Soi kèo phạt góc Athletic Bilbao vs MU, 2h00 ngày 2/5

Giáo dục Việt Nam đúng là có rất nhiều vấn đề. Nhưng thế giới này có cái gì là không có vấn đề? Con người dù ở đâu cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn khác nhau, chẳng thế mà “người giàu cũng khóc”. Cái chính là cách ta lựa chọn để sống như thế nào với các vấn đề đó.
Để con không trở thành "số không"
Tôi có hai con, một mới đi làm, một đang học lớp 9. Năm nay cô nàng thi lên cấp 3, và đòi thi vào Thăng Long là trường đứng top 2 thành phố (tôi thì nàng muốn thi trường nào cũng được). Mới vào đầu năm học nhà trường đã gửi lịch học thêm dày đặc. Hôm qua tôi mới viết đơn gửi cô giáo thông báo con chỉ tham gia ½ giờ học thêm thôi, thời gian còn lại con còn bận đi tập gym và học ngoại ngữ. Nói thẳng luôn như thế trong đơn.
Tôi chưa bao giờ nếm cảnh sáng ra vất vả đưa con xuyên qua thành phố đi học, vì con tôi luôn chọn học trường gần nhà nhất. Lớp 4, chuyển nhà về ngoại ô, tôi chuyển cô út từ trường cấp 1 đình đám với hàng ngàn học sinh ngay trung tâm thành phố (cạnh nhà cũ), về ngôi trường làng sát nhà (cả trường cấp 1 mà chỉ vẻn vẹn 11 lớp – từ lớp 1 đến lớp 5). Và tôi thấy đó là sự thay đổi tuyệt vời nhất.
Con út từ một cô bé “số không” ở trường cũ (do quá đông học sinh), đã lột xác trở thành một cô bé tự tin, mạnh mẽ ở trường mới. Đơn giản vì trường bé quá, ít học sinh, nên cô nàng được tham gia vào mọi hoạt động như: đội hát, đội điền kinh, đội nhảy biểu diễn... và cũng ngang nhiên đi biểu diễn cấp quận như ai. Trường làng, các cô như mẹ, cô hiệu trưởng thấy con học yếu toán, rảnh lại gọi con vào phòng hiệu trưởng để dạy thêm bài. Lên cấp 2, dù trường lớn hơn nhiều, nhưng nàng đã tự tin tới mức trở thành thành viên đội tuyển bóng ném, bóng rổ, điền kinh, cô giáo nào cũng biết mặt.
Tôi ít khi chú ý xem con học thế nào. Chỉ hay bảo con đọc sách, xem phim, đi chơi thể thao. Bạn ấy cũng thích chơi game, mẹ không cấm nhưng chơi chừng mực, khỏi hại mắt. Học ở trường thì ít thôi.
Ấy vậy mà bạn ấy học cũng khá ổn. Đợt này toàn bị mẹ cấm không được học nhiều, nhất là học văn, vì thấy cách cô giáo dạy văn không thích hợp với tư duy của bạn ấy...
Chơi thì không phải nghĩ: bơi giỏi, trượt băng giỏi, chạy khỏe, cao nhất trường, vui vẻ hiếu động suốt ngày.
Con gái lớn tôi cũng vậy. Từ bé tới lớn chỉ học gần nhà, đi bộ đi xe vài phút là tới. Hai nàng khi học cấp 1 đều về ăn trưa ở nhà, mẹ bận đi làm thì gửi cô hàng xóm rảnh rỗi nấu cho ăn. Cô lớn ở cấp 1-2, không bao giờ học thêm ở trường, chỉ có gia sư dạy tiếng Anh và lâu lâu học bổ sung toán nếu thấy yếu. Tôi chưa bao giờ bị áp lực là con phải học xuất sắc hay giỏi. Tôi từng bảo thầy hiệu trưởng trường cấp 2 của cô lớn là chỉ cần con tôi đi học vui vẻ là được rồi.
