Liên hoan lần thứ 4 thu hút 7 nước quốc tế: Ấn, Độ, Israel, Hungary, Hàn Quốc, Hy Lạp, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, có 14 vở từ 14 đơn vị công lập và ngoài công lập. NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhận định nhiều vở diễn đầy tính thử nghiệm, sáng tạo và hấp dẫn khán giả. Liên hoan là cơ hội học hỏi từ các đoàn nghệ thuật quốc tế.
![]() |
Đại diện các Nhà hát và đơn vị nghệ thuật nhận Huy chương Vàng cho tác phẩm. |
Sau gần 10 ngày thi sôi nổi, nghiêm túc với nhiều tìm tòi, sáng tạo, BTC đã trao 20 giải Vàng và 35 giải Bạc cho các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế biểu diễn xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong các vai diễn. Huy chương Vàng cũng được trao tặng cho 4 vở diễn, Huy chương Bạc cho 5 vở diễn sáng tạo, đạt chất lượng cao trong lễ bế mạc.
Cụ thể, giải thưởng vở diễn xuất sắc nhất đã thuộc về các tác phẩm: “Thân phận nàng Kiều” (Nhà hát Múa Rối Việt Nam), “Sự sống” (Nhà hát kịch Việt Nam), “Cậu Vanya” (Nhà hát Tuổi Trẻ), “Bpolar” (đoàn nghệ thuật Ayit - Israel).
Trong số 4 vở này, “Sự sống” là vở diễn đánh dấu sự hợp tác giữa Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhật Bản. Cụ thể, vở diễn do ông Hiroyuki Muneshige và cố NSND Anh Tú đồng đạo diễn.
Cũng ở hạng mục giải thưởng tác phẩm, BTC Liên hoan đã trao Huy chương Bạc cho 5 vở diễn: “Cánh đồng đẫm máu” (Hy Lạp), “Macbeth Mirror” (đoàn Ấn Độ), “Câu chuyện về bức tranh cổ” (Trung Quốc), “Dưới cát là nước” (Nhà hát Thế giới trẻ), “Ngàn năm mây trắng” (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam).
![]() |
Thu Quỳnh giành giải vàng ở Liên hoan sân khấu thử nghiệm. |
Trong 20 giải vàng diễn viên, Thu Quỳnh khẳng định độ chín với một giải vàng tiếp theo. Vai diễn Sonia trong vở "Cậu Vanya" giúp Thu Quỳnh giành Huy chương vàng biểu diễn. Vở "Cậu Vanya" cũng mang lại giải vàng diễn xuất của Đức Khuê (Nhà hát Tuổi trẻ). Vở "Sự sống" cũng đem lại huy chương vàng biểu diễn cho NSƯT Trịnh Mai Nguyên.
Đặc biệt, diễn viên Quách Thu Phương sau một thời gian dài nghỉ diễn đã quay lại với một vai chính trong “Dưới cát là nước” cũng đoạt được Huy chương Vàng. Có người nhận xét nữ diễn viên này “nghỉ diễn hơn 10 năm nhưng khi trở lại vẫn toả sáng lung linh và làm thổn thức bao trái tim khán giả yêu sân khấu”.
NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Liên hoan nhận xét, liên hoan lần này là cuộc chơi của thế hệ diễn viên trẻ với nhiều khát vọng sáng tạo trong biểu diễn.
“Một số vở Việt Nam chưa có được những tìm tòi mới, chúng ta chỉ quen một cách kể một nội dung, một sự kiện trong khi chúng ta rất cần có nhiều cách kể một nội dung. Thử nghiệm sẽ là một phương thức khắc phục. Chúng ta thiếu các yếu tố mới lạ trong sáng tác và đạo diễn”, NSND Trần Minh Ngọc phát biểu.
Tình Lê
Vào ngày sinh nhật của Thu Quỳnh, Bảo Hân gửi lời chúc đến đàn chị và gọi cô là "người yêu em".
" alt=""/>Thu Quỳnh giành giải vàng ở Liên hoan sân khấu thử nghiệmNSND Thế Anh tên thật là Nguyễn Thế Anh, sinh ngày 3/4/1938 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là con thứ 3 trong một gia đình khá giả, mẹ là một tiểu thương, cha là người học hành đỗ đạt. Năm Thế Anh 3 tuổi, cha ông được học bổng sang Pháp học bác sĩ. Mẹ ông phải một mình nuôi dạy 2 anh em ông (người anh trai thứ hai qua đời sớm). Sau này, NSND Thế Anh đã liên lạc được với người cha của mình nhưng cho đến khi cha ông mất, hai cha con vẫn không gặp mặt nhau.
![]() |
Năm 1966, ông ghi dấu ấn với vai diễn điện ảnh đầu tiên trong phim "Nổi gió". Hình ảnh chàng trung úy Phương đẹp trai, hào hoa một thời trở thành tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của người đàn ông Việt Nam thập niên 1960. |
Ở lĩnh vực điện ảnh, NSND Thế Anh nổi tiếng với Ba Duy trong Mối tình đầu, Dư trong Đường về quê mẹ, tiểu đoàn trưởng pháo binh trong Em bé Hà Nội, Không nơi ẩn nấp, Ngày lễ Thánh, Lưu lạc và trở về Sam Sao, Tự thú trước bình minh, Hồi chuông màu da cam, Vụ án Hồ Con Rùa, Người trong cuộc, Vĩnh biệt chân trời cũ, Gánh xiếc rong, Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du... trong đó nổi tiếng nhất là vai Ba Duy trong Mối tình đầu
Năm 1984, ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2001, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Sau năm 1975, ông về lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt thập niên 1980-1990, Thế Anh vẫn tiếp tục công việc diễn xuất. Thập niên 2000, ông tiếp tục tham gia một số bộ phim truyền hình như Giao thời, Dốc tình, Hoa dã quỳ, Xin lỗi tình yêu, Tiếng cuốc đêm khuya... và một số bộ phim nhựa như vai sĩ quan Pháp Ponchon trong Người học trò đất Gia Định xưa (đạo diễn Huy Thành). Gần đây, ông trở lại sân khấu kịch với vai phản diện Trần Luận trong Người thi hành án tử (đạo diễn Khánh Hoàng).
![]() |
NSND Thế Anh góp mặt trong nhiều bộ phim. |
Năm 2003, ở tuổi 65, nghệ sĩ góp mặt trong phim truyền hình "Dốc tình" rồi dừng hẳn diễn xuất cho đến nay.
NSND Thế Anh luôn xuất hiện vởi vẻ tếu táo, rạng rỡ. Từ năm 2003, ông chỉ góp mặt trong một số sự kiện điện ảnh. Thế Anh tìm niềm vui tuổi già ở việc viết sách và nghiên cứu phim ảnh.
Vợ ông là Thu Hằng, cũng là một diễn viên. Ông đã đặt tên cho hai người con trai là Thế Phương và Thế Duy để kỉ niệm hai vai diễn thành công nhất của mình.
T.N
Sức khỏe của NSND Thế Anh hiện đang không được tốt qua giọng nói khàn đặc và có phần khá khó khăn của ông nhưng ông vẫn tâm huyết bày tỏ niềm hạnh phúc vô cùng về sự phát triển và đi lên của nền điện ảnh nước nhà.
" alt=""/>NSND Thế Anh qua đời ở tuổi 81