Thầy Park khó...Khi V-League 20202 đang dần đi đến hồi kết, những gì mà chiến lược gia người Hàn Quốc có được thực sự là quá ít ỏi, bất chấp giai đoạn đầu tiên của mùa giải được coi khá thuận lợi với nhiều gương mặt sáng giá.
Nhiều đội bóng cho thấy sự bằng lòng với thứ hạng sau giai đoạn 1 khiến chất lượng các trận đấu không còn cao như mong đợi. Điển hình là trận “derby Thành phố” giữa CLB Sài Gòn và CLB TPHCM mới đây chẳng hạn.
 |
Sau màn thể hiện ấn tượng đầu mùa, vào lúc này Xuân Nam cùng nhiều cầu thủ triển vọng khác đang chững lại |
Cả hai đội bóng vẫn còn cơ hội để đua tranh ngôi vô địch, với nhiều gương mặt triển vọng được HLV Park Hang Seo điền vào danh sách theo dõi cho tuyển Việt Nam nhưng thực tế trên sân đủ để lo cho ông thầy người Hàn Quốc.
Hoà không bàn thắng là bình thường trong trận cầu mà cả 2 đội bóng cố gắng chơi chặt chẽ, nhưng đáng buồn ở chỗ những niềm hi vọng bổ sung cho tuyển Việt Nam như Phi Sơn, Sầm Ngọc Đức, Văn Triền... và đặc biệt với Xuân Nam thực chơi thất vọng.
Xuân Nam với sự bùng nổ hồi đầu mùa được kỳ vọng là “Anh Đức mới” của ông Park, nhưng rốt cuộc sau những tung hô tiền đạo này đang trở nên tầm thường, liên tục phải ngồi dự bị và khi vào sân cũng không thể hiện được bất cứ điều gì để người xem ngao ngán.
... sẽ chơi bài liều?
Không chỉ ít gương mặt bổ sung sáng giá, V-League 2020 cũng đang khiến ông Park như ngồi trên đống lửa với việc hàng loạt học trò ở tuyển Việt Nam chơi dưới phong độ, đặc biệt nhóm cầu thủ đến từ HAGL.
Bài toán làm dày nhân sự cho tuyển Việt Nam lúc này thực sự cấp bách, bởi tính toán tất cả thời gian tập trung cho tới vòng loại World Cup, AFF Cup... ông Park cũng chỉ có khoảng 2 tháng chuẩn bị đan xen cùng V-League mùa tới.
 |
Quân của Hà Nội FC lại đóng vai xương sống cho thầy Park trong các đợt tập trung của tuyển Việt Nam |
Chính bởi cấp bách thế, cùng những gì đang diễn ra, giới chuyên môn đặt dấu hỏi liệu rằng ông Park có dám đánh bài... liều bằng việc “ôm” đội hình Hà Nội FC có bổ sung làm bộ khung chính cho tuyển Việt Nam?
Sở dĩ đặt câu hỏi này là bởi đơn giản dường như chỉ một mình Hà Nội FC vẫn đảm bảo được độ “máu” vô địch cũng như chơi bóng cống hiến nhất V-League, bên cạnh chiều sâu trong đội hình mà đội bóng Thủ đô luôn cho thấy vài mùa qua.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa trong tương lai 11 cầu thủ ở đội hình xuất phát của tuyển Việt Nam là các cầu thủ Hà Nội FC, bởi đội bóng Thủ đô cũng không hẳn hoàn hảo với một số vị trí vẫn dựa nhiều vào ngoại binh.
Tuy nhiên, có thể thấy Hà Nội FC sở hữu cả sự đồng đều, ăn ý cho tới sự trưởng thành nhanh của các cầu thủ trẻ như Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Tới, Văn Xuân... khả năng tới đây vẫn điểm tựa cho ông Park, giống như 1-2 mùa bóng qua.
Dùng quân bầu Hiển làm nòng cốt cho tuyển Việt Nam chắc chắn HLV Park Hang Seo đối mặt nhiều điều "tế nhị". Nhưng với giới chuyên môn thì đó là sự lựa chọn hợp lý bởi ở V-League bao năm qua mỗi Hà Nội FC là đội chơi bóng đúng nghĩa nhất.
Xuân Mơ
" alt=""/>Tuyển Việt Nam gặp khó, thầy Park có dám chơi bài liều
Sau khi AFF Cup 2020 hoãn sang 2021 vì Covid-19, Thái Lan rất quan tâm đến giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 13.Mục tiêu của Thái Lan là giành chức vô địch AFF Cup, cũng như vượt qua đội tuyển Việt Nam để trở lại vị trí số 1 trong khu vực.
 |
Thái Lan gặp trở ngại lớn khi chuẩn bị cho AFF Cup |
Cách nay vài tháng, Thái Lan triển khai kế hoạch lên số 1 Đông Nam Á, và lọt vào top 100 bảng xếp hạng FIFA.
Việt Nam hiện là đội tuyển duy nhất ở Đông Nam Á góp mặt trong top 100 FIFA.
Ban đầu, nếu thi đấu theo lịch cũ (23/11-31/12/2020), Thái Lan chỉ có thể cử đội trẻ hoặc đội B tham dự AFF Cup, vì các CLB không chấp nhận nhả cầu thủ quan trọng (AFF Cup không thuộc lịch FIFA).
Việc giải đấu lùi sang năm sau giúp Thái Lan có đội ngũ tốt nhất như HLV Akira Nishino mong muốn, vì khi ấy Thai League cũng kết thúc.
Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh: HLV Nishino không có nhiều thời gian chuẩn bị cho AFF Cup.
Lịch thi đấu mới được thông qua, và AFF Cup bắt đầu từ ngày 11/4/2021.
Trong khi đó, Thai League kết thúc vào ngày 3/4/2021. Có nghĩa là HLV Nishino chỉ có 1 tuần tập trung trước khi Thái Lan thi đấu.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn Thai League đá dồn để kết thúc sớm, nhằm giúp ông có thời gian chuẩn bị và các cầu thủ hồi phục thể lực cho cuộc chiến ở AFF Cup.
Mong muốn của ông Nishino không được đáp ứng, sau cuộc họp giữa LĐBĐ Thái Lan (FAT) và BTC Thai League ngày hôm qua (28/09).
Parit Suphaphong - Tổng Thư ký FAT - khẳng định không thể điều chỉnh lịch thi đấu để Thai League kết thúc sớm.
Theo FAT, Thai League và AFF Cup không trùng nhau. Hơn nữa, chưa rõ khả năng kiểm soát Covid-19 ở trong nước, nên xáo trộn lịch thi đấu có thể gây hiệu quả khó lường.
Với quyết định mới của FAT và BTC Thai League, HLV Akira Nishino phải suy nghĩ kế hoạch phù hợp để Thái Lan bước vào AFF Cup với điều kiện tốt nhất.
Thiên Thanh

HLV UAE tuyên bố đánh bại tuyển Việt Nam
HLV Jorge Luis Pinto vừa tuyên bố, UAE sẽ đánh bại đội tuyển Việt Nam để giành vé vào VCK World Cup 2022.
" alt=""/>Đội tuyển Thái Lan trở ngại lớn trước AFF Cup
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT bỏ quy định về xử lý kỷ luật học sinh, giảm loại hồ sơ, sổ sách với giáo viên THCS và THPT, cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học… có hiệu lực từ ngày 1.11. |
Học sinh tiểu học không còn bị phê bình trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh |
Những quy định mới liên quan tới giáo viên tiểu học bao gồm:
Nhận xét học sinh bằng lời nói
Thông tư 27 quy định giáo viên cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, chủ yếu thông qua lời nói để chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa. Đồng thời, chỉ viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết.
Bên cạnh đó, đối với việc kiểm tra định kỳ, thay vì đề kiểm tra có 4 mức độ như trước đây thì thông tư này quy định giáo viên thiết kế theo 3 mức độ nhận biết, kết nối, vận dụng.
Được chấm điểm 0
Với thông tư mới, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định giáo viên tiểu học không chấm điểm 0 với bài kiểm tra định kỳ của học sinh.
Bộ yêu cầu giáo viên tiểu học sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân đối với bài kiểm tra định kỳ của học sinh. Sau khi nhận xét và chấm điểm, bài kiểm tra được trả lại cho học sinh, điểm của bài kiểm tra không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Đánh giá, khen thưởng 4 mức
Tại Thông tư 27, Bộ GD-ĐT quy định việc đánh giá học sinh vào cuối năm học sẽ căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu của học sinh. Bốn mức đánh giá học sinh gồm: Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; "Hoàn thành"; "Chưa hoàn thành".
Việc đánh giá học sinh tiểu học tại Thông tư 27 thực hiện theo lộ trình như sau: Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5. Các mốc thời gian này tương ứng với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên được dùng điện thoại trong giờ
Trong Thông tư 28, Bộ GD-ĐT quy định nhà giáo, giáo viên tiểu học không được hút thuốc, uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xét nội dung giáo dục…
Trong thông tư này không còn cấm giáo viên tiểu học sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp như quy định cũ trước đây.
Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Giáo viên tự quyết định nội dung dạy học
Điểm đổi mới lớn nhất ở Thông tư 28 là trao quyền hơn cho giáo viên tiểu học.
Theo đó, giáo viên tiểu học có thêm quyền cho phép học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần.
Đồng thời, giáo viên có quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, điều chỉnh nội dung bài học; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường
Theo thông tư mới, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.
 |
Một loạt quy định có hiệu lực từ 20/10 đối với giáo viên tiểu học |
Đối với giáo viên THCS và THPT, những quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.11 bao gồm:
Giảm loại hồ sơ, sổ sách đối
Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 27 Điều lệ trường THCS, trường THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, sổ sách, hồ sơ của giáo viên gồm: Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Giáo án (bài soạn).
Còn theo khoảng 3, Điều 21 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những loại hồ sơ sổ sách giáo viên cầ là: Kế hoạch giáo dục của giáo viên theo năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Ngoài ra, đối với giáo viên chủ nhiệm cần thêm sổ chủ nhiệm.
Như vậy có thể thấy hồ sơ, sổ sách của giáo viên từ ngày 1.11.2020 đã có thể giảm bớt.
Giáo viên không được tùy ý cắt xén nội dung dạy học, giáo dục
Điều 31 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những điều giáo viên không được làm như: Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Các nội dung trong chương trình dạy học cần được truyền tải đầy đủ đến học sinh, giáo viên không được tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục ép buộc học sinh đóng tiền hay hiện vật. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên cũng phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực.
Không được phê bình học sinh trước lớp, trường
Ngày 1.11.2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Hình thức kỷ luật với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện như sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để các em khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp, giúp đỡ học sinh; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ngân Anh

Phụ huynh 'chia rẽ' trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ
Trong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
" alt=""/>Những quy định mới có hiệu lực từ 20/10 liên quan giáo viên, học sinh