TIN BÀI KHÁC
HTC trình làng Tablet 4G
Trình diễn dế WP7 "hàng khủng" của HTC
95% trẻ em tiếp cận nội dung đồi trụy trên Internet
Steve Jobs sẽ phải giải trình về độc quyền iTunes
Những web hẹn hò đặc biệt
Dám nghĩ dám làm
Chàng trai này là Hoàng Trọng Hoàn (SN 1991, quê Nam Đàn, Nghệ An).
Xuất thân trong một gia đình làm nông, với vẻ ngoài điển trai, tính tình hiền lành, Hoàn luôn gây được ấn tượng tốt với những người tiếp xúc với mình. Ngoài ra, 9x này còn có 'máu' kinh doanh mãnh liệt, dám nghĩ dám làm.
![]() |
Hoàng Trọng Hoàn (SN 1991, quê Nam Đàn, Nghệ An) |
Tốt nghiệp khoa Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế quốc dân vào năm 2013, không giống như những người bạn chung giảng đường đi xin việc ở các công ty, doanh nghiệp trong nước, Hoàn quyết định qua Australia để tiếp tục học tập và làm việc.
Gần 4 năm ở Australia, với đam mê kinh doanh có sẵn trong người, chàng trai xứ Nghệ đi buôn bán sữa, thực phẩm chức năng, hàng xách tay,… với mục đích kiếm tiền để theo đuổi con đường học tập, tuy vậy việc kinh doanh nhỏ này lại mang đến nguồn thu nhập khá ổn định, ngoài sự mong đợi của anh.
Dành dụm được một khoản tiền, cũng là lúc việc học tập đã hoàn thành, vào năm 2017 Hoàn quyết định rời đất nước xinh đẹp này để đến Nga tiếp tục đeo đuổi đam mê kinh doanh.
Với một người lạ nước lạ cái, việc thích ứng để sinh sống được ở đất nước rộng lớn này là vô cùng khó khăn. Tuy vậy, với bản tính là người nhanh nhẹn, thông thạo ngoại ngữ nên Hoàn nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đây.
Tại đây, Hoàn chọn chợ Liublino, là nơi tập trung rất đông người Việt để buôn bán quần áo.
Công việc sau đó cũng dần ổn định, việc buôn bán gặp nhiều thuận lợi nhờ được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Nga.
Nhớ về những ngày tháng buôn bán ở nước ngoài, Hoàn cho biết, bản thân mình là một người con đất Việt, cũng như bao người khác đang sinh sống và làm việc ở xứ người đều luôn nhớ về quê cha đất mẹ.
'Với nhiều người, khi công việc đã ổn định với mức thu nhập cao như ở đây thì sẽ ít từ bỏ, nhưng bản thân tôi chưa vướng bận chuyện gia đình, kinh tế nên quyết định sẽ về Việt Nam để phát triển bản thân', Hoàn tâm sự.
Ông chủ chuỗi ăn vặt 'hot trend'
Cuối năm 2018, Hoàn quyết định về Việt Nam để lập nghiệp với con đường kinh doanh bất động sản. Tuy vậy, vào thời điểm này, lĩnh vực bất động sản lại gặp nhiều khó khăn khiến công việc của anh không được thuận lợi.
Trong một lần ngồi ăn vặt vỉa hè với bạn bè, Hoàn chợt nảy ra ý tưởng sẽ mở một chuỗi cửa hàng ăn vặt trên cả nước, sẽ là nơi để các bạn trẻ ngồi lại với nhau vào mỗi tối, thưởng thức những món ăn bình dân và cùng nhau trò chuyện.
![]() |
Ngoài việc kinh doanh, 9x này cũng thường xuyên làm công tác thiện nguyện. |
Trước khi cho ra đời cửa hàng ăn vặt đầu tiên, tháng 3/2019, Hoàn mở một quán chè Khúc Bạch tại Sài Gòn, được nhiều bạn trẻ quan tâm, là địa chỉ 'bỏ túi' trong mỗi dịp bạn bè tụ họp.
