
Hơn 3 lần nằm viện vì những “tai nạn nghề nghiệp”, anh Lê Văn Mùi (quê Thường Tín - Hà Nội) vẫn bám trụ với nghề xe ôm. Anh bảo, đó là công việc tốt nhất anh có thể làm để đem lại thu nhập nuôi sống gia đình mình.Biết anh Mùi làm nghề xe ôm, lại là người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với những cô gái trong nghề “bán phấn buôn hương”, chúng tôi liên lục liên lạc với anh để được trò chuyện và tìm hiểu về những khó khăn, vất vả trong công việc anh đang làm.
Tuy nhiên, hẹn gặp anh Mùi không hề dễ. Anh luôn bận rộn với những kế hoạch mưu sinh. Thêm vào đó, một lý do khiến anh luôn từ chối cuộc trò chuyện với chúng tôi đó là: “công việc anh làm nhiều nhạy cảm lắm”.
 |
Ảnh có tính chất minh họa |
Đến khi bị chúng tôi thuyết phục anh mới dành ít thời gian buổi trưa của mình để trò chuyện. Anh bảo, anh quê ở Thường Tín - Hà Nội. Nhà anh nghèo, bố mẹ chỉ là nông dân nhưng lại có đến 4 người con. Anh chỉ được học hết lớp 9 đã phải nghỉ học để theo nghề phụ hồ.
Làm phụ hồ được 5 năm, dành dụm được ít tiền, anh bắt đầu lên Hà Nội, cùng một nhóm bạn mở cửa hàng cầm đồ. Cửa hàng ban đầu khá đông khách. Thế nhưng, làm ăn với nhau được hơn hai năm thì một người bạn trong nhóm phản bội. Cậu ta gom toàn bộ tài sản của anh em rồi bỏ trốn.
Lúc này, anh Mùi đã có vợ và vợ anh đang mang thai. Vì thế, không còn cách mưu sinh nào khác, anh vác xe máy - tài sản duy nhất của mình ra đường để làm xe ôm. Nhưng làm xe ôm cũng không đơn giản.
Hôm đầu tiên - anh nhớ lại, anh đang bắt khách ở gần cổng bệnh viện Bạch Mai thì một thanh niên trông nhỏ thó ra gọi anh vào quán bia… làm vài chai.
“Nghĩ mình không có tiền, vợ con ở nhà còn đang đói rã họng, khách thì chưa kiếm được nên mình từ chối thẳng thừng. Không ngờ, buổi chiều, mình bị một nhóm người lùa vào ngõ và đánh tơi tả” - anh Mùi kể.
Hôm sau, biết luật, mình tìm gặp “đại ca” quản lý đội xe ôm trong khu vực để mời họ chầu nhậu rồi xin xỏ “đất làm ăn”. Từ đó, cứ thỉnh thoảng, mình lại mời các đại ca 1 - 2 cốc bia nên được đứng đón khách ở những vị trí đẹp mà chằng ai hỏi đến nữa.
Tuy nhiên, được “đại ca” tạo điều kiện thì cũng đồng nghĩa với việc bị nhiều người ghen ghét”, anh Mùi kể.
“Hôm đó, mình nhớ là trời đã khuya, chắc khoảng 23h đêm. Cánh xe ôm khu vực đó đã nghỉ gần hết. Còn mình, vì đang cần tiền nên cố nán lại đón thêm cuốc khách. Đang đứng thì hai thanh niên từ trong bệnh viện lại gần, một trong hai người bảo mình chở về Ngọc Hồi - Thanh Trì.
Nhìn đôi thanh niên, mình thấy gai gai sống lưng nhưng cuối cùng, mình tặc lưỡi. Xe chạy đến chợ Ngọc Hồi, hai thanh niên bảo mình rẽ vào ngõ rồi dừng lại. Mình vừa dừng xe thì từ phía sau một chiếc mũ bảo hiểm tát mạnh vào đầu. Mình choáng váng, lăn ra đất. Tiếp đến, hai thanh niên liên tiếp lao vào đấm đá và vụt gậy vào người… Đến khi dân làng truy hô, đôi thanh niên mới bỏ chạy. Tuy nhiên, vụ đó, mình lãnh đủ. Một cánh tay bị gãy, mũi bị dập và đầu chảy loang máu”, anh Mùi hãi hùng kể lại.