Đổi lại, bạn lớn thích học đàn, học vẽ, lớp 9 đã thi đỗ vào học thiết kế đồ họa ARENA (bé nhất khóa, học với toàn anh chị đã xong đại học), tiếng Anh lúc đó đã gần đủ điểm TOEFL. Lên cấp 3, năm lớp 10 bạn ấy cũng bị áp lực thi đại học nên xin đi học thêm, nhưng sau đó than với mẹ là con không học nổi. Tôi bảo, không thích thì thôi không thi nữa. Thế là nghỉ luôn. Trong hai năm, khi bạn bè vùi đầu vào học luyện thi đại học thì bạn ý tung tăng học đàn, tiếng Ý, tiếng Anh, học may, học vẽ... Bạn ấy không thi đại học vì đã sớm thi đỗ học bổng sang Ý học. Lớp 10-11, bạn ấy đã có thể tự đi du lịch ở Singapore một mình.

|
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Không "tiền trường" cũng chẳng "tiền cô"
Hai con đi học, tôi chưa bao giờ biếu tiền cô giáo. Cô nào quý thì 20/11 tặng món quà nhỏ (nhà có truyền thống tặng khăn quàng cổ). Có lúc đùa hỏi con "Có phải phong bì cho cô không?", nàng ấy bảo "Ai lại làm thế, ngượng lắm!". Ấy vậy mà hầu như tất cả các cô đều quý con mình. Bạn út khá nghịch, nhiều lần bị cô mắng, nhiều lần mẹ cũng mắng cô – thế nhưng các con không thấy bị trù úm, thậm chí còn bênh cô khi mẹ chê cô có gì chưa ổn.
Tôi luôn thấy các con nói điều tốt về cô giáo. Có lúc các con cũng tức cô, nhưng chỉ là phần nhỏ, còn phần lớn là yêu mến cô. Con út hôm nọ phàn nàn các bạn ồn ào trong giờ học Sinh, bạn ấy bảo cô đang mang bầu mà có mấy đứa làm ầm ĩ, không biết thương cô bị mệt.
Tôi chẳng bao giờ phải bận tâm học phí cho con. Cấp 1 thì 50 nghìn đồng/ tháng, cấp 2 hình như cũng vậy, cả năm chỉ thu có một hai triệu bao gồm tất tần tật phí nước uống, vệ sinh... Cái nạn tiền trường không hiểu sao không rơi vào mình. Hôm qua đi họp phụ huynh thấy tổng động viên đóng hơn 1 triệu.
Không tốn tiền trường, tôi dành tiền cho con học tiếng Anh, học đàn, học vẽ, bơi lội, thể thao, phòng gym, thuê huấn luyện viên thể lực riêng, đi du lịch ... (Bạn tôi nhiều người riêng tiền trường cho con đã chục triệu đồng/ tháng – nghe mà sợ!).
Tôi không thấy gì phiền khi dậy từ 5h sáng, gọi con dậy sớm để có thời gian thong thả trước khi đi học. Con tôi không xem tivi, thỉnh thoảng xem phim có chọn lọc, tối ngủ sớm, nên sáng dậy khỏe mạnh thoải mái. Khi tôi muốn cho con đi du lịch, tôi xin phép cho nghỉ học. Năm ngoái con gái út nghỉ học tổng cộng tới gần một tháng để đi chơi với mẹ. Thậm chí trong tuần, nếu ngày nào con không thích đi học, tôi cũng đồng ý.
Bây giờ, ai nhìn các cô gái của tôi cũng bảo tôi là bà mẹ hạnh phúc, có những đứa con vui vẻ, dễ thương. Cô gái lớn, dù chưa bao giờ là học sinh giỏi kể từ khi vào cấp 2 – vẫn là một cô gái thông minh và đầy năng lực, đủ khả năng tự lo liệu cuộc sống của mình.
Du học không phải cuộc chạy trốn
Du học là điều tốt, tôi ủng hộ hết mình. Nhưng du học là để giúp các con mở rộng tầm nhìn, chứ không phải là cuộc chạy trốn. Tôi không đồng ý với các bà mẹ bảo phải cho con đi du học vì học ở Việt Nam khổ sở quá. Khổ hay không là do chính mình. Các em học hành khổ sở thế kia là vì các em ấy dốt nát hay vì kỳ vọng của bố mẹ quá lớn?
Con gái lớn của tôi mới đi du học về bảo mẹ "Đừng cho em đi quá sớm, để hết cấp 3. Con thấy các em đi sớm quá thương lắm, thiếu vòng tay bố mẹ, kiến thức văn hóa non nớt, dễ bị tổn thương, dễ bị trầm cảm hoặc bị nhiễm thói xấu".
