Đó là thông tin do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại Diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19” ngày 18/6.Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động trong giai đoạn dịch Covid-19, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch năm học và tinh giản nội dung chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, ngành giáo dục đặc biệt chú ý đến chuyển đổi kỹ thuật số và phương pháp giảng dạy.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục tại diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19”. |
Dạy học trực tuyến được triển khai trên cả nước, giáo viên được khuyến khích chia sẻ tài nguyên trực tuyến. Học sinh thuộc nhóm yếu thế, hoặc không thể truy cập các thiết bị công nghệ số để học tại nhà được quan tâm đặc biệt.
“Giáo viên đã phát triển các bài học, phát trên hơn 28 kênh truyền hình trong cả nước để đảm bảo “tiếp tục việc học” cho tất cả học sinh trong thời gian nghỉ ở nhà. Giáo viên thậm chí còn mang tài liệu học tập trực tiếp đến nhà học sinh”, ông Nhạ nói.
Về việc mở lại trường học sau Covid-19, ông Nhạ nhấn mạnh 3 khía cạnh mà Việt Nam đã làm tốt.
Trước hết, đó là việc đảm bảo chất lượng học tập để bù lại thời gian giãn cách xã hội cho tất cả học sinh. Đặc biệt, có phương án để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi quan trọng khác.
Tiếp đến, có giải pháp cho những trường hợp khó khăn, đặc thù. Những học sinh không quay trở lại trường học, hoặc những em quay lại trường nhưng không bắt nhịp được với việc học được chú ý đặc biệt.
“Đối với những trường hợp này, chúng tôi xây dựng kế hoạch riêng với sự tham gia và phối hợp của học sinh và phụ huynh”, ông Nhạ chia sẻ.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin về chuyển đổi số trong giáo dục |
Cuối cùng, ông Nhạ cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tập hợp các video clip được thực hiện bởi giáo viên trong thời gian qua để tạo thành một kho tài liệu số trực tuyến. Kho học liệu này cũng sẽ được dịch sang Tiếng Anh để chia sẻ với giáo viên và học sinh các nước.
Diễn đàn chính sách Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á được tổ chức trực tuyến và thu hút 16.000 người theo dõi. Diễn đàn được tổ chức nhằm bàn các giải pháp quản lý hệ thống giáo dục trong thời gian gián đoạn do Covid-19, cũng như giai đoạn tiếp theo.
Hải Nguyên

Dự kiến tựu trường ngày 1/9, không dạy trước khai giảng
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ này đang dự kiến ngày tựu trường năm học mới sớm nhất là ngày 1/9, nhằm kéo dài thời gian nghỉ hè cho học sinh.
" alt=""/>Bộ Giáo dục xây dựng kho học liệu số từ các bài giảng thời Covid
Giáo sư Đặng Đình Áng sinh năm 1926 tại Hà Tây.Từ năm 1953-1955, ông học môn Kỹ thuật Hàng không vũ trụ tại ĐH Kansas và nhận bằng cử nhân tại đó. Sau đó, ông vào Viện Công nghệ California (Caltech) và nhận bằng tiến sĩ với một luận án về giải tích và cơ học năm 1958.
Ông làm việc tại CalTech 2 năm rồi về nước năm 1960.
 |
GS Đặng Đình Áng là nhà giáo có nhiều đóng góp cho ngành Toán học Việt Nam |
Tại Việt Nam, ông đảm nhận Trưởng ban Toán của Trường ĐH Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Với địa vị trưởng ban, ông đã hiện đại hóa chương trình giảng dạy và đưa vào một số môn chưa từng được dạy như toán học tô pô, đại số trừu tượng, và giải tích hàm.
Ba năm sau, ông thành lập chương trình chứng chỉ sau đại học "toán học thâm cứu" (Mathematiques Approfondies). Ông làm trưởng ban cho đến năm 1975, sau đó ông làm Giám đốc Viện nghiên cứu Giải tích cho đến năm 1994.
Năm 1988, ông làm chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học TP.HCM.
Năm 1995 ông chịu trách nhiệm chính cho sự thành công của hội nghị toán học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM đã thu hút nhiều nhà toán học lớn đến từ Mỹ, Đức, Nga, Trung Quốc, Pháp.
Năm 1982, Giáo sư Đặng Đình Áng đã hướng dẫn bảo vệ thành công cho tiến sĩ toán học đầu tiên ở miền Nam. Ông cũng đã đào tạo được nhiều tiến sĩ toán học Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước.
