
![]() | ![]() |
Anh Nguyễn Lê Duy An, người vô tình chụp được ảnh của đôi vợ chồng "phượt thủ" cao tuổi ở Măng Đen và chia sẻ trên mạng xã hội, cho biết: "Tôi gặp cô chú trên hành trình du lịch năm 2023. Tôi bị thu hút bởi năng lượng và tình cảm của cô chú. Gặp cô chú, tôi nhận ra, tuổi tác chỉ là những con số".
Theo tìm hiểu, cặp vợ chồng này là ông Nguyễn Hoàng Cẩm (70 tuổi) và bà Trương Thị Cẩm (66 tuổi), đang sinh sống tại TPHCM. Ông Cẩm rất bất ngờ khi hình ảnh hai vợ chồng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
"Tôi mê du lịch từ ngày trẻ, nhất là lái xe máy rong ruổi khám phá cảnh đẹp dọc đất nước. Ngày ấy, bà xã bận buôn bán, chăm sóc các con nên không có thời gian đi đây đó. Trước mỗi chuyến đi, tôi thường bảo: 'Em đừng lo. Tôi đi tiền trạm rồi sau này dẫn em đi'. Tới năm 2022, chúng tôi chính thức nghỉ buôn bán và bắt đầu hành trình du lịch ở tuổi U70", ông Cẩm tâm sự.
Cuối năm 2023, ông bà có chuyến đi 600km từ TPHCM lên Măng Đen (Kon Tum). Ngày đầu ông bà lái 300km, rồi nghỉ chân ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ngày tiếp theo, ông Cẩm lái thêm 300km để tới "Đà Lạt thu nhỏ".
"Tại Măng Đen, chúng tôi đang loay hoay chụp ảnh thì gặp nam du khách đứng chụp một mình. Đó chính là anh An. Tôi nhờ anh ấy chụp giúp vài tấm kỷ niệm. Không ngờ anh ấy nhiệt tình, không chỉ chụp mà còn giới thiệu điểm đẹp, trực tiếp dẫn chúng tôi đến cầu Đăk Lô, đường Trường Sơn Đông ngắm cảnh", ông Cẩm kể.
Sau này, ông bà và anh An giữ liên lạc, trở thành những người bạn chung đam mê du lịch.
Ông bà Cẩm có 3 người con trai, đều đã trưởng thành. Trước đây, ông bà có một cửa hàng bán vải, công việc kinh doanh luôn tất bật. "Bà xã tôi lo chuyện nhập hàng, tiêu thụ nên lúc nào cũng phải đau đầu tính toán, lo trả nợ mối này, thu tiền mối khác, cả ngày cầm điện thoại, sổ sách...
Sau dịch Covid-19, việc buôn bán khó khăn. Lúc này sức khỏe tôi cũng hạn chế, khó bê vác giúp vợ. Chúng tôi quyết định nghỉ ngơi, tận hưởng tuổi già", ông Cẩm nói.
Ông Cẩm có nhiều kinh nghiệm du lịch bằng xe máy. Năm 2021, khi đã 67 tuổi, ông vẫn một mình lái xe từ TPHCM ra tới Tây Bắc. Chuyến xuyên Việt kéo dài tới 30 ngày. "Tôi giữ nguyên tắc chỉ lái xe ban ngày, về chiều là tìm nơi nghỉ, đảm bảo ngủ ngon, đủ giấc. Cứ 18-19h là hai vợ chồng gọi điện. Tôi kể cho bà xem hôm nay đi đâu, ăn gì...", ông Cẩm nhớ lại.
Sau này, dựa theo mong muốn, sở thích của vợ, ông Cẩm lên lịch trình phù hợp và trở thành hướng dẫn viên riêng của bà. Ông bà duy trì việc tập thể dục để có sức khỏe dẻo dai, ổn định. Trước mỗi chuyến đi, ông Cẩm mang xe đi bảo dưỡng rất kĩ, chuẩn bị thêm một số đồ sửa chữa cơ bản.