Muốn trẻ em sung sướng, tôi vẫn thấy thứ cần thay đổi không phải chỉ là xã hội hay nền giáo dục, mà phần rất lớn còn là từ bố mẹ!
Bố mẹ chăm học, chăm làm, thích thể thao, không đút lót, không nịnh nọt thầy cô, không có nhu cầu thể hiện mình giỏi bằng mọi giá..., tóm lại, bố mẹ thế nào thì các con cũng sẽ giống thế đó.
Phương Hoa" alt=""/>'Cải cách giáo dục' hay cải cách bố mẹ?
Ngày 3/7, Kwon Mina (cựu thành viên AOA) gây chú ý khi trả lời bình luận trên trang cá nhân lý do khiến cô rời nhóm là vì bị thành viên cùng nhóm bắt nạt suốt 10 năm.Nữ thần tượng Hàn kể, bố qua đời vì ung thư khiến cô khóc rất nhiều trong phòng chờ nhưng thành viên cùng nhóm đã mắng cô vì làm ảnh hưởng đến không khí trong nhóm, thậm chí người này còn đòi nhét cô vào tủ quần áo.
“Tôi cảm thấy bản thân như dần bị hủy hoại, tôi còn cố gắng tự tử vì người chị đó", Mina chia sẻ.
 |
Mina bất ngờ lên tiếng tiết lộ mình rời nhóm là do bị bắt nạt suốt 10 năm. |
Cô cũng tiết lộ thêm, gần đây bố của thành viên bắt nạt mình qua đời. Cô đã đến viếng, thành viên này đã khóc và xin lỗi cô. Mina cho biết, vào lúc đó, cô không còn muốn oán trách gì "người chị đó" nữa. Tuy nhiên, sự sợ hãi vì bị bắt nạt suốt thời gian qua vẫn còn vẹn nguyên.
Phát ngôn của Mina khiến nhiều cư dân mạng nhanh chóng suy đoán thành viên đã bắt nạt nữ thần tượng là Jimin, trưởng nhóm AOA. Không lâu sau, Jimin đăng tải lên trang cá nhân mình dòng chữ "Tiểu thuyết à?", ám chỉ những gì Mina nói đều là bịa chuyện. Thế nhưng, trưởng nhóm AOA cũng nhanh chóng xoá cập nhật trên.
 |
Jimin - trưởng nhóm AOA "đáp trả" trên trang cá nhân, ám chỉ Mina đang bịa đặt. |
Ngay sau động thái của Jimin, Mina tiếp tục lên tiếng phản pháo bằng hình ảnh cổ tay chi chít vết sẹo rạch tay tự tử và "chỉ mặt đặt tên" chính trưởng nhóm Jimin khiến nhiều người bất ngờ.
"Tôi chỉ mới nói 1 trong số 1000000000000 chuyện, thế mà chị bảo là tiểu thuyết ư? Có nhân chứng vật chứng cả, tôi xin lỗi nhưng tôi không làm gì sai", Mina viết.
Cựu thành viên AOA còn cho biết, có lần cô vì sợ trễ buổi tập luyện nên gọi điện trước cho trưởng nhóm. Nhưng khi nghe giọng của Jimin khiến cô hoảng sợ và không dám đến phòng tập nữa. Thậm chí, ngày hôm đó Mina còn cố tự sát.
 |
Mina phản pháo Jimin bằng việc đăng ảnh tay chằn chịt vết rạch do tự tử. |
Nữ thần tượng nói thêm, cô đã điều trị những vết sẹo rạch tay khoảng 3-4 lần khiến chúng mờ đi, nhưng ký ức về người đã bắt nạt thì không thể nào quên mà còn khiến cô hoảng loạn mỗi ngày.
"Chị Jimin à, kiện chị ư? Tôi không thể vì tôi không có tiền. Bồi thường thiệt hại tinh thần ư? Tôi đâu cần, tôi còn chẳng nghĩ đến. Thật không công bằng khi chị đã huỷ hoại tôi như thế này. Nhưng chị vẫn sống yên ổn, còn tôi mỗi ngày mở mắt đều là ác mộng", cựu thành viên AOA đau đớn tiết lộ.
 |
AOA thời vẫn còn đủ 7 thành viên. |
Thế nhưng Mina cho biết, cô chỉ muốn người bắt nạt thừa nhận những sai lầm và xin lỗi một cách chân thành để cô có thể cởi bỏ mọi vướng mắt trong tâm trí của mình.