Từ hiệu ứng tích cực đó, cuối năm 2019, anh quyết định mở hai cửa hàng bán chè Khúc Bạch và ăn vặt ở Bình Dương và Đồng Nai.
Kết quả ngoài sự mong đợi, các cửa hàng của chàng trai này gây sốt với nhiều người khi món ăn này bất ngờ trở lại sau nhiều năm vắng bóng, cùng với những món ăn vặt 'hot' nhất của giới trẻ.
Mỗi đêm các cửa hàng đón cả trăm lượt khách tới thưởng thức, ngồi tràn ra cả vỉa hè.
Chưa từ bỏ tham vọng, vào đầu năm 2020 anh tiếp tục khai trương cửa hàng thứ tư tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Cùng với đó, chuỗi cửa hàng ăn vặt tiếp tục được mở rộng khi các chi nhánh tại Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An lần lượt khai trương vào giữa tháng 5.
Với chuỗi cửa hàng hiện tại, mỗi tháng 9x này thu về hàng trăm triệu đồng, giải quyết nhu cầu việc làm cho rất nhiều người.
Việc kinh doanh thuận lợi, bước đầu gặt hái được thành quả nhưng chàng trai này luôn khiêm tốn, anh nói: 'So với người khác thì tôi chưa bằng ai đâu, điều tôi vui nhất là đã hiện thực hóa được đam mê kinh doanh. Sắp tới sẽ là quãng thời gian nhiều khó khăn lắm'.
Xuân An
Chè khúc bạch là món ăn thanh mát phù hợp những ngày hè oi nóng. Thay vì ra hàng mua, bạn có thể tự nấu món chè khúc bạch cho gia đình và bạn bè. Dưới đây là cách làm chè khúc bạch thơm ngon, vô cùng dễ dàng.
" alt=""/>9x bỏ việc ở trời Tây về mở quán ăn, kiếm trăm triệu mỗi tháng"Con có vẻ không thật lòng muốn xin lỗi mẹ".
"Bạn ấy sẽ không chơi với con nữa nếu con không xin lỗi ngay bây giờ".
Và thường thì sau câu xin lỗi câu chuyện sẽ kết thúc mà không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về những gì đã xảy ra. Cha mẹ thường không giải thích lý do vì sao hành động của con lại gây tổn thương cho người mà con nói lời xin lỗi, cách con có thể giải quyết sai lầm mà bản thân gây ra hay những gì có thể làm để thay đổi hành vi của mình.
Chúng ta muốn trẻ cư xử đúng mực, đồng cảm và thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác, biết cách xin lỗi thật tâm. Thế nhưng khi bắt chúng phải nói lời xin lỗi, bạn có nghĩ mình đang đi đúng hướng?
Ảnh minh họa.
Theo tác giả Alice Hanscam chia sẻ trên Motherly, ép trẻ xin lỗi đồng nghĩa với việc phụ huynh đang truyền đạt những điều sau:
- Mẹ cần con xin lỗi để mẹ cảm thấy khá hơn về những chuyện vừa xảy ra.
- Đây là cách chúng ta giải quyết rắc rối.
- Mẹ muốn con làm theo những gì mẹ nói.
- Con cần được mẹ chỉ cho cách cảm nhận và cư xử trước mọi chuyện.
- Mẹ là người có quyền (kẻ lớn hơn và mạnh hơn là kẻ thắng).
Có lẽ đó không phải thông điệp mà bạn thực sự muốn nói với trẻ.
Về cơ bản không ai thích thừa nhận sai lầm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý người làm sai có thể thấy xấu hổ hoặc sợ hãi hậu quả.
Với trẻ em, cảm giác phức tạp hơn, đó được gọi là mâu thuẫn về nhận thức. Ví dụ một đứa trẻ tin rằng bản thân mình là một người tử tế, ngoan ngoãn nhưng khi chúng mắc sai lầm, thường cha mẹ sẽ nói 'con hư quá'. Điều này dễ gây ra tâm lý mâu thuẫn ở trẻ. Làm thế nào để con giảm bớt căng thẳng khi đón nhận trạng thái đối nghịch như vậy?
Ảnh minh họa.
