Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính Bộ TT&TT chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo.
Hơn 90% văn bản phát hành của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT dưới dạng điện tử có ký số
Cũng theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, tính đến tháng 11/2019, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TT&TT là 243 thủ tục, trong đó có 200 thủ tục thực hiện tại Bộ và 43 thủ tục thực hiện tại địa phương.
Thực hiện Nghị quyết 16 ngày 27/2/2018 của Chính phủ về việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình, Bộ TT&TT đang tiến hành rà soát và dự kiến cắt giảm 16 TTHC.
Bên cạnh công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý, việc ban hành mới các TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT cũng luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đơn giản hóa tối đa, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
Tính từ đầu năm đến nay, Bộ TT&TT đã và đang thực hiện xem xét cắt giảm và đơn giản hóa nhiều thành phần hồ sơ cũng như thời gian thực hiện đối với các thủ tục hành chính trong 2 dự thảo Thông tư thuộc lĩnh vực Internet và xuất bản: dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên Internet và dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.
Về công bố, công khai TTHC, từ đầu năm đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định công bố 2 TTHC được sửa đổi, bổ sung. “Các TTHC đều được cập nhật đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đảm bảo đầy đủ và chính xác. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có TTHC đều thực hiện tốt việc niêm yết các TTHC tại trụ sở cơ quan, đơn vị”, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ nhận xét.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT cũng đang tập trung triển khai xây dựng “Hệ thống thông tin điện tử một cửa Bộ TT&TT” và thực hiện đánh giá việc tổ chức thủ tục hành chính tại Bộ theo đúng quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP, Thông tư 01/2018/VPCP đảm bảo điều kiện để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ và kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia khi được đưa vào vận hành.
Triển khai hiện đại hóa nền hành chính, thời gian qua, Bộ TT&TT đã và đang triển khai 20 nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong năm 2019, với các nhiệm vụ trọng tâm gồm: hoàn thành xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0); triển khai cung cấp 26 dịch vụ công mức 3 theo danh mục đã được phê duyệt giai đoạn 2018 - 2020; tăng cường sử dụng văn bản điện tử; giám sát, khắc phục sự cố an toàn thông tin.
" alt=""/>44% thủ tục hành chính của Bộ TT&TT đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4Ảnh minh họa: Internet
Phòng ngủ của Wang Le tối tăm và yên tĩnh. Âm thanh duy nhất đến từ những cú bấm chuột và bàn phím. Anh không thể sống và làm việc như người bình thường trong gần thập kỷ vì chứng bệnh sợ xã hội, Internet là kết nối duy nhất anh có với thế giới bên ngoài. Thậm chí, nó còn cứu mạng anh.
Họ hàng của Wang mang thức ăn đến cổng mỗi tuần hoặc hai tuần một lần vì anh không thể đặt hàng qua điện thoại. Mùa xuân, anh định tự tử nhưng không thành. Vừa sợ chết, nhưng cũng không dám sống, anh chia sẻ lên Weibo và nhận được tin nhắn từ người lạ ngay sau đó. “Bạn có ổn không? Bạn có muốn nói chuyện với tôi không”.
Những năm cuối của tuổi 20, Wang sống một mình trong thị trấn nhỏ miền Bắc Trung Quốc. Cha mẹ anh đang đi làm tại thành phố. Tin nhắn khiến anh cảm động vì biết rằng ai đó trên thế giới vẫn còn quan tâm tới mình.
Từ đó, Wang kết bạn với người lạ - thực chất là chuyên gia tư vấn tâm lý. Cô tìm ra Wang nhờ sự hỗ trợ của bot Tree Hole, chương trình AI phát hiện ý định tự tử trên Weibo và cảnh báo cho một nhóm gần 600 học giả, tư vấn viên, tình nguyện viên.
Ra mắt tháng 7/2018, theo Huang Zhisheng – sáng lập viên chương trình, chuyên gia trí tuệ nhân tạo cao cấp Đại học Vrije - nhóm đã ngăn chặn hơn 1.000 vụ tự tử. Do nhóm có quy mô nhỏ và phi lợi nhuận, họ chỉ có thể xử lý các trường hợp khẩn cấp, một số trường hợp còn nằm ngoài tầm với của họ.
Bot được đặt tên là Tree Hole (hốc cây) vì nó quét các bài viết thổ lộ bí mật thầm kín trên mạng xã hội. Một trong những bài viết “tree hole” nổi tiếng nhất là vào năm 2012, do một cô gái trầm cảm đăng lên trước khi tự sát. Người dùng vẫn có thể bình luận vào bài viết này và tới nay đã có hơn 1 triệu bình luận.
Tại Trung Quốc, ít nhất 136.000 người tự tử trong năm 2016, chiếm 17% tổng số các ca tự tử trên toàn thế giới, theo dữ liệu từ WHO. Tự tử là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai trong số những người từ 15 đến 29 tuổi, vẫn theo WHO. Tổ chức Y tế thế giới dự đoán 1,5 triệu người sẽ tự sát trong năm tới.
Dù nghiên cứu chỉ ra một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn tự sát là để người đó trò chuyện với người thực sự quan tâm tới mình, người như Wang không chỉ thiếu hỗ trợ từ gia đình, họ còn sống trong thành phố nhỏ, không có cơ hội hoặc hạn chế tiếp cận với dịch vụ tâm lý. Với họ, công nghệ AI đóng vai trò cơ bản trong việc kết nối những tâm hồn cô độc với chuyên gia.
Trên thế giới, các gã khổng lồ như Google, Facebook, Pinterest cũng dùng AI để truy tìm nguy cơ tự tử của người dùng, xác định nội dung tự sát/tự làm tổn thương. Dù vậy, vẫn có hạn chế khi sử dụng AI.
" alt=""/>Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cứu sống cả ngàn người muốn tự sát