Bác sĩ người Trung Quốc Hoàng Xuân đã chỉ ra 5 dấu hiệu phổ biến ở mu bàn tay mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm để kịp thời bảo vệ sức khỏe:
1. Da mu bàn tay mất đi độ bóng mịn
Da mu bàn tay thô ráp, mất đi độ bóng có thể liên quan đến vấn đề mạch máu (Ảnh: Getty).
Làn da trên mu bàn tay phản ánh trực tiếp khả năng tuần hoàn máu và tình trạng sức khỏe của hệ mạch máu ngoại vi. Ở những người khỏe mạnh, da thường mịn màng và có độ bóng nhất định. Nếu da trở nên thô ráp, mất bóng hoặc xỉn màu, đây có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém.
Nguyên nhân tiềm ẩn: Mạch máu bị xơ cứng, khả năng co giãn kém hoặc thiếu máu đến các mô da.
Lời khuyên: Tăng cường vận động thể chất để cải thiện tuần hoàn máu. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E để nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
2. Xuất hiện đốm nám hoặc sắc tố đậm màu
Nếu các đốm trên mu bàn tay ngày càng đậm, hãy chú ý sức khỏe nội tiết (Ảnh: Getty).
Các đốm sắc tố trên mu bàn tay thường được coi là dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng rõ rệt hoặc đột ngột xuất hiện, bạn cần chú ý đến sức khỏe nội tiết và chuyển hóa.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Rối loạn hormone ở tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận có thể kích thích sản sinh melanin, gây tăng sắc tố da.
- Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các vấn đề về sắc tố da do tổn thương chức năng trao đổi chất ở tế bào.
Lời khuyên: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, thức khuya và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
3. Móng tay bị đổi màu, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt
Móng tay phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh: Getty).
Móng tay là chỉ số phản ánh sức khỏe dinh dưỡng và chuyển hóa cơ thể. Khi móng tay có màu sắc nhợt nhạt, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Thiếu sắt gây hiện tượng "móng tay hình thìa", cong lên ở các cạnh.
- Thiếu kẽm dẫn đến xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên móng.
- Thiếu vitamin B, C làm móng khô, giòn, dễ gãy.
Lời khuyên: Bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng), kẽm (hải sản, hạt) và vitamin từ rau củ, trái cây để giúp móng tay chắc khỏe.
4. Mạch máu nổi rõ bất thường
Nếu mạch máu nổi bất thường kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc sưng tấy, bạn nên cẩn trọng (Ảnh: Getty).
Khi mạch máu trên mu bàn tay nổi rõ, đây có thể là hiện tượng tự nhiên do da mỏng hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, nếu mạch máu nổi bất thường kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc sưng tấy, bạn nên cẩn trọng.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra khi van tĩnh mạch hoạt động kém, gây ứ đọng máu.
- Khi cơ thể thiếu nước, da mất độ đàn hồi, làm mạch máu nổi bật hơn.
Lời khuyên: Uống đủ nước mỗi ngày và kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu có triệu chứng bất thường.
5. Mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ
Mu bàn tay tích tụ mỡ bất thường có thể do rối loạn chuyển hóa (Ảnh: Getty).
Sự phân bố mỡ ở mu bàn tay cũng là một chỉ số sức khỏe quan trọng. Khi mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ bất thường, đây có thể là biểu hiện của sự mất cân đối dinh dưỡng hoặc các rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Mu bàn tay gầy, xương nhô rõ là dấu hiệu của suy dinh dưỡng hoặc mất cơ bắp, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có chế độ ăn thiếu cân bằng.
- Tích tụ mỡ bất thường cảnh báo nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường, khi mỡ phân bố không đồng đều và dễ gây rối loạn chuyển hóa.
Lời khuyên: Với tình trạng quá gầy, tăng cường thực phẩm giàu protein và các bài tập tăng cơ. Nếu mỡ tích tụ nhiều, hãy kiểm tra nguy cơ rối loạn nội tiết và điều chỉnh chế độ ăn uống.
" alt=""/>5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong ngườiNhiều thiết bị chữa cháy hiện đại đang được cảnh sát PCCC&CNCH sử dụng (Ảnh: Hữu Nghị).
Ngoài ra, người đứng đầu cơ sở có thể quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.
Tiếp đó, UBND cấp xã cũng có thể trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
Dự thảo luật cũng nêu rõ, Bộ trưởng Công an quy định về việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng.
Theo cơ quan soạn thảo Luật PCCC&CNCH, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị để sẵn sàng báo cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Trong khi đó, Điều 44 dự thảo Luật PCCC&CNCH quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
Quy định này nêu rõ phương tiện PCCC&CNCH, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phải được quản lý về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngoài ra, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trong danh mục do bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực quy định phải được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu thông trên thị trường, theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập và cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho rằng Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành còn một số quy định chồng lấn, chưa rõ ràng, chưa phân định rạch ròi với các luật hiện hành cần phải sửa đổi, bổ sung.
Đơn cử, quy định tạm đình chỉ, đình chỉ cần điều chỉnh thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính để thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính; quy định về PCCC trong quá trình đầu tư xây dựng công trình cần điều chỉnh để thống nhất với luật xây dựng; quy định về an toàn PCCC trong sử dụng điện cần điều chỉnh để thống nhất với luật điện lực.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, một số quy định còn chung chung, chưa bảo đảm tính khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tế cũng cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Điển hình như quy định cụ thể đối với việc điều động, huy động lực lượng, bồi thường tài sản tham gia chữa cháy, trang bị phương tiện đối với các loại hình cơ sở, phương tiện giao thông; việc bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn PCCCC đối với các công trình đặc thù đã được các điều chỉnh tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC…
" alt=""/>Đơn vị nào sẽ trang bị phương tiện chữa cháy cho cảnh sát PCCC?Cụ thể, ông Ân nêu, thực tế vẫn còn nhiều người lao động, đặc biệt là anh chị em công nhân, chưa thực sự quan tâm và đặt việc rèn luyện, nâng cao ý thức, tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp lên hàng đầu.
Ông Mai Thiên Ân, Trưởng phòng sản xuất, Công ty TNHH Intel Products (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Qua thực tế lao động tại doanh nghiệp, ông Mai Thiên Ân nhận thấy vẫn còn trường hợp không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động gây ra các chấn thương, thậm chí tử vong.
Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm UB Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang...
Trong khuôn khổ diễn đàn có nội dung các lãnh đạo đối thoại với công nhân lao động.
" alt=""/>Công nhân "tuồn" sản phẩm ra ngoài, doanh nghiệp thiệt hại hàng trăm triệu