
Sản xuất máy tính xách tay, hiện do công ty con Dynabook của Sharp ở Trung Quốc thực hiện, có thể được chuyển đến các cơ sở ở Đài Loan hoặc Việt Nam, do Sharp hoặc các công ty khác trong tập đoàn Hon Hai điều hành nếu Mỹ đánh thuế lên tới 25% đối với 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.
 |
Sharp cân nhắc di dời nhà máy sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc tránh mối đe doạ thuế quan |
Khoảng 10% máy tính xách tay của Sharp được xuất đến Mỹ, đồng nghĩa với việc một sự thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10.000 sản phẩm hàng tháng, ông Tai nói.
Sharp cũng sẽ xem xét chuyển sản xuất màn hình lớn dành cho quảng cáo và văn phòng từ Trung Quốc sang các cơ sở Hòn Hải ở Mexico.
Theo một báo cáo của Nikkei Asian Review vào tuần trước, Sharp có kế hoạch chuyển sản xuất máy in đa chức năng cao cấp và tầm trung từ tỉnh Giang Tô của Trung Quốc sang Thái Lan. Công ty bán gần 100.000 máy in mỗi năm cho thị trường Mỹ, chiếm khoảng 20% doanh số toàn cầu của hãng.
Ông Tai nhấn mạnh tác động của thuế quan đối với hoạt động kinh doanh của Sharp sẽ không đáng kể, vì các mặt hàng của hãng xuất từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ chiếm 3,8% tổng doanh thu của hàng hóa thành phẩm của hãng này.
Ông xem việc di dời nhà máy sẽ tạo ra một "cơ hội kinh doanh tốt." Bằng cách nhanh chóng chuyển nhà máy sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng bởi mối đe doạ thuế quan, Sharp có thể định giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của đối thủ bị đánh thuế, giúp tăng thị phần tại thị trường Mỹ.
Ông Tai cũng nhìn thấy cơ hội khi các nhà mạng di động có động thái trì hoãn việc giới thiệu các điện thoại do Huawei sản xuất, sau khi Washington đưa gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc vào dánh sách đen.
Trong khi Sharp đứng thứ hai trong thị trường điện thoại thông minh của Nhật Bản sau Apple, Huawei cũng là một đối thủ. Sharp cũng có thể giành thị phần trong các sản phẩm khác, như bộ định tuyến, một đặc sản của Huawei.
Theo NCĐT/Nikkei Asian Review

Sau lệnh cấm của Mỹ, doanh số smartphone Huawei vẫn vượt Apple
Huawei vẫn giữ vị trí là nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai thế giới trong quý đầu tiên năm 2019, mặc dù bị Mỹ đưa vào "danh sách đen".
" alt=""/>Sharp tính chuyển sản xuất máy tính cá nhân từ TQ tới VN

 |
Bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính và là con gái người sáng lập Huawei. |
Lý do được phía chính phủ Canada đưa ra là bà Mạnh và Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ khi lén lút giao dịch với chính phủ Iran. Do vậy, một thẩm phán Canada gấp rút ký lệnh bắt đối với bà Mạnh vào ngày 30/11, sau khi nhà chức trách nước này biết rằng bà sẽ quá cảnh ở Vancouver khi bay từ Hong Kong tới Mexico một ngày sau đó.
Những cáo buộc cho biết, bà Mạnh Vãn Chu đã lợi dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để lách lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Cụ thể hơn, bà Mạnh bị nghi ngờ đã sử dụng ngân hàng HSBC của Anh nhằm thực hiện các giao dịch tài chính trái phép thông qua Skycom - một công ty con của Huawei.
Nhiều chứng cứ cho thấy nhân viên công ty Skycom vẫn sử dụng địa chỉ email có tên miền của Huawei, thẻ nhân viên và tiêu đề văn bản của họ cũng có logo Huawei. Mỹ cũng đang điều tra việc Huawei đã bán các thiết bị công nghệ do Mỹ sản xuất cho chính phủ Teheran và nhiều quốc gia đang trong vòng cấm vận của Mỹ.
 |
Bà Mạnh Vãn Châu bị tình nghi đã lợi dụng ngân hàng HSBC của Anh để thực hiện các giao dịch với chính phủ Iran bất chấp lệnh cấm của Mỹ. |
Nếu một giao dịch như vậy diễn ra mà không có sự thông báo cho HSBC, vị Giám đốc tài chính đồng thời là con của người sáng lập Huawei có thể bị kết tội lừa đảo ngân hàng.Với tội danh này, bà “công chúa Huawei” sẽ bị dẫn độ sang Mỹ và có thể phải ngồi tù tới 30 năm nếu bị kết án.
Ngày 12/12/2018, tòa án Canada đã cho bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch Công ty Huawei của Trung Quốc, được tại ngoại. Đổi lại, bà Mạnh phải nộp khoản tiền bão lãnh 10 triệu đôla Canada (khoảng 7,5 triệu đôla Mỹ).
Bị liệt vào danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ
Vụ việc của bà Mạnh Vãn Chu chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày giông tố đối với Huawei. Ngày 16/5/2019, Chính quyền tổng thống Donald Trump chính thức bổ sung Huawei cùng 68 chi nhánh tại hơn 20 quốc gia của tập đoàn này vào danh sách đen thương mại "Entity List" của Mỹ.
