Chị vợ kể hồi đó được nhà vợ nâng đỡ, anh sống có trách nhiệm với bên ngoại lắm, việc gì cũng xông xáo đứng ra làm. Đã có lúc bố mẹ chị rất mừng, ông bà nghĩ nhà chỉ có một cô con gái nhưng lấy được rể thế này cũng khác gì nhà có con trai đâu.
Mọi chuyện thay đổi từ đầu năm ngoái, khi dịch bệnh bắt đầu gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, công ty của ông ngoại cũng vì thế mà ảnh hưởng nặng nề. Cầm cự được gần một năm thì ông phải tuyên bố phá sản.
Song điều đáng buồn nhất lại là thái độ của chồng chị với nhà ngoại. Anh quay ngoắt, tỏ ra lạnh nhạt, không quan tâm nhà vợ như trước nữa, thậm chí còn sợ vợ mang tiền về dấm dúi cho bố mẹ, nên rất ghét vợ về thăm bố mẹ đẻ.
"Bố em sau khi trắng tay, ông suy nghĩ nhiều, sức khỏe xuống dốc trông thấy. Hơn tháng trước bố em bị đột quỵ, xuất huyết não phải phẫu thuật. Chi phí cho ca mổ lên tới trăm triệu chưa nói tới thuốc men, điều trị về sau.
Biết mẹ không có tiền, em về bàn với chồng rút một phần tiền tiết kiệm để đưa mẹ lo cho bố. Không ngờ chồng em bảo: Cô bỏ ngay tư tưởng ấy đi. Cô là phận gái đã lấy chồng, phải tập trung lo cho nhà chồng chứ không phải suốt ngày nghĩ cách mang tiền về nhà đẻ như thế", chị vợ kể lại biến cố gia đình và thái độ vô tình nghĩa của chồng.
Giải thích, thuyết phục chồng không được, chị vợ quyết định mặc kệ, việc mình mình làm.
Chị lẳng lặng mang hết 4 cây vàng trong nhà đi bán để lấy tiền lo chữa bệnh cho bố. Đúng như trong dự đoán, vài ngày sau phát hiện ra sự việc, chồng chị làm toáng lên, bảo nếu chị không sang đòi lại tiền từ ông bà, anh sẽ đuổi vợ về trả cho nhà đẻ.
Đến lúc này, chị vợ mới bình tĩnh ra chiêu cuối. Chị chìa luôn đơn ly hôn đã ký sẵn tên rồi ngắn gọn nói với chồng:
"Anh khỏi phải dọa. Khi anh quay lưng lại với gia đình tôi thì tôi đã xác định ly hôn rồi. Không chỉ bán vàng, tôi còn liệt kê hết tài sản chung của tôi với anh để ra tòa chia cho tiện. Những gì bố mẹ tôi cho anh bao năm qua lớn hơn rất nhiều so với mấy cây vàng kia. Nhà tôi xem như đã từ thiện nhầm người vậy".
Sau khi đưa đơn ly hôn, chị bế con về ngoại để chăm bố. Ca mổ của ông ngoại thành công và đang trong giai đoạn hồi phục. Chị khoe, "chồng em ở nhà một mình chắc tự nghĩ lại nên hôm sau cũng sang ngoại cùng vợ chăm sóc bố, không thấy nhắc với em nữa chuyện mấy cây vàng".
Cánh chị em sau khi đọc xong tâm sự rất nể phục và ủng hộ cách làm "thẳng tay" của chị vợ. Một số ý kiến cho rằng chẳng qua nhà chị ấy trước giờ là nhà có gia thế nên chị ấy mới có thể làm vậy, chứ nhiều người vợ phụ thuộc tài chính, trong nhà không có tiếng nói, già néo đứt dây, ra tòa ly hôn thật thì khổ mình, khổ con chứ khổ ai.
Nhưng đa số cho rằng đã đến lúc chị em nên dừng việc khuyên nhau nhẫn nhịn đi rồi. Vợ chồng nhường nhịn lẫn nhau như "cơm sôi nhỏ lửa tránh khê" là trong điều kiện cả hai cùng biết tiến, biết lùi, biết lúc nào nên nhường, lúc nào nên tiến. Nếu một người đã cư xử quá đáng mà mình vẫn nhịn thì họ chỉ có quá đáng hơn thôi, chẳng bao giờ biết họ đã chạm tới giới hạn sự chịu đựng của mình, chẳng bao giờ biết là họ đang sai cả.