"Ban đầu tôi đưa bà ấy đi các điểm loanh quanh thành phố, rồi Vũng Tàu, Đồng Nai... cho quen. Sau đó, hai vợ chồng phượt vài trăm cây lên Bảo Lộc, Đà Lạt.
Bà ấy rất thích Đà Lạt vì cảnh đẹp, yên bình, không khí mát mẻ, trong lành, nhiều hoa và quán cà phê. Hễ bà ấy thích đi là tôi lên đường, không nhớ là đã đi bao nhiêu lần", ông Cẩm kể. Mỗi lần lên Đà Lạt, ông Cẩm thường đưa bà xã đi chụp ảnh, nhâm nhi cà phê...
![]() | ![]() |
Từ TPHCM lên Đà Lạt, ông bà thường lái xe 9-10 tiếng, cả thời gian nghỉ ngơi. Ông Cẩm quan điểm, có thể "đi chơi bụi", "ăn bụi" nhưng khi nghỉ phải chọn khách sạn tiện nghi để đảm bảo ngủ ngon, đủ giấc, cho cơ thể tái tạo năng lượng.
"Tôi không đặt khách sạn trước, vì như vậy lịch trình sẽ trở nên phụ thuộc. Có khi trên đường tới Đà Lạt, hai vợ chồng lại muốn ngắm hoàng hôn ở Bảo Lộc nên chọn nghỉ lại đây thay vì cố đi tới Đà Lạt. Tôi chọn các khách sạn ở trung tâm, buổi tối có thể lang thang đi dạo, thưởng thức đặc sản địa phương", ông Cẩm cho hay.
Theo ông Cẩm, chuyến đi đặc biệt nhất với ông bà là hành trình cùng con dâu ra vùng biên giới Việt - Lào ở Nghệ An để làm thiện nguyện vào năm 2023.
Tháng 9 tới đây, ông bà dự kiến thực hiện một chuyến xuyên Việt để khám phá Hà Giang mùa lúa chín. Theo ông Cẩm, nếu sức khỏe bà đủ tốt, ông sẽ lái xe máy từ Nam ra Bắc, đưa bà ngắm cung đường biển đẹp tuyệt vời Phan Thiết, Phan Rang. Nếu sức khỏe không đảm bảo, ông sẽ gửi xe máy ra Hà Nội và cùng bà đi máy bay.
"Năm 2021, tôi đi vào thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp ở miền Bắc. Tôi không thể vào thăm Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác. Lần này tôi muốn cùng bà ấy ngắm mùa lúa chín, ruộng bậc thang, các địa điểm văn hóa lịch sử... Hai năm nay, tôi thấy bà ấy khỏe ra nhiều, buông bỏ những lo lắng, biết tận hưởng cuộc sống hơn", ông Cẩm hạnh phúc nói.
"Các con rất vui và yên tâm khi thấy chúng tôi vẫn yêu đời, lạc quan, đam mê du lịch", ông chia sẻ thêm.
Vô cùng tức giận, cô dâu yêu cầu quay vào toà để kết thúc hôn nhân ngay lập tức. Thẩm phán nghe chuyện đã đồng ý, thực hiện thủ tục ly dị chỉ sau 3 phút làm giấy tờ kết hôn cho họ.
Đây được cho là cuộc hôn nhân ngắn ngủi nhất tại đất nước này. Cặp đôi thậm chí còn chưa rời khỏi toà án kể từ lúc chính thức thành vợ chồng tới khi ký giấy ly hôn.
Sự việc xảy ra vào năm 2019, nhưng gần đây bất ngờ được lan truyền trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
"Tôi đã đến dự một đám cưới, nơi chú rể dành bài phát biểu của mình để chế giễu vợ mình như thể cô ấy là một trò cười.
Cô dâu đó lẽ ra nên quyết liệt như người phụ nữ ở Kuwait năm nào", một người để lại bình luận trên mạng xã hội X (trước là Twitter).
Một người khác viết trên diễn đàn microblog rằng: "Một cuộc hôn nhân không có sự tôn trọng là một cuộc hôn nhân thất bại ngay từ đầu".
Năm 2004, một cặp đôi ở Anh đã đệ đơn ly hôn sau 90 phút kết hôn.
