Theo Sở TN&MT Lâm Đồng, hành vi vi phạm của CTCP Cà phê Trung Nguyên tại dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên được xác định tại kết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 12/2021. Cụ thể, chủ đầu tư đã chậm đưa đất vào sử dụng và dự án chậm tiến độ.
Tại dự án này, CTCP Cà phê Trung Nguyên đã vi phạm Luật Đất đai 2013, thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động và không được chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác.
Do đó, Sở TN&MT Lâm Đồng cho rằng, đề nghị của CTCP Cà phê Trung Nguyên không có cơ sở để xem xét.
Theo tìm hiểu, 4.337m2 đất mà CTCP Cà phê Trung Nguyên kiến nghị được tiếp tục sử dụng nằm trong tổng diện tích 1,55ha đất của dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên.
Về nguồn gốc 1,55ha đất của dự án, đây là đất thuộc Nông trường chè 26/3. Toàn bộ diện tích này được UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi và cho Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II thuê. Trong đó, 0,92ha được cho thuê năm 1995 và 0,63ha được cho thuê năm 1998.
Năm 2002, Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II được cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ 1,55ha đất trên; gồm giấy chứng nhận của 1,119ha đất chuyên dùng, thời hạn sử dụng đến năm 2020 và giấy chứng nhận 0,4337ha (4.337m2) đất chuyên dùng được sử dụng lâu dài.
Sau khi được cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên, Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II đã chuyển nhượng cho CTCP Cà phê Trung Nguyên.
Đến năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho CTCP cà phê Trung Nguyên tiếp tục sử dụng 1,119ha đất thuê trả tiền một lần, hạn sử dụng đến năm 2020 và 4.337m2 là đất nhận chuyển nhượng, sử dụng lâu dài.
Sở TN&MT sau đó đã cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho CTCP Cà phê Trung Nguyên.
Ít năm sau khi tôi ra trường, cưới vợ, quê tôi có dự án mở đường, bố mẹ tôi bất ngờ tuyên bố bán mảnh đất mặt đường được một khoản tiền khá lớn. Ông bà giữ lại một phần coi như của để dành dưỡng già, khỏi làm phiền con cháu. Còn lại, hai cụ chia cho các con lấy vốn làm ăn.
Nhà có 2 anh em, tôi được bố mẹ cho 500 triệu, em gái được cho 200 triệu. Phần tôi được nhiều hơn em gái vì bố mẹ tôi nói sau này khi ông bà nhắm mắt xuôi tay tôi có trách nhiệm lo hương khói cho ông bà.
Ban đầu tôi và vợ dự định gửi toàn bộ số tiền đó ở ngân hàng để lấy lãi, mỗi năm để ra được vài chục triệu đồng tích lũy mua nhà. Nhưng chứng kiến giá vàng tăng rất nhiều trong mùa hè vừa rồi, có lúc đạt mức cao nhất trong 6 năm qua, tôi quyết định dùng hết số tiền mà bố mẹ đã cho để đầu tư “lướt sóng” vàng.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi bắt đầu mua vào thời điểm cuối năm 2014. Lúc đó, với khoản tiền 500 triệu đồng, tôi mua được hơn 14 lượng vàng và hi vọng giá vàng sẽ càng tăng cao.
Và có vẻ như số tôi gặp may khi những tháng đầu năm 2015, vàng xác lập đỉnh với 35,6 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, tôi lãi hơn chục triệu đồng. Thấy giá vàng có thể tăng cao hơn nữa, vợ chồng tôi không bán vàng ra mà tiếp tục cất két.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính. Sau khi xác lập đỉnh, vàng bỗng nhiên tụt dốc đột ngột xuống chỉ còn 32 triệu đồng/ lượng. Tính ra, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi lỗ hơn 50 triệu đồng, tương đương khoản tiền lãi tiết kiệm gửi 2 năm ở ngân hàng.
Mất tiền, tôi mất ăn mất ngủ. Để cắt lỗ, tôi đành bán ra với mức thấp hơn 2 triệu đồng mỗi lượng so với lúc mua. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng tôi lục đục cả tháng trời.
Mọi chuyện chắc sẽ chẳng có gì đáng nói cho đến năm 2016, tôi nghe mấy người bạn cơ quan bàn mua nhà ở hình thành trong tương lai. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc dồn khoản tiền vừa bán vàng, tiền cưới, và vay thêm ngân hàng để đặt mua một căn hộ mới bắt đầu mở bán ở quận Thanh Xuân.
Ban đầu vợ tôi không đồng ý nhưng sau khi nghe chồng phân tích thì cũng xuôi lòng. Hai vợ chồng tôi bắt đầu lên kế hoạch vay mượn và đóng theo tiến độ xây dựng.
Chúng tôi cố gắng cày cuốc, làm việc điên cuồng để trả nợ với suy nghĩ sắp được ở trong chính ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên, vợ chồng tôi không ngờ dự án bị đình trệ rất lâu và chủ đầu tư vướng vào tranh chấp pháp lý, dự án còn có nguy cơ bị thu hồi. Tôi và vợ phải vội vàng rao bán căn hộ cả năm trời vẫn không ai mua, tiền thì mất giá dần trong khi lãi ngân hàng thì vẫn phải trả hàng tháng. Đến năm 2018, dự án đó vẫn chưa bàn giao nhà, vợ chồng tôi vẫn còn phải đi ở trọ.
Nhà không có, tiền thì chẳng thu về được mà mỗi tháng, ngoài tiền chi tiêu sinh hoạt, đóng học cho con thì vợ chồng tôi vẫn phải cõng thêm một khoản nợ hàng chục triệu đồng.
Đã có lúc, tôi tìm đến rượu bia để giải khuây và mong tìm lối thoát cho những sai lầm của mình. Vợ tôi thấy thế thì buồn bã, giận dỗi. Từ đó, vợ chồng tôi sinh ra cãi nhau nhiều hơn. Nhiều đêm tôi đi ngủ mà không thể chợp mắt vì không biết thoát khỏi mớ bòng bong này thế nào.
Sau đó, cũng nhờ bố mẹ hai bên động viên, em gái đã cho chúng tôi vay tiền để trả ngân hàng nên cuộc sống của chúng tôi bớt ngột ngạt.
Giờ đây, khi kể lại câu chuyện này thì mọi thứ đã ổn định hơn. Chúng tôi cũng đã và đang làm lại tất cả sau những dại khờ, bồng bột của mình. Hàng ngày, ngoài công việc của cơ quan, chúng tôi tranh thủ buôn bán online để trang trải cuộc sống.
Tôi biết, kiếm được đồng tiền không phải là quá khó nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng với nhiều người. Nếu có tiền, mọi người phải biết suy nghĩ, đầu tư đúng cách thì mới thành công.
Quang Nguyễn (Hà Nội)
Mặc dù chỉ có 50 triệu đồng trong tay, 2 vợ chồng vẫn quyết định đi đặt cọc mua nhà, rồi 'tặc lưỡi' việc tới đâu tính tới đó.
" alt=""/>Vợ chồng trẻ nhận kết đắng vì mua vàng