
Giấc mơ đế chế rau củ, thịt cá
Tuy nhiên, ông đã làm được điều mình tuyên bố. Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (TGDĐ) của ông trở thành nhà bán lẻ điện thoại dẫn đầu Việt Nam, và là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, với giá trị thị trường đạt khoảng 1,7 tỷ USD.
.jpg) |
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động. Ảnh: Bloomberg. |
Vậy nên lần này khi ông nói về chuyện sẽ làm lớn trong ngành thực phẩm, tất cả đều lắng nghe.
"Tương lai của ngành bán lẻ tạp hóa rất rõ ràng", ông Tài, trong chiếc áo phông đơn giản, chia sẻ. "Đây không phải là câu hỏi về việc tôi có thành công hay không, mà là về việc sẽ mất bao lâu để tôi thành công".
Thành công trong khởi nghiệp của ông Tài đến từ ước mơ hiện đại hóa Việt Nam. Với điện thoại di động, ông đã mở chuỗi bán lẻ mà theo ông là cao cấp, nơi khách hàng có cảm giác an tâm về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Và trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, ông mong muốn sẽ thay thế chợ truyền thống của Việt Nam bằng những cửa hàng bách hóa hiện đại.
Ông mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2014 để hiện thực hóa tham vọng này. Cửa hàng bày bán rau xanh, thịt và cá với nguồn gốc rõ ràng bên cạnh những nhu yếu phẩm như các loại mỳ sợi, đồ uống.
Tại các chợ truyền thống, thực phẩm được bày bán ngoài trời và không phải lúc nào cũng sạch sẽ. Người mua cũng không biết rõ thực phẩm tới từ đâu trong khi giá biến động thất thường.
Hiện Bách Hóa Xanh đã có 376 cửa hàng khắp TP.HCM. "Tham vọng của chúng tôi là có 10% thị phần trong thị trường tạp hóa trị giá 60 tỷ USD vào năm 2022", ông Tài cho hay.
Tham vọng đó lớn gấp đôi so với doanh thu 3 tỷ USD/năm hiện tại của TGDĐ.
Tất nhiên, ông đã từng trải qua một hành trình tương tự. 15 năm trước, Việt Nam đã nằm ngoài cuộc bùng nổ di động toàn cầu vì giá thiết bị đầu cuối khi đó quá đắt đỏ.
"Khi đó, chỉ có những lãnh đạo doanh nghiệp hoặc những người giàu có mới có khả năng mua điện thoại di động", ông Tài nói. "Sở hữu một chiếc điện thoại di động dường như là điều bất khả thi với số đông và tôi nghĩ đó là điều cần phải được thay đổi".
Do đó, năm 2003, ông bỏ công việc giám đốc chiến lược tại một doanh nghiệp điện thoại và mở công ty riêng. Theo ông Tài, ông mở 3 cửa hàng nhỏ trong những con hẻm ở TP.HCM và thất bại sau vài tháng, vì địa điểm xấu và không thể chiếm được lòng tin từ khách hàng.
Đến năm 2004, ông thử thêm một lần nữa khi sáng lập TGDĐ cùng 4 người bạn. Lần này, ông mở cửa hàng tại các phố lớn và bán các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Tới cuối tháng 4/2018, theo TGDĐ, hãng có 1.065 cửa hàng trải khắp Việt Nam và chiếm 45% thị phần điện thoại di động cũng như điện thoại thông minh trong nước.
Cuối năm 2017, đã có 120 triệu thuê bao di động tại Việt Nam, nhiều hơn dân số 94 triệu người. Doanh số điện thoại cũng tăng trưởng theo đà tăng trưởng kinh tế.
Ông chủ "bình dân"
"Cơ hội đến rất nhanh và thị trường phát triển nhanh chóng hơn cả sự tưởng tượng của tôi", ông chủ TGDĐ nói.