Trước những lùm xùm bắt nạt thành viên, công ty quản lý FNC của AOA vẫn chưa lên tiếng. Trong khi đó, đại diện công ty quản lý mới của Mina cho biết sẽ không tham dự vào vấn đề cá nhân của nghệ sĩ. Tình hình sức khoẻ của nữ thần tượng không tốt, cô đang điều trị chứng rối loạn hoảng sợ nhưng hiện tại Mina vẫn ổn định và gia đình đang bên cạnh nữ thần tượng.
Lê La

Yoona và Lee Hyori bị chỉ trích vì đi hát karaoke giữa mùa dịch
Hành động bất cẩn của Lee Hyori và Yoona đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội Hàn Quốc.
" alt=""/>Nữ thần tượng Hàn nhiều lần tự tử vì bị bắt nạt suốt 10 năm

Chị Nguyễn Thị Nhiếp là hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – ngôi trường được công nhận là trường chất lượng cao của Hà Nội luôn đi đầu thí điểm những mô hình giáo dục mới.Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này đã từng điếng người khi nhận được bức “tâm thư” của cậu con trai đang tuổi dậy thì “nhắc nhở” chị về vai trò làm mẹ.
“Dành bao nhiêu thời gian cho con?” là câu hỏi mà chị ngại trả lời nhất. Bởi vì “Tôi cảm thấy có lỗi với gia đình, đặc biệt là với con cái. Do công việc chiếm khá nhiều thời gian của tôi. Tôi ý thức được điều đó nhưng vẫn chưa điều chỉnh được nhiều, cho dù thời gian này tôi đã cố gắng hơn rất nhiều”.
 |
Cô Nguyễn Thị Nhiếp |
Đỗ chuyên thì học, không thì thôiLà người đã trưởng thành từ mô hình “trường chuyên lớp chọn” cách đây hơn 25 năm, chị Nhiếp tự nhận rằng mình được như hôm nay, cách làm việc, cách tư duy… không thể không kể đến sự ảnh hưởng tốt đẹp của những ngôi trường chị đã học.
“Nhiều bạn tôi đều đã học một cách say mê với những ước mơ, khát khao, hoài bão thật đẹp bởi vi chúng tôi vẫn được chơi, được trải nghiệm thực tế trong hoàn cảnh sống thời kỳ trước.
Nhưng bây giờ, học sinh trường điểm, trường chuyên lớp chọn cũng có những điểm khác chúng tôi. Hình như không ít em chỉ biết học từ sách vở, ít biết về xung quanh. Đã có những em vô cảm, ích kỷ và tự mãn sai là mình được đang học trường chuyên lớp chọn, đôi khi lại là do bố mẹ xoay xở, tính toán cho con” – đây là góc nhìn của chị về hiện trạng trường chuyên lớp chọn bây giờ.
Với nhận định như vậy, chị Nhiếp cho biết trước đây, gia đình đã cho con gái lớn thi vào trường chuyên, nhưng với tinh thần đỗ thì học và không đỗ thì thôi. “Một phần tôi nhìn thấy sự thiếu hụt của nhiều học sinh trường chuyên lớp chọn hiện nay, một phần tôi biết lực học của con mình chỉ khá, lại không chịu theo những nơi “luyện”. Đến cháu trai thứ hai thì tôi không có ý định đó chút nào nữa”.
Cả hai con chị đều học THPT ở ngôi trường chị làm hiệu trưởng.
Với hai học trò mà người ngoài nhìn vào tưởng như “nhân vật đặc biệt”, thì ở trường chị Nhiếp vẫn“coi các con như mọi học trò khác”. Điều khác giữa con mình và học trò, đối với chị, “là khi con ở nhà vì mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Tôi đã từng so sánh con mình với học sinh, hay với… con người khác. Rất hiệu quả khi tôi so sánh để khích lệ những điểm mạnh, những ưu điểm của con và rất tồi tệ khi tôi so sánh, chê bai con tôi kém cỏi hơn bạn bè…”.
Có một điều mà chị Nhiếp áp dụng vào cả việc dạy con và học sinh. Đó là “Nói được và làm được, chịu trách nhiệm cao với tất cả những gì mình làm”.