Năm 1980, trong đợt phong học hàm đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất, ông được phong hàm Giáo sư cùng Giáo sư Hoàng Tuỵ, Giáo sư Phan Đình Diệu.
GS Đặng Đình Áng có hơn 130 bài báo trong lĩnh vực giải tích phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài nước. Ông là tác giả của 6 sách chuyên đề trong giải tích và cơ học, trong đó có 1 quyển với tác giả nước ngoài do NXB khoa học Springer (Đức) xuất bản…
Không chỉ được biết đến trong lĩnh vực toán học, GS Đặng Đình Áng còn được biết đến như một nghệ sĩ thổi sáo (flute) tài hoa với nhiều CD nhạc hòa tấu thính phòng. Với ông, âm nhạc vừa là sự say mê, vừa là cầu nối văn hoá giao lưu với cộng đồng và thế giới.
GS Nguyễn Hữu Anh và GS Đặng Đức Trọng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM) từng rút ra 4 bài học lớn từ cuộc đời và sự nghiệp của GS Đặng Đình Áng.
"Bài học thứ nhất là để thành công trong công việc gì, nhất là trong sự nghiệp cả đời, cần phải có quyết tâm và tập trung cao độ, nhưng vẫn phải luôn tự đổi mới...
Bài học thứ hai là về quan điểm giảng dạy. Ngoài những kiến thức mới, thầy còn mang về một phương pháp học tập mới: đó là tự học và tham gia nghiên cứu khoa học sớm. Các sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản vừa đủ để tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi đã đạt mức độ sâu trong lĩnh vực nghiên cứu mới mở rộng hay chuyển sang lĩnh vực khác...
Bài học thứ ba là cách xử thế tuyệt vời. Thầy luôn luôn giúp đỡ mọi người, không chỉ riêng học trò của mình qua các việc như là nhận xét một luận án, tham gia hoặc chủ trì Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp nhà nước, và đăc biệt là tích cực ủng hộ họ trong các cuộc họp của Hội đồng ngành Toán. Mặt khác, thầy luôn luôn vun đắp và mở rộng các mối quan hệ bạn bè.
Bài học cuối cùng là nhân sinh quan lạc quan của thầy. Chính nhờ tinh thần lạc quan mà thầy đã vượt qua được những lúc khó khăn nhất trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước đầu những năm 80. Thầy cũng đã đem tinh thần lạc quan đến cho nhiều học trò của mình" (trích từ bài viết Những bài học lớn từ thầy Đặng Đình Áng).
"Dù là một người hấp thu nền giáo dục phương Tây nhưng thầy Đặng Đình Áng vẫn nguyên vẹn một tâm hồn Việt với những bản sắc tốt đẹp nhất" – đây là những lời mà GS Dương Minh Đức (Chủ tịch Hội Toán học TP.HCM) dành cho vị Giáo sư tài hoa Đặng Đình Áng.
Ngân Anh

Nhà toán học người Việt đạt giải thưởng toán học danh giá nhất châu Âu
- Hiệp hội toán học châu Âu vừa thông báo danh sách 10 nhà toán học nhận được giải thưởng của năm nay, trong đó có GS Phan Thành Nam (hiện là GS tại ĐH Ludwig-Maximlians, Đức; cựu sinh viên ĐHQG TP.HCM).
" alt=""/>Người thầy lớn của ngành Toán học Việt Nam qua đời
Tôi năm nay 38 tuổi, về làm dâu nhà chồng đã 15 năm. Bố mẹ chồng tôi có 2 trai, 1 gái. Em gái chồng vào TP.HCM học rồi lập nghiệp, kết hôn với người trong đó, ngoài này còn 2 người con trai ở cùng bố mẹ.Chồng tôi là con trai thứ nhưng mọi việc gia đình, từ lớn đến nhỏ, một tay anh quán xuyến, chẳng khác nào con trai trưởng.
Một năm có bao nhiêu đám giỗ, đối nội, đối ngoại anh cũng thay bố mẹ đảm nhiệm. Nhà có việc gì cần đến tài chính, bố mẹ cũng gọi chồng tôi ra trao đổi, bàn bạc để anh lo.