Như trong tình huống của hai vợ chồng chủ thớt, cách hành động dứt khoát để cứu bố của chị vợ là đáng nể, đáng khen, cũng may người chồng còn biết "quay đầu là bờ" để giữ hạnh phúc gia đình, chứ nếu anh ấy vẫn giữ lối ích kỷ như cũ thì người vô ơn, vô tình nghĩa đến vậy có cho ra đi cũng không có gì phải tiếc.
Theo Dân Trí
Bị bố vợ tương lai đuổi khỏi cửa, chàng trai sang nhà hàng xóm tìm hiểu thì biết chuyện vợ sắp cưới đã lên chức bà ngoại từ mấy năm nay.
" alt=""/>Bố vợ sa cơ, con rể giở mặt, tiểu thư nhà gia thế tung chiêu dạy lại chồngTheo trang web chính thức của giải thưởng, dù là một nhà hoá học, nhà phát minh, sản xuất vũ khí, Nobel dành nhiều sự quan tâm đến văn hóa. Thời trẻ, ông sớm bộc lộ sở thích văn chương và nuôi dưỡng niềm đam mê đó suốt đời. Thư viện của ông bao gồm các tuyển tập văn học phong phú, đa dạng ngôn ngữ.
Trong những năm cuối đời, ông thử sức với vai trò một tác giả và bắt đầu viết tiểu thuyết. Văn học là giải thưởng thứ 4 được Nobel nhắc đến trong di chúc.
Từ tháng 11 năm trước, hàng nghìn lá thư khắp nơi trên thế giới bắt đầu gửi đến Viện Hàn lâm Thuỵ Điển để cử các tác giả xứng đáng với giải thưởng danh giá nhất dành cho giới văn chương.
Chỉ những người đủ tư cách mới có thể đưa ra đề cử, bao gồm thành viên của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển, các học viện, tổ chức, hiệp hội có cấu trúc và tôn chỉ hoạt động tương tự; giáo sư văn học, ngôn ngữ học tại các trường đại học, cao đẳng; những tác giả từng đoạt giải Nobel Văn chương trước đây và chủ tịch của các tổ chức nhà văn đại diện cho mỗi nền văn học.
Một trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của quy trình đề cử là không công khai tên ứng viên cũng như không tự đề cử bản thân. Các đề cử không hợp lệ sẽ bị loại bỏ trong quá trình tổng hợp.
Năm nay, quy trình đề cử cho giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh tiếp tục được thực hiện tương tự những kỳ trước. Theo công bố của ban tổ chức, Ủy ban Nobel 2023 của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển gồm 6 thành viên.
Chủ tịch Ủy ban là nhà phê bình văn học Anders Olsson, dịch giả, biên tập viên Mats Malm là thư ký thường trực. Bốn thành viên còn lại đều là các tiểu thuyết gia, nhà báo, nhà thơ uy tín.
Dù các đề cử không được công bố, nhiều tên tuổi lớn với văn chương hiện đại được đánh giá có tiềm năng chiến thắng tại giải Nobel năm nay. Theo Lithub, Ngũgĩ wa Thiong’o, Michel Houellebecq và Anne Carson là các tác giả nhiều khả năng được xướng tên.
Trong khi đó, hàng loạt dự đoán khác hướng về nữ tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học Trung Quốc Tàn Tuyết. Thậm chí một trang web còn đặt cược khả năng tác giả này thắng giải Nobel Văn chương 2023 cao nhất (tỷ lệ 5/1).
Nhà văn người Nhật Bản Haruki Murakami cũng được xem là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng năm nay. Murakami đã được trao giải Princess of Asturias Award về Văn học vào tháng 5. Đây là giải thưởng nghệ thuật hàng đầu của Tây Ban Nha.
Björn Wiman, biên tập viên văn hóa của tờ Dagens Nyheter(Thuỵ Điển) cho rằng nhà văn người Mỹ gốc Caribe Jamaica Kincaid, người có tiểu thuyết viết về cuộc sống gia đình và trải nghiệm của chính bà với chủ nghĩa thực dân và chủng tộc, sẽ có cơ hội trong năm nay.
Giải Nobel Văn chương 2022 được trao cho biểu tượng nữ quyền người Pháp, Annie Ernaux “vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén khi bà khám phá ra cội nguồn, sự xa lạ và những hạn chế của ký ức cá nhân”.