Cub 50cc Fi, phiên bản đặc biệt kỷ niệm sinh nhật 50 tuổi dòng xe Cub được bán rộng rãi, và nhập về Việt Nam khá nhiều, thì bản kỷ niệm 55 năm lại chỉ dành riêng cho thị trường nội địa Nhật Bản với giá bán 249.900 Yên tương đương 2.519 USD.
Mẫu xe này được sản xuất chỉ có 2 màu đỏ và đen, cả 2 phiên bản điều có chung một đặc điểm là mâm xe màu đỏ với các nam hoa màu đen, yên xe màu đen. Chính vì hiếm có khó tìm như vậy nên để kiếm được một chiếc trong số 1.500 xe, lại chưa từng đổ xăng đối với anh An chính là một báu vật cần phải săn đón. Do đó khi người sở hữu xe phát giá, anh An đã mua ngay mà không cần mặc cả.
Honda Little Cub 50 có thiết kế cổ điển, phong cách thanh lịch và sang trọng. Đèn pha tròn và xi nhan ở đầu xe đều được thiết kế dạng hình tròn cổ điển. Đây cũng chính là đặc trưng của dòng xe Little Cub 50cc Nhật.
Đồng hồ xe Little Cub 50 được thiết kế khá đơn giản, không chỉ hiển thị những thông số cần thiết về tốc độ của xe khi di chuyển mà còn hiển thị đèn báo xăng và xi nhan. Điều này giúp cho người sử dụng dễ dàng quan sát hơn khi di chuyển và có thể nhận biết được tình trạng xe Cub Little 50cc.
Xe được trang bị động cơ bốn thì, 49cc, làm mát bằng nước cho công suất tối đa 3.4 mã lực tại vòng tua máy 7000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 3.8 Nm tại 5000 vòng/phút. Đi kèm công nghệ phun xăng điện tử, Little Cub 50cc có mức tiêu thụ nhiên liệu khá thấp.
Một số hình ảnh chi tiết của xe:
Y Nhụy
Bạn có bình luận thế nào về chiếc xe máy Honda Cub đặc biệt trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo ông Hiệp, thực tế hiện nay, đất khác chiếm tỷ lệ rất lớn và các dự án ách tắc chính ở vấn đề này. Vì thế, nếu Quốc hội cho phép thí điểm sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp đang có các dự án nằm im 4-5 năm nay, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, Chủ tịch GP.Invest mong muốn, các đất khác phù hợp với quy hoạch cho phép thì nên cho áp dụng.
“Tiêu chí quan trọng nhất là quy hoạch phải phù hợp với Luật Quy hoạch và quy hoạch của địa phương. Còn lại không nên giới hạn chỗ nào được làm, chỗ nào không được làm, sẽ dẫn đến cảnh xin - cho rất phức tạp. Nên tính toán đến khía cạnh này để không làm khó cho doanh nghiệp. Đã tháo gỡ thì tháo gỡ đồng loạt, với tất cả các dự án phù hợp với quy hoạch. Còn yếu tố tiên quyết không phù hợp với quy hoạch thì chắc chắn doanh nghiệp cũng đồng tình không thể cho làm. Có như vậy mới đúng nghĩa tháo gỡ”, ông Hiệp nói.
Doanh nghiệp cũng đang có vài dự án nhà ở vướng mắc tại các địa phương, ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn SGO (SGO Group), cũng rất hồ hởi trước những thông tin tại dự thảo nghị quyết thí điểm nói trên.
“Tôi nghĩ các doanh nghiệp đều đang mong chờ, khi tháo được “nút thắt” này, nhiều dự án sẽ được thông pháp lý; giải phóng nguồn lực lớn cho doanh nghiệp. Nguồn cung nhà ở trên thị trường thời gian tới sẽ được cải thiện nếu thí điểm mở rộng các loại đất cho nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận sớm được áp dụng”, ông Giang đánh giá.
Tăng nguồn cung nhà ở, giá sẽ phù hợp hơn
Chia sẻ với PV.VietNamNet, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho rằng, dự thảo nghị quyết thí điểm cho nhận đất khác làm nhà ở thương mại phản ánh đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Việc thí điểm được thực hiện sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp, cũng như thị trường bất động sản.
“Việc thí điểm này nếu sớm được áp dụng sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở, nhất là phân khúc nhà thương mại giá trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thời gian tới. Đồng thời, cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí khi thực hiện dự án. Từ đó, giá bán nhà cũng sẽ phù hợp hơn cho người dân”, ông Quyết đánh giá.
Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc xây dựng dự thảo đề án thí điểm là rất cần thiết và còn có tính kế thừa các quy định phù hợp pháp luật và thực tiễn của Luật Đất đai 2013.
Vấn đề mấu chốt, ông Châu cho rằng, phải phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng nhà đầu tư chiếm hưởng không chính đáng chênh lệch địa tô khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Theo tính toán của đơn vị ra báo cáo, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32,5 lần. Mức này cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Thâm Quyến (35 lần), thậm chí cao hơn Bắc Kinh (29,3 lần), Thượng Hải (24,1 lần) và Hong Kong (26,5 lần).
Trong khi đó, chỉ số này ở Hà Nội là 18,3 lần với mức thu nhập trung bình năm của hộ gia đình là 9.967 USD (khoảng 240 triệu đồng); cao hơn Seoul (17,3 lần), Tokyo (16,1 lần), nhà ở thương mại Singapore (13,7 lần).
Ở thị trường nhà ở cho thuê, giá thuê trung bình hàng tháng trên mỗi căn hộ tại TP.HCM là 592 USD, tương đương khoảng hơn 14 triệu đồng. Thị trường này chủ yếu phù hợp với nhóm lao động trẻ có thu nhập cao hoặc nhóm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phân tích về khả năng chi trả nhà ở của người dân tại TP.HCM, bà Giang Huỳnh, Phó giám đốc, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills TP.HCM cho rằng, phần lớn người dân chỉ có thể chi trả cho phân khúc nhà ở vừa túi tiền, căn hộ bình dân.
Theo bà Giang, hiện những căn hộ vừa túi tiền có giá 2 - 4 tỷ đồng có nguồn cung thấp. Nếu như trước đây, dòng sản phẩm này chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong nguồn cung của thị trường; năm 2023 chỉ còn chiếm khoảng 25%. Điều này ảnh hưởng tới cơ hội sở hữu nhà của người dân.
Bà Giang cho rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là mấu chốt trong việc thiết lập khả năng chi trả cho người dân trong vấn đề nhà ở. Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốc gia khác nhau đã cho thấy những tác động tích cực của các giải pháp nhà ở đối với phát triển kinh tế xã hội.
“Việc Chính phủ xem xét các loại thuế để hạn chế mua đầu cơ và tăng quỹ đất phát triển nhà ở giá rẻ, thể hiện cam kết thúc đẩy thị trường nhà ở ổn định và bền vững, mang lại lợi ích cho những người mua nhà”, bà Huỳnh nói.
Cùng với đó, bà rằng phát triển nhà ở xã hội là vấn đề cần ưu tiên bởi giúp giải quyết các vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, kích thích phần nào kinh tế xã hội, tăng tốc độ giãn dân, mở rộng đô thị ra các khu vực ngoại thành, tăng tính bền vững trong quy hoạch đô thị.