Ngược lại với em trai, anh chồng tôi đến bây giờ 40 tuổi vẫn vô tư ở nhà ăn bám bố mẹ. Từ ngày tôi về đây ở, chưa bao giờ thấy anh cầm chiếc chổi quét nhà, rửa bát đĩa.
Bữa cơm bày biện ra mâm, tôi phải gọi mãi anh mới đủng đỉnh xuống, ăn xong lại leo lên tầng xem phim, ăn quà vặt.
Quần áo mặc xong, vứt lay lắt khắp nhà, tôi phải cặm cụi đi thu dọn. Em dâu nhắc nhở, anh chồng tôi chỉ ậm ừ, có lúc còn mặt mày cau có, tỏ ý khó chịu.
Thấy anh không tiếp thu, tôi nhờ mẹ chồng tác động. Bà chiều con trai, còn quay ra trách con dâu: “Có mấy cái quần cái áo, chị giặt luôn cho xong, tỵ nạnh làm gì”.
Tôi nhắc nhiều lần quá cũng bực, chỉ giặt đồ cho bố mẹ và vợ chồng, con cái. Đồ của anh tôi để nguyên. Anh chồng hậm hực ra mặt, mượn cớ mắng cháu để dằn mặt em dâu.
Trước đây, người quen giới thiệu anh đi làm một vài chỗ. Nơi thì anh chê lương thấp, không bõ công lao động. Nơi anh lại kêu ca công việc nặng nhọc. Công ty phân phối hàng gia dụng, làm nhàn, chế độ đãi ngộ tốt, lương khá, anh đùng đùng bỏ ngang vì cãi nhau tay đôi với đồng nghiệp, trong lúc nóng nảy, anh đánh người ta vỡ đầu.
Chồng tôi phải xách hoa quả, tiền bạc đến thăm, giảng hòa cho mọi việc êm xuôi.
Từ ngày đó, anh thất nghiệp, sống như cây tầm gửi ăn bám gia đình. Nếu chỉ phụ thuộc bố mẹ chồng tôi, tôi cũng không đến mức phải than thở như thế này.
Thế nhưng, anh coi việc vợ chồng tôi nuôi anh là điều hiển nhiên. Mỗi lần ra ngoài tụ tập bạn bè, ăn chơi, mua sắm, anh sẵn sàng xin tiền em dâu.
Lúc chồng tôi làm ăn được, những khoản đó tôi ít để tâm nhưng từ khi xí nghiệp chuyển đổi quy mô hoạt động, ít việc, thu nhập chồng tôi bấp bênh, chỉ đủ anh xăng xe, ăn sáng.
Hai năm trở lại đây, bố mẹ chồng bàn giao hết việc nội trợ, điện nước cho vợ chồng tôi tự tính toán, chi tiêu. Mỗi tháng ông bà đóng góp 10 kg gạo và 1,5 triệu.
Lúc này, mọi thứ dồn hết lên hai vai tôi. Tiền học các con, hiếu hỉ, ốm đau… Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Ngoài căn nhà đang sinh sống, bố mẹ chồng tôi có một căn hộ tập thểt. Ông bà để con trai cả quản lý, cho thuê, lấy tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, từ ngày quản lý, có tiền thuê nhà, anh chồng tôi vẫn tiếp tục ăn bám, không có ý định nộp phí sinh hoạt cho vợ chồng em trai.
Đôi lần, ngồi ăn cơm cả nhà, tôi nhắc khéo, bảo anh phải đóng phí, vì vợ chồng tôi khó khăn, không cáng đáng nổi.
Anh bỏ ngoài tai, coi như chưa nghe thấy gì. Họ hàng khuyên anh lấy vợ, dọn ra ngoài sống, anh tuyên bố, ở vậy cho sướng, khỏi phải lo cho ai lại có cơm ăn, áo mặc thoải mái. Tôi bảo chồng nói với anh cho rõ ràng, chồng tôi lại sợ mất tình cảm anh em.
Tôi phát ốm vì ông anh chồng lười biếng này. Các bạn có cao kiến gì trong rường hợp của tôi hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Hiến kế cho nàng dâu khó xử vì mẹ chồng vào nằm ké điều hòa
Bài viết 'Con dâu khó xử vì tối nào mẹ chồng cũng vào nằm ké điều hòa' của chị Xuân (Hải Phòng) được nhiều độc giả quan tâm, hiến kế.
" alt=""/>Tâm sự khốn khổ vì anh chồng 40 tuổi vẫn ăn bám