Với nghề chạy xe thuê của anh Vương cùng việc buôn bán quần áo cũ ở chợ của chị Thương, mỗi tháng anh chị kiếm được hơn 10 triệu đồng để lo cho 6 miệng ăn và trả tiền thuê nhà.
Vào năm 2019, người chồng phát hiện bệnh tiểu đường nặng, buộc phải nghỉ lái xe rồi ở nhà. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến anh gặp khó khăn khi tìm việc làm khác phù hợp với sức khoẻ của mình.
"Lúc đó ai gọi gì thì anh làm đó nhưng vì sức khỏe yếu nên làm 1, 2 ngày lại phải nghỉ. Từ phụ thợ nề đến bốc vác chồng tôi đều trải qua cả”, chị Thương trầm tư.
Đến 9/2020, Tuấn bỗng dưng có triệu chứng phù mặt, bụng chướng lên cộng với những cơn đau liên hồi nhiều ngày liền. Hoảng hốt mang con trai vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Gia đình lúc này vét hết số tiền dành dụm còn lại để chạy chữa cho Tuấn.
Chị Thương rưng rưng: “Còn bao nhiêu thì đưa ra để lo cho con chứ cũng không suy nghĩ gì nữa. Hết thì lại vay chứ mình không thể nào bỏ con như vậy được”.
Bệnh tật và nợ nần
Từ lúc Tuấn mắc bệnh, chị phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Thu nhập không có, người con trai đầu dù đi làm cũng không giúp được nhiều, mỗi tháng chỉ phụ thêm được cha mẹ khoảng 2 triệu đồng. Anh Vương bị tiểu đường vẫn cố xin đi làm bảo vệ ở một công ty trên địa bàn, lương hơn 4 triệu đồng/tháng vừa đủ mua thuốc cho bản thân.
Chị Thương bên con trai |
Trong khi đó, trung bình mỗi tháng, gia đình tiêu tốn hơn 10 triệu đồng tiền thuốc men và viện phí cho Tuấn. “Bệnh của con đau lúc nào chạy lúc đó nên đôi lúc mỗi tháng nằm viện đến 2 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 tuần…”.
Tổng số tiền mua thuốc cho hai bố con mất gần 15 triệu. Hiện vợ chồng chị Thương còn gánh số nợ hơn 150 triệu đồng để chữa bệnh cho anh Vương và Tuấn.
“Trong đó, có 50 triệu tôi phải nhờ người em đứng tên để vay ngân hàng vì tôi không có gì thế chấp. 100 triệu còn lại được bà con, họ hàng xóm láng giềng gom góp lại cho mượn, không biết lúc nào trả được nữa…”, chị Thương nghẹn giọng.
Hiện tại, anh chị đang thuê trọ tại phường An Phú, chủ nhà thương tình nên lấy giá 1 triệu đồng/tháng. "Anh chị em cũng gom góp trả giúp tiền trọ mấy tháng nay. Chắc ra tết chúng tôi tiếp tục tìm một căn trọ khác khoảng 500 nghìn đồng/tháng để ở thôi. Miễn có chỗ ăn, chỗ ở là tốt lắm rồi, giờ chỉ mong chồng và con khỏe lại…”.
Tuy nhiên, tình hình của Tuấn hiện giờ không mấy khả quan. Những liều thuốc bổ sung đạm và canxi đều đã không dung nạp được, phải tăng liều nặng để thích ứng với cơ thể. Việc tăng liều vừa thêm gánh nặng tiền thuốc, vừa đẩy cơ thể của Tuấn cần có sức khỏe tiếp nhận được thuốc.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Tam Kỳ) Nguyễn Thị Phúc Xuân cho hay, hiểu được hoàn cảnh của gia đình Tuấn, nhà trường luôn tạo điều kiện để em có được tinh thần học tập cũng như thời gian đến lớp thuận lợi nhất.
“Giáo viên chủ nhiệm luôn gửi bài và hướng dẫn cháu học tập nếu như cháu nghỉ. Bên cạnh đó cũng nhờ phụ huynh hỗ trợ mỗi lúc Tuấn sức khỏe ổn định”, cô Xuân nói.
Theo bà Nguyễn Thị Đào, Trưởng phòng LĐ-TBXH TP Tam Kỳ, thấy được hoàn cảnh trên, Phòng đã hỗ trợ 3 triệu đồng cho em Tuấn.
“Số tiền không là bao so với những gì gia đình Tuấn phải gánh vác. Phòng mong muốn các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh để em mau chóng hồi phục, sức khỏe ổn định, tiếp tục được cắp sách đến trường như các bạn cùng trang lứa”, bà Đào nói.
