 thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức chương trình tập huấn và diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2021 cho 94 cán bộ là thành viên đội ứng cứu sự cố tỉnh Quảng Ninh, cán bộ kỹ thuật chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin tại các đơn vị trên địa bàn.</p><table class=)
 |
Khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, huấn luyện kỹ năng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng được tổ chức cho 94 học viên là thành viên đội ứng cứu sự cố tỉnh Quảng Ninh. |
Chương trình nhằm trang bị cho cán bộ kỹ thuật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và sự nhanh nhạy, ứng phó xử lý tình huống khi xảy ra tấn công mạng; nguy cơ, mối đe dọa về an toàn đối với các hệ thống thông tin. Qua đó, góp phần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và người sử dụng về an toàn thông tin; giúp cho cán bộ kỹ thuật có thêm kinh nghiệm thực tiễn để tự tin hơn khi ứng phó, xử lý trước những cuộc tấn công mạng vào hệ thống chuyên ngành.
Theo đại diện Ban tổ chức, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục gia tăng, việc nâng cao hơn nữa khả năng chủ động ứng phó với các cuộc tấn công mạng, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng là rất cần thiết.
Thống kê của Trung tâm NCSC cho hay, trong 11 tháng đầu năm 2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 8.475 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 32,13% so với cùng kỳ 11 tháng đầu năm 2020.
Việc tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn kết hợp với diễn tập ứng cứu an toàn thông tin mạng như tại Quảng Ninh và một số tỉnh thời gian qua sẽ góp phần nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ để sẵn sàng ứng phó với các tình huống, từ đó bảo vệ tốt hơn các hệ thống thông tin, nhất là những hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử.
“Các cán bộ làm CNTT, an toàn thông tin của tỉnh cần thường xuyên trau dồi kiến thức, và tham gia diễn tập để trong các trường hợp có sự cố xảy ra, có thể bước đầu tự xử lý, ứng cứu được”, ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh chia sẻ tại sự kiện.
 |
Tham gia chương trình diễn tập, các đội đã thực hành xử lý 2 tình huống ứng cứu sự cố giả định được các chuyên gia đưa ra. |
Tham gia diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, các cán bộ làm CNTT, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh Quảng Ninh đã thực hành xử lý 2 tình huống giả định được chuyên gia đưa ra, đó là: Hacker tấn công bằng email để phát tán mã độc và chiếm quyền điều khiển máy tính cá nhân; Xử lý cảnh báo tấn công APT vào các cơ quan tổ chức nhà nước do đơn vị chức năng cảnh báo.
Với tình huống đầu tiên, kịch bản giả định là có một nhóm hacker được thuê tấn công vào hệ thống thông tin của tỉnh Quảng Ninh. Sử dụng các công cụ rà quét lỗ hổng trên Internet, hacker không phát hiện ra lỗ hổng nào trong hệ thống để thực hiện khai thác từ xa. Do đó, hacker thực hiện nhắm đến mục tiêu là cán bộ đang công tác tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là cán bộ đang công tác tại Sở TT&TT. Nhiệm vụ của các đội tham gia diễn tập là thực hiện các bước ứng cứu, xử lý sự cố sau khi nhóm hacker đã tấn công vào hệ thống.
Tình huống thứ 2 được đưa ra là đơn vị chuyên trách về An toàn thông tin của tỉnh Quảng Ninh nhận được email cảnh báo về một loại mã độc liên quan đến một nhóm APT nguy hiểm. Các đội diễn tập cần thực hiện các bước để phát hiện, xử lý sự cố tấn công APT nhằm vào các cơ quan tổ chức nhà nước vừa được cảnh báo.
 |
Đại diện Ban tổ chức trao chứng nhận hoàn thành chương trình cho các đội tham gia diễn tập. |
Qua việc xử lý tình huống diễn tập, các thành viên của đội ứng cứu sự cố tỉnh Quảng Ninh đã có thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn để triển khai bảo đảm an toàn cho các lĩnh vực, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức cũng như cộng đồng. Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh cũng nắm được năng lực đảm bảo an toàn thông tin thực tế của lực lượng tại chỗ để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao.
