Hai chiếc siêu xe Jaguar C-X75 và Aston MartinDB10 thực hiện những cuộc rượt đuổi với tốc độ không tưởng giữa đường phố Rome.
Hai chiếc siêu xe Jaguar C-X75 và Aston MartinDB10 thực hiện những cuộc rượt đuổi với tốc độ không tưởng giữa đường phố Rome.
Thế nhưng ngay sau đó mẹ cô, để xoa dịu con gái, nói với Ishizuka rằng cô không cần phải lo lắng vì người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh nan y thực ra không phải là cha ruột của cô.
Nhiều năm trước, Ishizuka được sinh ra nhờ quá trình điều trị sinh sản bằng cách sử dụng tinh trùng của người hiến tặng tại Bệnh viện Đại học Keio danh tiếng. Về việc ai là người hiến tặng tinh trùng, mẹ của Ishizuka nói rằng bà không biết.
“Lúc đầu, tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì ít nhất tôi đã không bị di truyền căn bệnh này”, Ishizuka, hiện 41 tuổi, nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
![]() |
Sachiko Ishizuka phát biểu tại một cuộc họp báo vào tháng 11 ở Tokyo. |
“Nhưng lời thú nhận của mẹ đã phủ nhận tất cả những gì tôi tin về nguồn gốc sinh học của mình. Điều này khiến tôi cảm thấy toàn bộ 23 năm của cuộc đời mình đã được xây dựng trên sự giả dối. Tôi cảm thấy như bản sắc của mình đang tan rã”.
Câu chuyện của Ishizuka không chỉ là những tổn thương về tình cảm, đó là một cuộc khủng hoảng danh tính. Sự ra đi của cha mẹ không lâu sau đó càng khiến Ishizuka thêm hoang mang hơn. Với nhiều đứa trẻ cũng ra đời nhờ tinh trùng hiến tặng, bất ngờ, hoang mang về nguồn gốc sinh học của mình là trải nghiệm phổ biến.
Thiếu quy định pháp luật
Ngày nay, những người như Ishizuka ở Nhật Bản đặt câu hỏi về sự ẩn danh cứng nhắc được các cơ sở y tế áp dụng với người hiến tặng tinh trùng. Trong khi đó, xu hướng toàn cầu đang hướng tới việc công nhận quyền được tiếp cận thông tin và liên hệ với cha ruột của những đứa trẻ ra đời nhờ tinh trùng hiến tặng.
Đầu tháng 12, dự luật đầu tiên trong lĩnh vực hiến tặng tinh trùng đã được thông qua. Luật về cơ bản đã làm rõ rằng chính người chồng đồng ý việc hiến tinh trùng, chứ không phải người hiến, sẽ được công nhận là cha của đứa trẻ được thụ thai bằng phương pháp điều trị hiếm muộn.
Tuy nhiên, dự luật không giải quyết được các vấn đề cấp bách khác như tiêu chí, điều kiện của người cho và người nhận, làm thế nào để đảm bảo những đứa trẻ được thụ thai nhờ tinh trùng hiến tặng có quyền biết nguồn gốc tổ tiên của chúng. Luật chỉ nói trong một điều khoản bổ sung rằng những vấn đề đó sẽ được xem xét lại trong vòng hai năm tới.
Lịch sử thụ thai nhờ tinh trùng hiến tặng của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1948, khi Bệnh viện Đại học Keio trở thành cơ sở đầu tiên của quốc gia tiến hành thủ thuật này thành công.
Kể từ đó, nhiều thông tin xung quanh người hiến tặng tinh trùng đã được giữ bí mật hoàn toàn, không tiết lộ bất kể là tên, tuổi, nơi ở và đặc điểm thể chất.
Đầu những năm 2000, các cơ sở mang thai hộ, nhận tinh trùng, trứng hiến tặng ở nước ngoài, một số báo cáo về khả năng hỗ trợ sinh sản, bao gồm cả việc hiến tinh trùng của họ hàng, xuất hiện và gây tranh cãi. Điều này thúc đẩy các quy định pháp luật ra đời để quản lý lĩnh vực y học sinh sản nói chung.
Năm 2003, Bộ Y tế đã biên soạn một báo cáo nêu rõ trẻ em ra đời nhờ tinh trùng hiến tặng nên được phép yêu cầu tiết lộ “thông tin nhận dạng” về người hiến tặng khi chúng được 15 tuổi. Tuy nhiên, gần 20 năm đã trôi qua, không có những nguyên tắc như vậy được đưa vào luật.