Ông lớn lên trong nghèo khó tại TP.HCM, nơi mẹ ông thường bán xôi và bánh tráng cuốn dạo. Những năm tháng khó khăn đã khiến ông nung nấu mục tiêu: có được cuộc sống tốt hơn so với bố mẹ mình.
 |
Một cửa hàng TGDĐ tại TP.HCM. Ảnh: Bloomberg. |
"Tôi luôn muốn nghĩ lớn và làm lớn", ông cho hay.
Cổ phiếu của TGDĐ đã tăng giá 6 lần kể từ khi lên sàn năm 2014. Trong 10 hãng phân tích có theo dõi TGDĐ, 9 hãng nói đây là cổ phiếu nên mua vào. TGDĐ cũng là công ty Việt Nam duy nhất trong danh sách 50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á của Forbes năm 2017.
"Giờ giấc mơ của tôi là có 20 tỷ doanh thu mỗi năm vào năm 2022", ông Tài chia sẻ.
Tất nhiên, hành trình này không hề bằng phẳng. Bách Hóa Xanh chỉ đóng góp 3% doanh thu của TGDĐ trong quý I/2018. Lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rằng, chuỗi cửa hàng trên vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Chuỗi Bách Hóa Xanh lỗ trước thuế 60 tỷ đồng trong quý I/2018 khiến TGDĐ phải đóng cửa 3 cửa hàng và hủy kế hoạch mở 7 cửa hàng mới. Công ty cũng giảm kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm nay từ 1.000 xuống còn 500 cửa hàng.
"Bách Hóa Xanh vẫn đang trong giai đoạn bất ổn định", ông Nguyễn Đức Hiếu, nhà phân tích từ Công ty chứng khoán Rồng Việt nhận định. "Đây không phải là một ngành dễ tham gia, vì yêu cầu chuỗi cung ứng tốt, điều rất khó có được trong thời điểm này bởi không có nhà cung cấp nào đủ lớn để cung ứng thịt và rau sạch. Thị trường có lớn nhưng để triển khai thì không dễ dàng".
Tuy nhiên, ông chủ TGDĐ không dễ dàng bị những khó khăn làm chùn bước. Ông nhận định khi giàu lên, người ta sẽ bớt bị cám dỗ về vật chất. Thời điểm khởi nghiệp, ông có 30.000 USD và hiện chỉ riêng cổ phần tại TGDĐ của ông đã có trị giá 53 triệu USD, theo định giá của Bloomberg.
Nhà đầu tư Chris Freund từ quỹ Mekong Capital, một trong những đơn vị đầu tiên đầu tư vào TGDĐ, miêu tả ông Tài là người "rất bình dân", và đề cập rằng trong một chuyến công tác nước ngoài, ông Tài đã dùng chung phòng với 3 nhân viên.
Với ông chủ thường xuất hiện trong chiếc áo phông quen thuộc, ông nói rằng việc mặc áo phông đơn giản là để tiết kiệm thời gian.
"Nghĩ về việc mặc gì hôm nay rất mệt. Tôi muốn dành thời gian đó để nghĩ về việc làm sao phát triển công ty hơn", ông chủ TGDĐ nói.
Thế giới di động
Công ty Cổ phần Thế giới di động, tên tiếng Anh là Mobile World JSC, là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Thế giới di động ban đầu lựa chọn mô hình Thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm và 3 cửa hàng nhỏ. Năm 2014 công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh đầu tư vào một cửa hàng bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và liên tục mở rộng cho đến quy mô hiện nay.
Bạn có biết:Thế giới di động có 3 công ty con là Thế giới di động, Thế giới điện tử (Điện Máy Xanh), Thương mại Bách hoá xanh.
Thành lập:3/2004
Người sáng lập:Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng
Trụ sở chính:364 Cộng Hòa, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
" alt=""/>Ông chủ Thế Giới Di Động và câu chuyện vì sao thường mặc áo phông

TheoEast Bay Times, động thái này của Apple xuất hiện sau khi hãng hứng chịu hàng loạt chỉ trích việc lạm dụng iPhone hiện nay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, hành động này được xem như tiếp bước Google - công ty hồi tháng trước giới thiệu tính năng mới trên Android P, cho phép người dùng theo dõi cũng như giới hạn thời gian sử dụng smartphone.