Tôi thấy lo lắng cho con khi nhiều tệ nạn xã hội biến tướng mà kỹ năng sống của con còn chưa đủ. Tôi lo lắng khi không ít lần thấy con sống thiếu trách nhiệm, sợ trách nhiệm. |
Chồng chị là sĩ quan quân đội, haivợ chồng đều làm cán bộ quản lý, cả hai đều bận việc cơ quan nhưng đều có chung quan điểm phải dạy con tự lập và tự trọng. Chị cho biết “Nhà tôi không có người giúp việc. Từ nhỏ, hai con của tôi phải luôn làm việc cùng bố mẹ, khi nhỏ thì gấp quần áo, dọn nhà, nhặt rau… Khi lớn hơn thì lau nhà, phơi quần áo, rửa bát, nấu cơm. Đến bây giờ, mọi việc trong gia đình các cháu đều tự làm và làm tốt. Các cháu đỡ việc nhà cho tôi rất nhiều”.
“Cái khổ của đói, của thiếu thốn thì thời nay hầu hết giới trẻ sống ở thành phố ít phải trải qua. Trong công việc cũng như trong cuộc sống tôi luôn nghĩ và luôn tìm cách dạy học sinh, dạy con với tinh thần vượt khó và biết ứng phó, thích nghi. Vợ chồng tôi không chiều chuộng con, mà luôn dạy con làm các công việc. Các cháu được rèn để không lười nhác, để luôn thích nghi với môi trường mới”.
Hai bài học từ cô con gái lớn
Trong suốt quá trình nuôi con lớn khôn, có những câu chuyện mà chị Nhiếp nhớ mãi.
“Cả hai con tôi đều tâm sự “Hình ảnh của bố mẹ làm cho chúng con áp lực”. Nghe vậy, tôi vừa mừng vừa lo.
Cũng có khi lo lắng quá nên giục con học hành, nhưng rồi chúng tôi lại điều chỉnh ngay khi tự hỏi “Như vậy có tạo áp lực cho con không?”.
Thực tế, áp lực tạo ra động lực nhưng áp lực quá sẽ làm mất tự chủ và giảm hiệu quả học tập và rèn luyện”.
Để có được những kinh nghiệm này, có một câu chuyện mà chị Nhiếp không thể quên.
“Cha mẹ thường kỳ vọng nhiều ở con cái, nhất là con đầu lòng. Khi con gái lớn học cấp 1, tôi thường yêu cầu sau mỗi ngày đi học về con phải báo cáo điểm số và không ít lần nổi giận mắng quát con vì điểm chưa cao.
Con gái tôi sợ đến mức có lần nhất định không chịu về chỗ ngồi, cứ đứng trên bục giảng khóc đòi cô giáo cho điểm cao để về không bị mẹ mắng. Tôi biết chuyện và ân hận đến tận bây giờ, lấy đó làm bài học để chia sẻ với cha mẹ học sinh”.
Mỗi khi nhắc lại câu chuyện này, chị Nhiếp lại cảm thấy “thêm một lần đau nhói trong tim”, còn “con gái tôi thì cứ buồn cười vì hành động đứng khóc, đòi cô giáo cho điểm cao”.
“Đây là bài học về hậu quả tạo áp lực quá cho con” – chị Nhiếp kết luận, và “Đến con trai thứ hai đi học, tôi đã rút kinh nghiệm điều đó”.
Một bài học khác về sự nhất quán lời nói khi dạy con và tôn trọng quyết định chọn nghề chọn trường của con cũng được chị rút ra từ cô con gái đầu.
Khi con gái lớn học cấp THPT, cháu ước mơ thi đỗ Học viện Ngoại giao. Vợ chồng chị cứ định hướng cho con thi ngành sư phạm để theo nghề của mẹ, sau này ra trường còn có thể có đầu ra.
“Cháu nói với tôi "Khi tư vấn chọn nghề, chọn trường cho phụ huynh và học sinh, mẹ nói "chọn nghề nào, trường gì các bác nên để các con quyết định...", vậy tại sao với con mẹ lại không để cho con quyết định?”.
Chồng tôi thì phân tích nghề sư phạm nhàn nhã hơn, có thời gian chăm sóc gia đình. Nghe vậy cháu lại hỏi "Mẹ là giáo viên đấy. Bố nhìn mẹ có nhàn nhã hơn, có thời gian chăm sóc gia đình hơn không?".