Giúp con nhận ra sai lầm và biết cách xin lỗi chân thành là một trong những bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ.
Dạy con thời điểm nên xin lỗi
Thật khó để bắt một đứa trẻ nhỏ hiểu được đâu là đúng, đâu là sai. Điều quan trọng cha mẹ nên đưa 2 khái niệm này vào nhận thức của trẻ càng sớm càng tốt.
Bạn có thể giải thích ý nghĩa của lời xin lỗi và nói rằng con nên xin lỗi khi mắc lỗi. Khuyến khích trẻ đồng cảm để nhận ra hành động sai trái của mình, chẳng hạn hỏi con sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn khác làm điều tương tự với mình.
Làm gương cho trẻ
Bạn hãy thành thật mỗi khi nói lời xin lỗi. Giọng nói và thái độ của bạn là những gì trẻ sẽ quan sát và bắt chước.
Dạy con xin lỗi đúng cách
Lời xin lỗi thành thật không phải chỉ được nói ra. Cha mẹ nên dạy con khi xin lỗi phải đứng thẳng, đứng yên, mắt nhìn thẳng để thể hiện sự chân thành.
Bạn nên khuyến khích trẻ nói thêm lý do phải xin lỗi để người nghe biết trẻ hiểu rằng con đã làm gì sai. Con cũng có thể kết thúc lời xin lỗi bằng lời hứa sẽ không tái phạm.
Giúp trẻ đối phó với cảm xúc của mình
Thông thường, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti khi phải nói lời xin lỗi. Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện, giảng giải để con hiểu tại sao bạn yêu cầu như vậy và tại sao trẻ không nên cảm thấy xấu hổ. Hãy để trẻ biết rằng việc chấp nhận lỗi lầm của một người cần có dũng khí.
Đưa ra những lựa chọn hoặc gợi ý
"Con có thể làm gì để giúp bạn đỡ buồn nhỉ?".
"Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy".
"Con có muốn nói gì hay làm gì để bạn ấy biết là con thấy có lỗi không?".
Lời nói nhẹ nhàng, nụ cười, việc chia sẻ một món đồ chơi hay ngồi bên cạnh bạn cũng là cách trẻ xin lỗi, không nhất thiết phải nói một câu rõ ràng khi chưa thực sự thoải mái.
Hãy để trẻ tự xin lỗi theo cách riêng
Đôi khi trẻ có thể không muốn xin lỗi vào lúc đó. Trong trường hợp này, tốt hơn là cha mẹ nên cho con có thời gian bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trước khi xin lỗi.
Trẻ cũng có thể xin lỗi theo cách riêng của mình, chẳng hạn ôm, tặng hoa, hoặc thậm chí viết giấy. Điều quan trọng hơn là con phải sẵn sàng nói lời xin lỗi và hiểu được lỗi của mình.
Bạn cũng nên khen ngợi để khuyến khích trẻ: "Ồ, con thật tốt bụng khi tặng con gấu bông yêu thích cho bạn ấy. Bạn ấy chắc chắn sẽ cảm thấy khá lên đấy. Cách xin lỗi của con thật dễ thương".
Cha mẹ đứng trung lập
Cha mẹ không nên quá bảo vệ hay đổ lỗi cho hành động của con mình hoặc đứa trẻ kia. Khi trẻ "tố cáo", bạn sẽ nghe rất nhiều câu như" "Cậu ấy đã làm điều đó" hoặc "Cậu ấy đã đánh cháu trước"...
Cố gắng giữ bình tĩnh trong những tình huống như vậy, giải thích cho chúng hiểu rằng cả hai bên đều góp phần vào việc tranh cãi và phải xin lỗi nhau.
Như vậy, bạn đang giúp con tìm hiểu cách tạo dựng mối quan hệ lành mạnh. Dần dần, con sẽ tự giác nói lời xin lỗi do bản thân thực sự muốn thế. Một đứa trẻ cần nhiều thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng, do đó điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần nhớ khi nuôi dạy con là sự kiên nhẫn.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
" alt=""/>Con bạn không chịu xin lỗi khi làm sai? Đó là do bạn đang dạy sai cách