Một thời gian sau, anh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, sau cuộc trả thù vì tranh giành địa bàn làm ăn đó, anh Mùi không trở lại vị trí đón khách cũ nữa. Anh bắt mối và trở thành “người vận chuyển” cho những chân dài chuyên nghề “bán phấn buôn hương”.
Anh bảo, công việc đó nhàn hơn vì không phải đi kiếm khách, số tiền “bo” của các chủ chứa cũng như các chân dài cũng nhiều hơn. Thế nhưng, để đến được công việc ấy, anh cũng đã từng bị đánh đến nhập viện khâu trán vì chót tranh việc của đàn anh mà không hề hay biết…
Minh Anh - Nguyễn Chắt
(còn nữa)
" alt=""/>“Người vận chuyển” chân dài và những cuộc tranh giành địa bàn đẫm máu
"Từ nhỏ đến lớn, con chưa bao giờ đặt câu hỏi về ba. Gia Bảo là đứa trẻ xuất sắc trong việc hiểu suy nghĩ của người khác", giọng ca sinh năm 1981 chia sẻ.Gặp Hiền Thục trong một buổi chiều nắng nhẹ ở Sài Gòn. Cô xuất hiện trong bộ trang phục suits, quần shorts màu trắng, kèm giày thể thao năng động. Trông nữ ca sĩ trẻ trung so với tuổi 35.
Cô hài hước cho biết: “Thay vì ngồi lo lắng về tuổi tác, tôi cứ nghĩ mình mười chín, đôi mươi, thế là quên mất tuổi thật. Cách suy nghĩ mình trẻ sẽ giúp bạn lạc quan, yêu đời, hạnh phúc hơn”.
Hiền Thục bắt đầu câu chuyện cũng với một tâm trạng vui vẻ, an nhiên. Nữ ca sĩ cho rằng cuộc đời của cô tưởng xui mà hóa ra hên sau gần 15 năm trải qua nhiều sóng gió khi làm mẹ đơn thân.
 |
Nữ ca sĩ sinh năm 1981 tâm sự về cuộc sống hiện tại, quan điểm hôn nhân, cách nuôi dạy con gái. Ảnh: NVCC |
12 năm yêu nhưng xác định không cưới
15 năm trước, tôi thấy sao số phận của mình đen đủi quá! Nhưng bây giờ nghĩ lại hóa ra “xui mà hên”. Phụ nữ ở tuổi 35 có biết bao việc phải lo như phải ổn định gia đình, con cái, cân bằng sự nghiệp. Còn tôi đã có mọi thứ, gia đình ổn định, con gái đang ở tuổi trưởng thành và sự nghiệp như ý.
Tôi hài lòng với thời điểm hiện tại về mọi thứ, kể cả tình yêu. Trải qua những thăm trầm, chúng tôi đủ hiểu nhau và duy trì mối quan hệ gắn bó hơn 12 năm. Hơn ai hết, anh hiểu công việc, cuộc sống và tôi nghĩ gì.
Tôi không mong chờ bạch mã hoàng tử đến cưới mình, càng không nghĩ về tiệc cưới lộng lẫy. Vì có khi mơ cũng chẳng có. Số phận của tôi như vậy rồi, tôi chẳng có gì để thắc mắc.
12 năm là cuộc tình dài và rộng, cũng đủ trải qua những biến cố để chúng tôi ở lại với nhau. Tôi đâu cần thiết phải phơi bày mình hạnh phúc hay đau khổ để người ta biết. Tôi đặt tình yêu sau gia đình và con cái. Anh ấy hiểu và chấp nhận điều đó khi ở cạnh tôi một thời gian dài như vậy.