Theo Daily Mail, hơn một giờ sau khi Scott McKie và Victoria Anderson trao lời thề nguyện, mối quan hệ của họ đã kết thúc.
Người phụ nữ tức giận vì chồng mình nâng ly chúc mừng với một phù dâu. Victoria còn đập vào đầu chú rể bằng một chiếc gạt tàn.
Khi cảnh sát được gọi đến, Scott đã đánh vào đầu và mặt của hai viên cảnh sát. Kết cục, cặp đôi cùng bị tạm giam và hủy bỏ tuần trăng mật.
Nhiều người tham gia đấu giá biển số đã đăng ký tài khoản thành công trước đó đều không thể truy cập vào tài khoản, tình trạng nghẽn mạng xảy ra từ lúc 9h20 sáng, trước thời điểm đấu giá khoảng hơn 10 phút và sau thời điểm 10h sáng, trang web đấu giá biển số hiện thông báo quá tải.
Nhân buổi đấu giá biển số trực tuyến đầu tiên bất thành, đã có độc giả gửi thư về tòa soạn VietNamNet đóng góp ý kiến về phương thức tổ chức đấu giá biển số sau cho hiệu quả và hạn chế các sự cố xảy ra trong quá trình đấu giá.
Theo ý kiến của độc giả có tên Trương Vĩnh Hưng, hiện tại các trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới đều đã có hình thức đấu giá trực tuyến các sản phẩm được bày bán trên đó, vì vậy hình thức đấu giá biển số trực tuyến nên học theo cách của các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử, điển hình là eBay.
Cụ thể, mỗi biển số coi là một sản phẩm đấu giá và tiến hành theo cách thức đếm ngược, hết thời gian ai trả cao là trúng, ko ai trả thì cho lại vào kho để mọi người bốc biển. Các biển số được đưa lên trang đấu giá sẽ không cần giới hạn phiên hay số lượng biển đấu.
Còn nếu coi mỗi biển số như một tài sản và đấu giá kiểu truyền thống như hiện nay sẽ đòi hỏi phải mở phiên đấu với số lượng biển hạn chế. Điều này sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của người dân, những người đã sẵn sàng bỏ 40 triệu đồng để mua biển theo ý muốn có khi còn thu được tiền nhiều hơn đấu 1 vài cái biển siêu đẹp.
Thứ 2 việc mở theo phiên sẽ khiến mọi người phải đồng loạt truy cập vào cùng một thời điểm hữu hạn và truy cập liên tục sẽ gây tốn thời gian, nghẽn đường truyền và không thể đảm bảo 100% người tham gia đấu giá có mạng ổn định. Lúc đó đơn vị đấu giá sẽ liên tục đi giải quyết sự cố và không thể xử lý hết các sự cố. Việc lỗi kỹ thuật trong buổi đấu giá biển số đầu tiên là ví dụ.
Nói chung, nếu sử dụng cách thức đấu giá như hiện nay, tôi nghĩ đi sai hướng. Về vấn đề này, Bộ Công An cần có thêm các tư vấn của các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ như FPT, Viettel chứ ko dựa vào một công ty đấu giá hợp danh như VPA với nền tảng và giải pháp đấu giá truyền thống, có phần lạc hậu, không thích ứng thực tế như hiện nay.
Chưa kể cho dù VPA có tạm ổn với kiểu đấu giá lạc hậu này thì với cách xây dựng nền tảng đấu giá trực tuyến như hiện tại, đơn vị này cũng cần có thêm sự đóng góp của chuyên gia bảo mật, thẩm định khả năng chống chịu của website với các đợt tấn công mạng vì chắc chắn sự kiện có sự thu hút của nhiều người như thế này có thể sẽ là sân chơi của các hacker mũ đen.
Độc giả Trương Vĩnh Hưng
Các bạn nghĩ sao về sự kiện đấu giá biển số xe trực tuyến? Còn những vấn đề gì mà bạn lo lắng về cách thức đấu giá biển số hãy để lại bình luận ở phía dưới hoặc có thể gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!