Vân Anh

100% bộ, ngành, địa phương đã bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớp
Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) theo mô hình 4 lớp đã nâng từ mức 0% của các năm 2018, 2019 lên đạt 100% trong tháng 12/2020.
" alt=""/>Diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh năm 2021
Trường ĐH Kinh tế TP.HCMNgành tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành: Tài chính công, Quản lý thuế, Ngân hàng,Tài chính, Thị trường chứng khoán, Quản trị rủi ro tài chính, Đầu tư tài chính, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng quốc tế, Thuế trong kinh doanh, Quản trị hải quan - ngoại thương
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 23,1. Năm 2020, trường tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu.
Học phí một năm hệ đại trà khoảng 20 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 32-40 triệu đồng, cử nhân tài năng khoảng 50 triệu đồng.
 |
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2020 |
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 21,75. Năm 2020 tổng chỉ tiêu tuyển là 800, trong đó xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là 760, 40 chỉ tiêu từ kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Học phí Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với hệ đại trà là 9 triệu đồng/năm, hệ chất lượng cao là 16 triệu đồng/năm, hệ quốc tế song bằng là 20-40 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 23,65. Năm 2020, chỉ tiêu là 250 bao gồm hệ đại trà và chất lượng cao.
Học phí một năm cho hệ đại trà 10 triệu đồng, hệ chất lượng cao từ 22-40 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường là 17 điểm. Năm 2020, trường có 200 chỉ tiêu.
Học phí khoảng 30 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 16. Học phí một năm dao động từ 26-46 triệu đồng.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường là 20.
Học phí do trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 42 triệu đồng/năm. Với chương trình liên kết, học phí 2 năm đầu ở Việt Nam là 56 triệu đồng/năm. Ở các năm tiếp theo do trường liên kết quy định.
Trường ĐH Thương mại
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 22,1. Năm 2020, trường có 250 chỉ tiêu cho 2 chuyên ngành tài chính ngân hàng thương mại và tài chính công.
Học phí một năm cho hệ đại trà 15,7 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 30,4 triệu và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là 18,9 triệu đồng.
Trường ĐH Ngoại thương
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 25,75. Năm 2020, trường có 490 chỉ tiêu cho ngành đào tạo này.
Học phí một năm cho hệ đại trà 18,5 triệu đồng; chương trình tiên tiến là 60 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 25. Năm 2020 ngành Tài chính ngân hàng tách thành 3 ngành mới gồm Ngân hàng, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp với tổng chỉ tiêu 400.
Học phí một năm cho hệ đại trà 16,5 triệu đồng, hệ tiên tiến - chất lượng cao hoặc học bằng Tiếng Anh là 40-80 triệu đồng.
Học viện Ngân hàng
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 22,5. Năm 2020, trường có 1.150 chỉ tiêu.
Học phí hệ đại trà là 9,8 triệu đồng/năm.
Học viện Tài chính
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 22 điểm. Năm 2020, chỉ tiêu cho ngành học này của trường là 1.740 thí sinh.
Học phí một năm hệ đại trà là 12 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 45 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 28,08 (tính theo thang điểm 40). Năm 2020, chỉ tiêu là 170, học phí là 35 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 15. Năm 2020 chỉ tiêu tuyển sinh 100.
Học phí một năm hệ đại trà khoảng 10 triệu đồng, chương trình liên kết đào tạo với Trường ĐH Rennes I (Pháp) là 30 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 20,5. Năm 2020, trường có 60 chỉ tiêu cho ngành học Tài chính ngân hàng, học phí là 19,5 triệu đồng/năm.
Lê Huyền

Học phí nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có học phí dưới 20 triệu đồng/năm. Đối với các chương trình chất lượng cao, mức học phí lên tới hơn 30 triệu đồng.
" alt=""/>Chỉ tiêu, học phí và điểm chuẩn ngành Tài chính ngân hàng