Danh sách đen “Entity List” của Bộ thương mại Mỹ bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia hoặc các chính sách đối ngoại của Mỹ.
 |
Việc Huawei bị đưa vào danh sách đen về thương mại chỉ là một động thái của Mỹ nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng và sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc. |
Những công ty bị liệt trong danh sách đen nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ phải có sự chấp thuận của chính quyền Mỹ. Điều này chỉ có thể được gỡ bỏ nếu Huawei có đơn xin phép và chính phủ Mỹ xem xét những kiến nghị này theo chính sách “suy đoán vô tội”.
Ngay sau khi bị đưa vào danh sách đen, cổ phiếu của các công ty sản xuất chip của Mỹ đã mất giá hàng loạt do những nghi ngại những ảnh hưởng từ lệnh cấm này.
Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Mỹ cũng ra sức thuyết phục các đồng minh của mình như Anh, Australia,... đưa Huawei vào danh sách đen về những mối nguy hại an ninh nhằm cô lập công ty Trung Quốc.
Google và “phát súng” châm ngòi cuộc chiến tranh thương mại
Hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Hoa Kỳ, ngày 20/5, Google đã đình chỉ việc hợp tác kinh doanh với Huawei, bao gồm việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm, chỉ ngoại trừ duy nhất các sản phẩm được bảo vệ bởi giấy phép nguồn mở.
Theo tuyên bố từ Google, Huawei sẽ ngay lập tức mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Trong khi đó, những chiếc điện thoại tiếp theo do Huawei sản xuất ngoài thị trường Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến của Google như Gmail hay chợ ứng dụng Google Play. Tuy vậy, Google sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các dịch vụ Android và sản phẩm Google đối với Huawei.
.jpg) |
Sau bà Mạnh Vãn Chu, những chiếc điện thoại Huawei trở thành đối tượng bị nhắm tới tiếp theo của chính phủ Mỹ. Với việc Huawei bị liệt vào danh sách đen, các công ty công nghệ Mỹ sẽ không thể tiếp tục làm ăn với tập đoàn này. |
Trước động thái gay gắt từ phía Google, Huawei đã trấn an với các khách hàng sử dụng 2 dòng sản phẩm Huawei và Honor rằng họ sẽ tiếp tục nhận được các bản cập nhật bảo mật, cùng với đó là các dịch vụ hậu mãi. Lời hứa hẹn này cũng được dành cho những thiết bị của hãng đang trong quá trình vận chuyển hay còn đang tồn kho tại các hệ thống cửa hàng.
Bên cạnh đó, hãng này cam kết sẽ xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm phần mềm an toàn và bền vững, nhằm cung cấp các trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Trong một động thái nhằm giảm bớt căng thẳng, Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã ký giấy phép tạm thời cho phép Huawei có thể tiếp tục cập nhật phần mềm cho những chiếc điện thoại của mình cho đến ngày 19/8.
Điện thoại Huawei sẽ ra sao nếu không còn Chip, WiFi, thẻ nhớ?
Sau khi Google nổ “phát súng” đầu tiên, hàng loạt các nhà sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ như Broadcom, Intel và Qualcomm đều đưa ra tuyên bố tuyệt giao với Huawei.
Điều này dường như không ảnh hưởng lắm tới Huawei khi công ty Trung Quốc đã có thể tự sản xuất con chip Kirin của mình cho các sản phẩm di động. Tuy nhiên ngay sau đó, ARM (một công ty Anh), đối tác sản xuất chip của Huawei đã lên tiếng hủy bỏ thỏa thuận làm ăn với tập đoàn này.
 |
Việc Google vànhiều công ty công nghệ Mỹ chấm dứt mối quan hệ hợp tác làm ăn với Huawei đã dẫn tới một cuộc chiến thương mại giữa các nhà sản xuất 2 nước. Người dùng Trung Quốc thậm chí còn hô hào tẩy chay Apple như một cách để phản đối lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ. |
Sang ngày 24/5, Hiệp hội thẻ nhớ SD (SD Association) đã gạch tên Huawei ra khỏi danh sách thành viên của mình. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, smartphone Huawei sẽ không thể sử dụng các định dạng thẻ nhớ của SD Association, phổ biến nhất là microSD.
Sau khi bị Hiệp hội thẻ nhớ SD gạch tên, Huawei tiếp tục bị Liên minh phát triển công nghệ Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) tạm thời giới hạn quyền tham gia. Huawei vẫn có thể sử dụng công nghệ của tổ chức này xây dựng, nhưng sẽ không còn tiếng nói trong việc phát triển các tiêu chuẩn kết nối Wi-Fi mới trong tương lai.
Đây chỉ là những cái tên nổi bật trong số các công ty đã đưa ra lời tuyên bố tuyệt giao với Huawei. Trước những động thái đó, giá điện thoại Huawei trên thị trường tự do đã có sự sụt giảm nghiêm trọng khi người dùng dần mất niềm tin và lo sợ chiếc điện thoại của mình sẽ “chìm xuồng” cùng với số phận của Huawei. Có thể thấy, sợi dây thòng lọng đã thắt vào “cổ” công ty Trung Quốc chặt hơn bao giờ hết.
" alt=""/>Toàn cảnh Huawei và cơn ác mộng đến từ nước Mỹ