Kim Ngưu (Hiền Thục sinh vào tháng 5) không thích sự thay đổi. Tôi cũng vậy. Gia đình tôi có chừng đó người thì tôi muốn giữ đúng con số đó, không cần thiết phải thêm thành viên.
Tôi đã có thời gian biểu cho mình mỗi ngày và tôi không muốn bất kỳ ai chen vào. Nếu ai đó làm thay đổi thói quen của tôi, tôi sẽ khó chịu. Với tôi, cuộc sống yên ổn 15 năm qua tốt nhất nên giữ nguyên.
Con gái không muốn nổi tiếng giống mẹ
Nhiều người hỏi tại sao tôi ít đăng hình ảnh về Gia Bảo, ít để con xuất hiện trước công chúng. Thực tế, Gia Bảo không thích bị chú ý và không muốn nổi tiếng. Bé nhìn thấy sự phiền toái từ sự nổi tiếng ở mẹ nên không thích điều ấy. Tốt nhất, tôi nên để con trưởng thành trong thế giới bình lặng của nó.
Tôi đã đánh đổi sự riêng tư khi nổi tiếng. Có những lúc, tôi muốn dắt con đi chơi nhưng không thể. Nhiều năm liền, Gia Bảo là học sinh duy nhất không có bố mẹ đưa đi tựu trường.
Điều đó khiến tôi áy náy. Nó thật khủng khiếp đối với người mẹ chứ không hề nhẹ nhàng, hay có thế nói một câu đơn giản: “Bây giờ mẹ bận rồi, con đi học đi”.
Gia Bảo đủ rộng lượng để không hờn trách việc tôi vắng mặt vào những dịp đặc biệt. Tôi cám ơn Chúa đã ban cho mình một cô con gái hiểu chuyện. Từ nhỏ cho đến lớn, con chưa bao giờ nhắc về bố.
Gia Bảo biết chuyện nhưng nó bỏ qua. Bé nghĩ không cần thiết phải hỏi mẹ mình những câu thừa thãi. Gia Bảo là đứa xuất sắc trong việc hiểu cảm nghĩ của người khác.
 |
Hiền Thục và con gái 14 tuổi. Ảnh: NVCC |
Lấy kinh nghiệm từ vấp váp của bản thân để dạy con
Bố mẹ tôi khắt khe, đặt nhiều kỳ vọng ở con cái. Ông bà muốn tôi phải đạt những thành tích vượt trội trong học tập, âm nhạc. Tôi là một đứa trẻ ngoan, cho đến năm 19 tuổi, yêu một người, đi theo người đó cho đến khi có con mà không đám cưới, người ta cũng không ở cạnh mình. Là bố mẹ tôi, bạn có thất vọng không?
Rút kinh nghiệm từ chính bản thân, tôi không dạy con theo cách của bố mẹ. Tôi không ép Gia Bảo làm những việc mà con không thích, cũng như không đặt quá áp lực lên thành tích học tập của con. Tôi không cần con phải đạt bất kỳ thành tựu gì, chỉ cần con là chính mình, đủ mạnh mẽ và sáng suốt trong mọi tình huống.
Năm 2002, khi Gia Bảo chào đời, gia đình tôi ở nhà thuê tạm bợ. Tôi thì không sao nhưng điều đó không công bằng với bé. Tôi sinh con ra phải đảm bảo mọi thứ tốt nhất dành cho con. Gia đình tôi phải được sống trong một căn nhà đàng hoàng. Tôi nghĩ như vậy và cắm đầu, cắm cổ làm việc.
Đó là câu chuyện của 15 năm trước, còn bây giờ, tôi không cần phải lo nghĩ nhiều. Tôi đang có một gia đình hạnh phúc, một cô con gái hiểu chuyện, một tình yêu đẹp và một công việc mà nhiều người mơ ước.
Vậy thì, cớ gì tôi phải buồn, phải tiếc nuối quá khứ. Thậm chí, tôi còn cám ơn những ngày qua vì nhờ nó mà Hiền Thục mới mạnh mẽ, vững chãi như bây giờ.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Hiền Thục: 'Con gái đủ tế nhị để 14 năm không hỏi về cha'