“Tôi muốn gặp ông ấy”
Mong muốn được biết về cha ruột cứ lớn dần đối với Ishizuka. Mỗi khi đến gặp bác sĩ và được hỏi liệu có thành viên nào trong gia đình bị dị ứng thuốc hoặc mắc các bệnh có thể di truyền, cô lại không thể trả lời.
Hơn thế, tìm hiểu về người hiến tặng là chìa khóa giúp Ishizuka lấy lại những gì đã mất.
“Không biết ông ấy là ai, là người như thế nào khiến tôi cảm thấy như thể mình được sinh ra chỉ nhờ tinh trùng. Tôi muốn cảm thấy đó là một con người, không phải tinh trùng, là cha của tôi”, Ishizuka nói.
Hiện là thành viên cốt lõi của một nhóm con cái được sinh ra nhờ tinh trùng hiến tặng, Ishizuka kêu gọi tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân về người hiến tặng để cô có thể tái tạo lại danh tính của mình.
“Tôi muốn gặp ông ấy, chỉ để tôi có thể tự mình thấy rằng ông ấy là có thật”, Ishizuka nói.
![]() |
Các quốc gia như Anh và Đức cấm việc che giấu tên người hiến tặng tinh trùng. |
Các bậc cha mẹ che giấu việc thụ tinh càng lâu thì cú sốc và cảm giác bị phản bội đến với con cái càng lớn. Như trong trường hợp của Ishizuka, việc mẹ né tránh chủ đề này khiến cô cảm thấy đó là điều cấm kỵ.
"Mẹ không thích việc tôi nói về nguồn gốc của bản thân với một người ngoài gia đình chúng tôi", Ishizuka nhớ lại. “Bà ấy cảm thấy điều đó thật đáng xấu hổ và cần phải giữ bí mật. Nó khiến tôi có ấn tượng rằng mẹ cũng đang phủ nhận sự tồn tại của tôi. Tôi cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và mối quan hệ với mẹ cũng xấu đi”.
Quyền tiếp cận thông tin về nguồn gốc của một người ngày càng được công nhận ở nước ngoài.
Các quốc gia như Anh và Đức cấm giấu tên người hiến tặng tinh trùng, cho phép bất kỳ ai thụ thai bằng tinh trùng của người hiến tặng từ 18 tuổi trở lên tiếp cận "thông tin nhận dạng", chẳng hạn như tên đầy đủ và ngày sinh.
Ishizuka nói: “Ở Nhật Bản, trẻ em có xu hướng được coi là 'đồ đạc' của cha mẹ, những người được giao phó quyết định những gì tốt nhất cho con cái. Nhưng tất cả trẻ em đều lớn lên và khi trưởng thành, nếu chúng ta thực sự tò mò, tại sao chúng ta lại không có quyền được biết về nguồn gốc của mình chứ?”.
"Con yêu, con ở đâu? Mười chín năm rồi, ngày nào bố cũng nhớ con ...", người đàn ông viết trong quá trình tìm kiếm đứa con trai thất lạc 19 năm.
" alt=""/>Hành trình tìm cha của những đứa trẻ ra đời nhờ tinh trùng hiến tặngHãy ngừng ngay việc quá dễ dãi, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của anh ta. Gọi cho đối phương sẽ khiến bạn lo lắng, lo lắng sẽ khiến bạn tỏ ra thiếu thốn, đeo bám. Thế nên đừng khủng bố anh ta bằng những cuộc điện thoại để an ủi bạn.
Nếu tiếng nói bên trong yêu cầu bạn ngừng quan hệ tình dục với anh ta thì hãy mạnh mẽ can đảm và nói với anh ta rằng bạn không sẵn sàng quan hệ tình dục. Việc bạn khuất phục như cầu tình dục ích kỷ của đàn ông càng khiến bạn có cảm giác thiếu thốn và làm giảm giá trị của bạn.
Cho nhiều hơn nhận
Bạn gọi điện, nhắn tin và gửi email cho anh ấy nhiều hơn là anh ấy liên lạc với bạn. Bạn tìm mọi cách để ở bên anh ấy như mời đến nhà và nấu cho anh ta bữa tối, bạn còn chuẩn bị sẵn loại rượu hoặc bia anh ấy thích. Bạn tặng anh ấy những món quà, gửi cho anh ấy những tấm thiệp qua đường bưu điện hoặc gửi hoa đến tận nhà. Bạn cho rằng cư xử tử tế và dễ chịu sẽ khiến anh ấy đánh giá cao và yêu bạn. Nhưng đổi lại, bạn không nhận được những gì mong đợi.
