AAG hay Asia America Gateway là tuyến cáp quang biển có độ dài tổng cộng 20.000 km. Đây là tuyến cáp kết nối lưu lượng Internet từ các nước thuộc khu vực Châu Á đến Hoa Kỳ.
Sự cố với tuyến cáp này được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số người dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ Internet mấy ngày qua.
Do liên tục gặp sự cố trong khoảng vài năm trở lại đây, các nhà mạng tại Việt Nam đã không còn coi AAG là tuyến cáp chính nối Việt Nam đi quốc tế. Thay vào đó, nhiều đơn vị chọn việc định tuyến dung lượng qua các tuyến cáp khác ổn định hơn như IA, APG, AAE-1, hệ thống cáp đất liền hướng Trung Quốc - Hồng Kông hay hệ thống cáp đất liền hướng Camphuchia - Thái Lan - Singapore. Do vậy, sự cố với AAG chỉ gây ảnh hưởng một phần đối với đường truyền Internet.
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới sự cố nói trên. Tuy nhiên, theo phỏng đoán của các chuyên gia, nguyên nhân sự cố lần này là do lỗi dò nguồn (shunt fault).
Dự kiến, tàu sửa cáp sẽ đến vị trí cáp lỗi vào sáng 29/8 và hoàn thành việc khắc phục vào ngày 3/9.
Như vậy phải 10 ngày nữa, việc khắc phục tuyến cáp quang biển AAG mới hoàn tất, đến lúc đó, đường truyền Internet đi quốc tế tại Việt Nam mới trở lại bình thường.
Trọng Đạt
Nhà mạng Mỹ Verizon vừa chính thức cung cấp mạng di động 5G đến người dùng và tốc độ của mạng 5G qua thử nghiệm thực tế thật đáng kinh ngạc.
" alt=""/>10 ngày nữa Internet VN mới trở lại bình thườngCó 4 chính sách mới liên quan đến lĩnh vực ICT sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 9/2019, bên cạnh nhiều chính sách mới thuộc các lĩnh vực khác (Ảnh minh họa: Internet)
Quy định về liên thông dịch vụ chứng thực chữ ký số
Thông tư 04 quy định về việc liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được Bộ TT&TT ban hành ngày 5/7/2019.
Có hiệu lực từ ngày 1/9/2019, Thông tư 04 quy định rõ, mô hình liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là mô hình công nhận chéo.
Danh sách các chứng thư số gốc tin cậy bao gồm: Các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Thông tư cũng quy định đối với chức năng ký số, kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số của các ứng dụng sử dụng chữ ký số. Theo đó, với chức năng ký số, ứng dụng phải cho phép người ký là thuê bao của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thuê bao của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thực hiện ký số.
Còn với chức năng kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số: ứng dụng phải cho phép người ký, người nhận kiểm tra hiệu lực chứng thư số công cộng, chữ ký số công cộng và hiệu lực chứng thư số chuyên dùng Chính phủ, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo quy định tại các Điều 78 và 79 Nghị định 130/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Ngày 9/7/2019, Thông tư 05 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT được ban hành. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2019, Thông tư này thay thế cho Thông tư 04 ngày 8/5/2018 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT.
Theo Thông tư 05, Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT được quy định gồm 2 Danh mục sản phẩm, hàng hóa với hình thức quản lý đi kèm.
Trong đó, Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT-TT bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy gồm 3 loại sản phẩm hàng hóa: Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến; Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất từ 60 mW trở lên; Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.
" alt=""/>4 chính sách mới liên quan lĩnh vực ICT có hiệu lực trong tháng 9 này