.jpg) |
Do not Disturb at Bedtime là tính năng giúp người dùng hạn chế lạm dụng smartphone. Ảnh: Eastbaytimes. |
"Một số ứng dụng làm tốn thời gian đến mức bản thân người dùng cũng không thể nhận ra", Phó chủ tịch cấp cao Craig Federighi cho hay. "Các ứng dụng được thiết lập để nhắc người dùng sử dụng chúng, và phần lớn chúng ta thì không biết làm thế nào để sử dụng điện thoại một cách hợp lý", ông nói.
Nếu như điểm nhấn tại sự kiện diễn ra hồi năm ngoái là việc ra mắt loa thông minh HomePod, lần này Apple chủ yếu tập trung nói đến việc hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm xây dựng ứng dụng trên nền tảng iOS.
"Chúng tôi hết sức ủng hộ việc Apple quan tâm hơn đến các phong trào đòi quyền lợi về sức khỏe, tinh thần trong thời đại kỹ thuật số, đồng thời hy vọng sẽ có thêm nhiều công ty công nghệ, tổ chức truyền thông xã hội có những bước đi tương tự", nhà sáng lập kiêm CEO Common Sense, ông James Steyer cho hay.
Ông cũng không quên nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm hàng đầu. Common Sense là tổ chức phi lợi nhuận độc lập, chuyên cung cấp thông tin về giáo dục, vận động quyền lợi cho trẻ em và gia đình trong thời đại kỹ thuật số tại Mỹ.
.jpg) |
WWDC năm nay chủ yếu xoay quanh những vấn đề về phần mềm. Ảnh: Eastbaytimes. |
"Phần mềm là tất cả những gì chúng ta sẽ nói vào ngày hôm nay", CEO Tim Cook nói trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị McEnery, "iOS thể hiện triết lý của chúng tôi trong việc đặt khách hàng của mình vào vị trí trung tâm". Khác với truyền thống, Apple cũng không đưa ra dòng chữ "One more thing" quen thuộc
Sau sự kiện, các chuyên gia cũng bị chia làm hai luồng đánh giá. Phần lớn cho rằng WWDC năm nay hoàn toàn tẻ nhạt, và Apple sẽ có những bước tiếp cận thị trường không nhiều bất ngờ trong thời gian tới.
"Sắp tới sẽ là thời gian mà Apple thể hiện nhiều mánh khóe để đạt được lợi nhuận thay vì cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới", nhà phân tích Carolina Milanesi từ Creative Strategiescho biết.
Ngoài ra, iOS 12 sẽ chính thức ra mắt vào mùa thu năm nay. Điều đặc biệt là tất cả đời iPhone tương thích với iOS 11 đều được khuyến khích nâng cấp, bao gồm các đời máy cũ như iPhone 5S.
.jpg) |
Như mọi năm, WWDC luôn thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Eastbaytimes. |
Bên cạnh việc giảm thời gian sử dụng smartphone, Apple còn cung cấp giải pháp cho vấn đề đang nóng trong thời gian gần đây: bảo mật về quyền riêng tư.
Cụ thể, Safari và nhiều trình duyệt khác trên iOS 12 sẽ tự động khóa tất cả nút "Share" và "Like" trên trang web, thường được dùng để theo dõi người dùng.
"Chúng tôi tin rằng dữ liệu cá nhân người dùng nên được bảo mật kỹ lưỡng. Họ phải biết và kiểm soát được những đối tượng được tiếp cận thông tin của mình", Federighi nói.
Các chuyên gia cũng đồng quan điểm rằng các biện pháp bảo mật mới là bước đi khôn ngoan của Táo khuyết, đặc biệt khi so với những bê bối gần đây của Facebook. "Đây rõ ràng là động thái thông minh của Apple nhằm ngăn chặn việc khai thác dữ liệu người dùng", nhà phân tích Ben Wood thuộcCCS Insight cho biết.
" alt=""/>Apple đang muốn bạn bớt dùng iPhone?