Một mối quan hệ lành mạnh cần có sự cân bằng giữa "cho và nhận". Khi bạn cho đi quá nhiều, bạn dường như tuyệt vọng với mối quan hệ đó. Hãy chú ý đến mong muốn và nhu cầu của bạn và đừng ngại bày tỏ nó với người kia.
Nếu bạn nấu bữa tối cho anh ấy thì lần sau đến lượt anh ấy đưa bạn đi ăn ở nhà hàng; bạn bỏ công nấu bữa tối thì anh ấy nên chuẩn bị một chai rượu ngon trước khi đến nhà bạn. Nếu anh ấy không gọi cho bạn ngay lập tức, đừng cho rằng có điều gì đó không ổn. Có thể anh ấy đang bận hoặc đang đợi một lý do (hoặc thời điểm thích hợp) để gọi. Nhưng nếu anh ấy không hề gọi, bạn cần chấp nhận sự thật rằng anh ấy không thích bạn.
Lo sợ và ghen tuông
Bạn khát khao có được tình yêu của người đàn ông nhưng sự bất an khiến bạn ghen tuông, lo lắng và thiếu tin tưởng. Bạn liên tục nhắn tin và gọi điện cho anh ấy; theo dõi anh ấy trên Facebook và thậm chí còn đến tận nhà anh ấy. Khi anh ấy không gọi hoặc nhắn tin lại cho bạn ngay lập tức, bạn trở nên căng thẳng và sợ hãi. Bạn tưởng tượng rằng mình đã làm điều gì đó để đẩy anh ấy ra xa, bạn trở nên nghi ngờ những hành động và cam kết của anh ấy.
Đã đến lúc "lập trình" lại việc hẹn hò của bạn. Bạn là người lựa chọn, còn anh ấy là người theo đuổi. Việc của người đàn ông là tán tỉnh, thu hút và gây ấn tượng với bạn và thuyết phục bạn rằng anh ấy là người đàn ông tuyệt vời nhất dành cho bạn.
Việc của bạn là trở nên quyến rũ, tiếp nhận và đánh giá cao sự theo đuổi của anh ấy. Khủng bố một người đàn ông bằng những tin nhắn, cuộc gọi là cách chắc chắn nhất để đẩy anh ta ra xa bạn. Nếu bạn tin rằng mình là "giải thưởng" giá trị, anh ấy sẽ cảm nhận được sự tự tin và giá trị của bạn và sẽ nỗ lực gấp đôi để dành được sự đồng ý của bạn.
Muốn bên anh ấy mọi lúc, mọi nơi
Bạn cảm thấy anh ấy không đáp ứng được nhu cầu của bạn trong mối quan hệ, vì vậy mà muốn họ bên bạn mọi lúc mọi nơi để khẳng định tình yêu dành cho bạn. Bạn cầu xin anh ấy nói chuyện với bạn, tiết lộ những suy nghĩ riêng tư với bạn, dành nhiều thời gian hơn cho bạn và quan hệ tình dục với bạn. Cách làm này của bạn chỉ khiến họ cảm thấy ngột ngạt và phải tách khỏi bạn để bảo vệ không gian cá nhân.
Hãy để anh ấy có không gian riêng và bạn cũng hãy lấp đầy thời gian ở một mình bằng những hoạt động cho chính bạn. Đi chơi với bạn bè, dành thời gian ở một mình, chăm sóc tinh thần và thể chất của bạn và học cách yêu chính bản thân mình. Tạm xa cách không làm cho tình yêu nguội lạnh mà ngược lại sẽ tạo cơ hội cho anh ấy nhớ bạn và muốn gặp bạn hơn.
Dung thứ cho những tổn thương anh ta gây ra cho bạn
Chỉ vì bạn cảm thấy thiếu thốn, đeo bám, lo sợ về tình cảm của người đàn ông mà bạn có thể dung thứ cho những hành vi gây tổn thương của anh ta với bạn. Có thể sự thật rằng anh ta là người ích kỷ, chỉ biết bản thân, không đáng tin cậy, hay lừa dối, nóng tính nhưng bạn vô thức (hoặc cố ý) phủ nhận điều này và bỏ qua. Tình yêu của bạn dành cho anh ấy là mù quáng, phi lý và tự hủy hoại bản thân.
