Theo chương trình khuyến mãi “ASUS EeePC cùng bạn tới trường”, mức giá mới của EeePC 701 có webcam) là 299 USD, khoảng 4,960 triệu đồng (so với giá cũ 399 USD) đã gồm thuế VAT. Loại không có webcam là 289 USD. ASUS EeePC 701 hiện có nhiều loại sắc màu để người dùng lựa chọn, như màu xanh da trời, xanh lá cây, hồng, trắng ngọc trai và đen.
Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Khắc Sơn, Giám đốc Công ty Vĩnh Xuân - nhà phân phối chính thức của hãng máy tính Đài Loan Asus – cho biết vừa công bố thông tin giá bán mới của EeePC 701 đến các đại lý bán hàng trên toàn quốc. Giải thích việc vì sao lại công bố giá bán EeePC 701 với giá “sốc” 299 USD chỉ 1 ngày trước khi triển khai chương trình, ông Sơn cho biết đó là “bí mật cạnh tranh” và muốn mang lại cho khách hàng sự bất ngờ.
Hồi tháng 5/2008, khi Asus EeePC 701 được bán lần đầu tiên tại Việt Nam, đã có nhiều người đổ xô xếp hàng để mua. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng sẽ không xảy ra tình trạng người tiêu dùng phải chen chúc, xếp hàng để mua EeePC 701 nữa, vì giá bán EeePC 701 này sẽ diễn ra dài ngày, “khách hàng có thể đến mua bất kỳ lúc nào”, ông Sơn nói. Khi EeePC 701 bán hết tại Việt Nam, công ty sẽ tiếp tục nhập mẫu máy này về.
Ngoài ra, ông Sơn cho biết hiện ngoài chiếc EeePC 701, EeePC 900 cũng là chiếc laptop thuộc “gia đình họ Eee” mà người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm. Theo thông tin trên website của Công ty máy tính Vĩnh Xuân (www.spc.com.vn), hiện chiếc laptop EeePC 900 có giá bán 8.792.720 đồng và được bảo hành 12 tháng.
Ông Sơn tiết lộ trong vài tuần nữa sẽ có thêm 3 mẫu laptop dòng EeePC mới của Asus vào Việt Nam, đó là các dòng máy EeePC 901, 904 và 1000 với mức giá giao động từ 500 USD – 700 USD.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của EeePC 701 là:
- Màn hình 7 inch.
- Trọng lượng: 0,92 kg
- CPU Intel Mobile ULV Celeron 900Mhz.
- RAM 512 MB.
- Ổ cứng: 4GB.
- Thời lượng pin: 2,5 – 3,5 giờ.
- Hệ điều hành: Linux/Windows XP.
" alt=""/>3 mẫu EeePC mới sắp đến Việt NamĐã từng có quãng thời gian rơi vào tình trạng phá sản, phải biệt xứ và trở thành con nợ, nhưng giờ đây ông Sử Ngọc Trụ đã trở thành 1 trong 24 người giàu nhất Trung Quốc và cũng là ông chủ của 1 trong "tứ trụ" của ngành game online nước này bằng chính kinh nghiệm tiếp thị độc đáo của mình.
Từ tiếp thị game kiểu "ngược dòng"
Câu chuyện khá thú vị về tiếp thị game ZhengTu Online (Chinh Đồ) đã được đưa lên như một bài học cho kiểu tiếp thị ngược dòng. Ông Sử Ngọc Trụ - chủ của game Chinh Đồ đã tiếp thị bằng cách luôn bám sát với những khách hàng mục tiêu của mình, đặc biệt là những khách hàng mà các công ty khác chưa thể vươn tới được. Điều gây ngạc nhiên chính là ông chủ họ Sử đã chọn thị trường nông thôn, thành phố cấp thấp để chiếm lĩnh trước khi tiếp cận thị trường thành phố lớn, dường như đi ngược lại với cách làm của phần đông các công ty game online đang thực hiện. "Hầu hết các hãng game tập trung phát triển thị trường ở những thành phố lớn, trong khi các thành phố nhỏ hơn đều là mỏ vàng. Nếu muốn dán tranh ảnh quảng cáo ở các quán Internet cafe trong thành phố lớn, bạn phải trả tiền. Nhưng ở thành phố nhỏ, những người chủ quán Net luôn chào đón niềm nở và tạo điều kiện để bạn tiếp thị miễn phí", ông Sử Ngọc Trụ nói.
" alt=""/>Tại sao game Chinh Đồ thành công?