Vợ chông tôi thấy con phân tích, nêu ví dụ cụ thể rất thuyêt phục nên hiểu rằng phải cùng xây đắp ước mơ cho con. Năm đó cháu đã quyết tâm thi đỗ Học viện Ngoại giao khối D1 và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khối A1. Cháu chọn học Ngoại giao theo đúng ước mơ và tự tin nói với bố mẹ rằng "Con thi sư phạm để bố mẹ hài lòng thôi, đỗ con cũng không học đâu"”.
Đến giờ, cô con gái đã bước sang năm thứ 3. “Điều tôi thấm thía là vì cháu quyết chọn ngành chọn trường nên có khó khăn gì cháu đều cố gắng vượt qua. Đặc biệt là cháu hay kể với tôi về những điều hay, những điều đặc biệt khi học ngoại giao mà cháu rất tự hào”.
 |
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú xếp hình Tổ quốc |
Bức thư nhớ đời từ cậu con trai
Cùng với cô chị, cậu con trai thứ hai cũng là người đem lại cho cô hiệu trưởng này một bài học về sự kiềm chế, lắng nghe trong dạy học sinh, dạy con.
Chị Nhiếp kể rằng khi cậu con trai bước vào tuổi dậy thì, lên lớp 9 thì mê game. “Cũng như nhiều học sinh cháu đã từng trốn học, nói dối...để đi chơi game. Vợ chồng tôi tìm cách ngăn chặn, càng cấm cháu càng mê, bất chấp sự răn đe, dạy dỗ của bố mẹ”.
Buổi họp phụ huynh đầu năm, cô giáo nêu tên con trai nằm trong tốp học sinh học yếu của lớp. Mặc dù biết lực học của con nhưng chị Nhiếp vẫn rất buồn.
“Về nhà tôi mắng cháu và nói "Mẹ là hiệu trưởng mà phải ở lại họp vì con trong tốp học sinh học yếu của lớp. Con biết mẹ rất xấu hổ không?". Cháu cãi lại rất gay gắt, cháu không chấp nhận những nhận xét đó.
Hôm sau cháu viết cho tôi một lá thư, trong đó có dòng "Hiệu trưởng đ. là cái gì nếu không hiểu được con mình". Tôi giận con lắm nhưng vẫn kiềm chế, tìm cách "hiểu con mình", để đúng là hiệu trưởng trong mắt con tôi”.
Cô Nhiếp vui mừng vì “Đến nay, cháu có thay đổi rõ rệt mặc dù tôi vẫn còn phải lo lắng nhiều một số cá tính của cháu. Và sự kiềm chế mà tôi học được từ lần này không chỉ được tôi tiếp tục áp dụng với con trai, mà còn với cả những học sinh yêu quý của mình”.
Chị Nhiếp cho biết vợ chồng chị có điều kỳ vọng lớn là con cái trở thành một người tử tế, sống có ích và biết sống trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó, có sự mong muốn các con sẽ làm được điều mà bố mẹ chưa làm được, đó là “Thực hiện được việc hội nhập bằng tri thức và năng lực chắc chắn và mạnh mẽ hơn thế hệ của chúng tôi”.
“Tôi đã từng thất vọng vì con cái không phải vì kết quả học tập mà vì một vài tính xấu tôi rèn dạy mãi mà con vẫn chưa sửa được.Ví dụ tật đổ lỗi hoặc diễn đạt khó hiểu
Còn con trai tôi thì đã từng cầm cuốn “Con cái chúng ta đều giỏi” và nói với tôi rằng “Mẹ phải học cách dạy con của các bà mẹ Tây ấy”. Nghe con nói vậy, tôi giật mình xem lại cách dạy con và tìm cách hiểu con hơn”.
“Mình phải sống, làm việc thế nào để có thể từ đó dạy con. Đầu năm học, bài học đầu tiên tôi muốn các thầy cô giáo trường mình cũng dạy cho học trò là sống có trách nhiệm. Bài học cuối cùng trước khi các con ra trường là bài học Tri ân. Biết ơn cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè chính là để sống có trách nhiệm với yêu thương, với cuộc đời”. |
Chi Mai
" alt=""/>“Hiệu trưởng… là cái gì nếu không hiểu được con mình”