Bạn xứng đáng được đối xử tốt hơn. Nếu bạn tiếp tục giữ quan hệ với người đàn ông khiến trái tim bạn đau đớn và bạn không chắc chắn về tương lai của mình với anh ta thì chỉ thêm hủy hoại, làm tổn thương bạn. Hãy yêu bản thân mình và nhận thức được giá trị bản thân, khi đó bạn sẽ không cho phép ai đối xử tệ với bạn.
Để anh ấy thao túng, kiểm soát bạn
Bạn để anh ta đến nhà bạn vào lúc nửa đêm chỉ sau cuộc điện thoại vì anh ta muốn quan hệ tình dục với bạn. Bạn gạt sang một bên sự thật rằng anh ta đã hủy cuộc hẹn với bạn vào tối thứ Sáu vào phút cuối; hay khi khác anh ta nhắn tin hẹn bạn vào phút cuối nhưng bạn vẫn đồng ý đi chơi. Anh ta nói dối bạn, thậm chí bạo hành bạn bằng lời nói thì bạn vẫn im lặng, dung túng cho hành vi ngược đãi của anh ta.
Đàn ông sẽ không tôn trọng phụ nữ mà họ lợi dụng, thao túng được. Đừng cố gắng làm hài lòng anh ta và hãy đối xử tốt với chính mình. Nâng cao tiêu chuẩn của bạn, nhận thức rõ những gì bạn muốn và cần trong một mối quan hệ và quyết tâm không chấp nhận những gì thấp hơn tiêu chuẩn của bạn. Nếu anh ta rời xa bạn, đó là vì anh ta không thể thao túng và kiểm soát bạn.
Đeo bám người đàn ông đã mất hứng thú với bạn
Anh ta không còn các cuộc gọi, tin nhắn dành cho bạn và anh ta ngày càng dành ít thời gian cho bạn. Những cuộc trò chuyện của hai người rất hời hợt và ngắn ngủi; anh ta cũng ít "đụng chạm" cơ thể với bạn.
Vì thế, bạn cố gắng lôi kéo anh ta trở lại với bạn bằng cách gửi những tin nhắn tán tỉnh, rủ anh ta đi chơi. Và khi bị từ chối thì bạn lại cố gắng lui tới những địa điểm yêu thích của anh ta với hy vọng tình cờ gặp anh ta. Bạn nghĩ rằng nếu anh ta nhìn thấy bạn, điều đó sẽ khơi gợi lại sự quan tâm của anh ta nhưng rồi bạn lại thấy khó chịu vì sự đón tiếp lạnh nhạt của họ.
Theo đuổi một người đàn ông sẽ không thay đổi cách anh ta cảm nhận về bạn. Nếu anh ta có vẻ xa cách hoặc đột nhiên không hay liên lạc với bạn nữa, đừng cố gắng đeo bám anh ta. Hãy khiến bản thân bận rộn hơn và để cho anh ta có không gian riêng của mình.
Anh ta sẽ có thời gian sạc lại tinh thần, khi anh ta vui vẻ và sẵn lòng quay lại với bạn, bạn hãy đón nhận. Nếu không, anh ta không phải là người đàn ông dành cho bạn.
Là bạn đời, hai bạn thật gần gũi, nhưng không có nghĩa bạn thích gì nói nấy. Hãy cẩn trọng đặc biệt khi hai bạn giận nhau. Có những câu nói có sức sát thương hơn cả liều thuốc độc, phá hủy mối quan hệ vợ chồng nhanh chóng.
" alt=""/>7 dấu hiệu bạn thiếu thốn, đeo bám trong mối quan hệHọc sinh trường tiểu học Cốc Lầu bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị ở cơ sở y tế địa phương (Ảnh minh họa).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng mà còn nâng cao khả năng tư duy và sức đề kháng, đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng.
Báo cáo gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về thực trạng dinh dưỡng người Việt cho thấy, một mặt, suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn đang là mối đe dọa với trẻ em khi vẫn còn hơn 18% trẻ mắc, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi (lên tới 25,9% như tại Tây Nguyên). Mặt khác, tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt ở trẻ em thành thị, gia tăng nhanh chóng, tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020.