Công Sáng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động trong khi thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm 5% - 7% so với cuối năm 2021, phần lớn ở những giao dịch người bán cần bán gấp để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường ở mức rất thấp.
Trong khi căn hộ “vọt giá” xác lập mặt bằng giá mới thì ở chiều ngược lại đất nền trên đà giảm giá, nhiều nơi “cắt lỗ” sâu. Phân khúc đất nền, đón nhận 22 dự án với nguồn cung khoảng 2.648 nền trong năm 2022, tăng 59% so với năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 1.499 nền, xấp xỉ 57% tổng nguồn cung mở bán mới, tăng khoảng 32% so với năm trước.
Các dự án tập trung chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn và huyện Điện Bàn, chiếm khoảng 50% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết nguồn cung và lượng tiêu thụ mới được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2022.
Theo DKRA, sức cầu chung toàn thị trường không có sự bứt phá so với năm 2021 và có xu hướng giảm mạnh vào nửa cuối năm 2022 do những khó khăn chung của thị trường.
Đồng thời, thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng có sự sụt giảm. Trung bình mặt bằng giá thứ cấp giảm khoảng 4% - 10% so với năm 2021, cục bộ đối với những khách hàng gặp áp lực lãi vay ngân hàng mức giảm ghi nhận lên đến 21%.
Khảo sát thực tế cho thấy, tại khu vực Nam Hòa Xuân, nhiều lô đất đường 7,5m được rao bán trên dưới 3 tỷ đồng. Mức giá này được cho là đã giảm 500 - 800 triệu đồng/lô so với giá đỉnh thiết lập năm 2019.
Đưa ra dự báo về phân khúc đất nền năm 2023, theo DKRA nguồn cung mới và sức cầu giảm mạnh so với năm 2022 dao động khoảng 1.800 - 1.900 sản phẩm.
Sức cầu chung của thị trường tương đương năm trước, lượng tiêu thụ tập trung ở những dự án đầy đủ pháp lý, hạ tầng hoàn thiện. Thị trường thứ cấp duy trì thanh khoản ở mức trung bình, giá bán không có nhiều biến động so với năm 2022.
Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới dự báo tương đương năm 2022, dao động khoảng 600 căn tại Đà Nẵng và khoảng 150 căn tại Huế. Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới.
Về giá bán, đơn vị này cho rằng, mặt bằng giá bán sơ cấp có thể sẽ tăng nhẹ trước áp lực các chi phí đầu vào, giá bán thứ cấp ít biến động, giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án đã bàn giao nhà, vị trí liền kề trung tâm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức trung bình - thấp ở thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chung của thị trường, lãi suất, room tín dụng bất động sản trong năm 2023.
Trong một video đã vượt qua 1 triệu lượt xem, bác sĩ Hoeflinger tiết lộ những điều ông sẽ không bao giờ làm để tránh tổn hại cho não. Danh sách bao gồm:
- Uống rượu quá nhiều
- Không đội mũ bảo hiểm
- Không lắng nghe cơ thể (đau đầu, đau lưng kéo dài nhưng không đi khám)
- Lặn xuống nước mà không kiểm tra độ sâu
“Một trong những điều phổ biến nhất ở các ca chấn thương não và cột sống là uống rượu quá nhiều. Bệnh nhân gặp tai nạn xe hơi, ngã xuống cầu thang, thậm chí là chết đuối”, bác sĩ Hoeflinger kể.
TheoIndependent, bỏ qua những cơn đau nhức tưởng chừng như bình thường cũng tiềm tàng nguy hiểm.
“Bạn phải lắng nghe cơ thể của mình. Một số bệnh nhân có các triệu chứng đau nhức trong nhiều tháng nhưng họ đã không để tâm. Họ bị đau đầu rất lâu và tới khi đi chiếu chụp, phát hiện bị ung thư não. Hoặc họ bị đau lưng suốt 6 tháng rồi nhận chẩn đoán ung thư não khi đi khám”, bác sĩ Hoeflinger nói.
“Khi tôi 24 tuổi, mẹ tôi qua đời vì ung thư não. Con trai tôi, Brian đã mất khi 18 tuổi trong một vụ tai nạn lái xe khi uống rượu cách đây 9 năm. Những chuyện ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi tâm sự chuyện của mình với các bệnh nhân. Tôi nói, tôi hiểu cảm giác của anh/chị vì tôi đã trải qua điều đó”.
Sau hơn 20 năm làm việc, bác sĩ Hoeflinger có nhiều câu chuyện để kể: “Tôi nhớ một chàng trai đã tự bắn nỏ vào trán. Chúng tôi không thể rút mũi tên ra nên phải cắt bỏ phần trước hộp sọ của anh ấy để lấy dị vật. Anh ấy đã qua khỏi”.