Ngoài ra, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng không thể bỏ qua, vì nó âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của cả một thế hệ .
Với bữa ăn học đường, phụ huynh, dù rất muốn tham gia giám sát bữa ăn của con em mình, thường gặp phải rào cản lớn từ việc thiếu kiến thức cơ bản về dinh dưỡng. Câu chuyện không đơn giản chỉ là có mặt ở trường để quan sát mà cần sự hiểu biết khoa học về cách cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Thực tế cho thấy, nếu không có sự hỗ trợ về mặt kiến thức và thiếu cơ chế giám sát hiệu quả, sự tham gia của phụ huynh sẽ không phát huy được tác dụng. Họ cần được đào tạo, và cần có cơ chế giám sát rõ ràng để có thể góp phần đảm bảo bữa ăn học đường đạt chất lượng.
Ở nhiều trường học, đặc biệt là bậc mầm non, việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ chủ yếu do những cô nuôi làm hợp đồng tạm thời, không được đào tạo bài bản. Họ thường chỉ nhận được hướng dẫn sơ sài, trong khi lẽ ra phải được tập huấn nghiêm túc để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
Chính sách đãi ngộ và hỗ trợ cho đội ngũ này cũng chưa rõ ràng, chưa tạo động lực để họ gắn bó và phát triển kỹ năng. Hệ quả là, chất lượng dinh dưỡng học đường tiếp tục bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh mà tình trạng thiếu nhân lực y tế học đường và chuyên gia dinh dưỡng vẫn chưa được cải thiện đáng kể .
Bên cạnh nỗ lực từ gia đình và nhà trường, các doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm học đường. Họ không chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu mà còn có thể đóng góp qua các hoạt động tài trợ, hỗ trợ bữa ăn cho những vùng khó khăn.
Tuy nhiên, điều này chỉ phát huy hiệu quả khi có một hành lang pháp lý vững chắc để định hướng doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm xã hội, vượt qua động cơ lợi nhuận đơn thuần.
Các doanh nghiệp chân chính cần một môi trường cạnh tranh công bằng, nơi họ được khuyến khích sản xuất và phân phối thực phẩm chất lượng cao, an toàn, phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng. Đồng thời, cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ tín dụng ưu đãi đến các quy định rõ ràng về kiểm soát chất lượng và xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm. Nếu không, chúng ta sẽ mãi rơi vào vòng luẩn quẩn của sự thiếu minh bạch và kém hiệu quả, làm xói mòn giá trị và mục tiêu ban đầu .
Trẻ em dành phần lớn thời gian trong ngày ở trường học, do đó, chế độ ăn uống và thể dục tại đây có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các em. Việc xây dựng một môi trường học đường lành mạnh với thực phẩm giàu dinh dưỡng và các hoạt động thể chất phù hợp là cần thiết để nâng cao sức khỏe học sinh.
Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, doanh nghiệp, và cơ quan nhà nước .
Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức vào tháng 10 vừa qua, các báo cáo tham luận đã cho thấy 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi. Đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người.
Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường, là đặc biệt quan trọng. Thành công của Nhật Bản trong việc cải thiện chiều cao của người dân nước này thông qua những chính sách và hành động cụ thể về dinh dưỡng, đặc biệt là bữa ăn học đường, được áp dụng ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, là một ví dụ tiêu biểu.
Cũng tại hội thảo vừa nêu, các chuyên gia cho rằng cần sớm luật hóa các chính sách về dinh dưỡng học đường để bảo vệ sức khỏe và tầm vóc thế hệ trẻ. Một bộ luật hoàn chỉnh không chỉ tập trung vào bữa ăn hay sữa học đường mà còn bao gồm cả giáo dục thể chất và thói quen dinh dưỡng lành mạnh.
Những bước tiến này sẽ không chỉ giải quyết các thách thức hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai, nơi thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ .
Chỉ khi chúng ta thực sự coi trọng và đầu tư cho dinh dưỡng học đường một cách nghiêm túc, từ việc xây dựng chính sách đến thực thi, thì bữa ăn ở trường mới có thể trở thành nơi khởi nguồn sức khỏe, chứ không còn là nỗi lo. Đây cũng là cách để chúng ta đạt được mục tiêu chung của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022.
Nguyễn Minh Hoàng
" alt=""/>Khoảng trống về dinh dưỡng học đường