Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay | |||
NGÀY - GIỜ | TRẬN ĐẤU | VÒNG | TRỰC TIẾP |
11/04 02:00 | PSG 2-3 Barcelona | Tứ kết lượt đi | FPT Play |
Atletico Madrid 2-1 Dortmund | Tứ kết lượt đi | FPT Play |

Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay | |||
NGÀY - GIỜ | TRẬN ĐẤU | VÒNG | TRỰC TIẾP |
11/04 02:00 | PSG 2-3 Barcelona | Tứ kết lượt đi | FPT Play |
Atletico Madrid 2-1 Dortmund | Tứ kết lượt đi | FPT Play |
Thi trắc nghiệm khó thúc đẩy dạy học STEM
Cách thức tổ chức các kỳ thi ảnh hưởng lớn tới việc dạy và học, do đó tác động tới việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Nhận định này được nhiều đại biểu đề cập tại hội thảo giáo dục STEM trong chương trình GDPT mới, hôm qua 25/7.
Trong bài tham luận "Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM", GS.TS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán nêu ra những lưu ý về việc này.
Ông Thái cho rằng, kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Thế nhưng nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.
Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh thực tế về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên, cơ sở vật chất của các nhà trường, điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,... việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM không đơn giản.
"Chúng ta đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM? Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng" - ông Thái nêu vấn đề.
![]() |
Các nội dung giáo dục STEM mang tính thực hành trong khi thi vẫn là kiểm tra kiến thức. |
Trong bài tham luận trình bày kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), bà Nguyễn Thu Anh, hiệu trưởng nhà trường cũng nhận thấy hình thức thi như hiện nay là một "khó khăn" đối với việc triển khai giáo dục STEM.
Cụ thể, kỳ thi THPT quốc gia thi được tổ chức bằng các bài thi trắc nghiệm, trong khi STEM là sản phẩm. Từ lớp 11 là phải "nói không" với STEM để ôn luyện thi trắc nghiệm "cho thật siêu" để sắp tới thi đỗ vào một trường ĐH.
"Vì vậy, thay đổi chương trình thì dứt khoát phải thay đổi đánh giá. GS Thái nói rất đúng, học sinh hiện nay học để thi thôi, mục tiêu là làm sao đỗ được ĐH. Vì vậy, thay đổi cách đánh giá thì tính khả thi trong việc triển khai GD STEM mới có thể đạt được".
Trong phần phát biểu kết luận, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới khẳng định, ban soạn thảo cũng nhận thức rất rõ về tác động của các kỳ thi đến chương trình.
"Chương trình này đòi hỏi học sinh đi vào thực tiễn rất nhiều, các em phải tham gia các dự án nghiên cứu khoa học. Nhưng đến lúc thi mà thi chung như thế này thì chỉ ra đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng giải bài tập thôi. Như thế, làm sao giáo viên dành thì giờ dạy học sinh theo phương pháp STEM, chú trọng thực hành được?"
GS Thuyết cho biết, trong dự thảo chương trình đã quy định việc thay đổi cách thức đánh giá, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, sau đó, Hội đồng thẩm định có ý kiến cho rằng, Luật Giáo dục hiện hành vẫn đang quy định phải thi tốt nghiệp. Nghị quyết 88 cũng đề cập đến việc đổi mới cách thi và đánh giá.
Nếu quy định ngay trong chương trình GDPT mới thì sẽ liên quan tới luật và nghị quyết.
Vì vậy, ban soạn thảo đã chuyển phần "thi tốt nghiệp, tuyển sinh các lớp đầu cấp, tuyển sinh ĐH" ở phần "điều kiện thực hiện chương trình".
Học sinh nông thôn học STEM thế nào?
Ngoài cách thức thi và đánh giá, các đại biểu cũng nêu ra nhiều băn khoăn cũng như vướng mắc khi triển khai giáo dục STEM trong chương trình GDPT mới.
Ông Tô Văn Dũng, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT Thái Thụy (Thái Bình) cho rằng, trường học ở nông thôn sẽ gặp khó khăn về cơ sở vật chất.
"Nông thôn chúng tôi đủ phòng học là quý lắm rồi chứ không có phòng học với các thiết bị rồi tích hợp này kia. Các thiết bị để dạy học STEM lại càng không có".
Ông Dũng kể, cách đây vài tháng có một tổ chức về trường ở Thái Thụy giới thiệu về lập trình robot, học sinh rất hào hứng, phấn khỏi nhưng khi nói đến giá tiền mỗi con robot như vậy là 6-7 trăm ngàn thì học sinh đều lắc đầu vì không có tiền.
"Các trường thành phố dễ xã hội hóa thì việc nhà trường đầu tư 6-7 trăm ngàn để mua một con robot cho học sinh học đơn giản, còn ở nông thôn thì rất khó. Bỏ tiền mua thì không được vì nó không nằm trong danh mục thiết bị đã được Bộ quy định".
Từ đó, ông Dũng cho rằng, khi có kế hoạch triển khai nội dung giáo dục STEM trong chương trình mới, ban soạn thảo cũng phải kiến nghị Bộ GD-ĐT bổ sung các thiết bị này vào danh sách thiết bị trường học để thuận lợi cho các trường.
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, cách thức tổ chức các kỳ thi tác động tới việc soạn thảo chương trình. |
Một số đại biểu khác cũng nêu ra những vấn đề về tập huấn giáo viên, nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh, quy định thời lượng, đồng bộ hóa chương trình…
"Định vị" STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc phát triển giáo dục STEM trong chương trình mới là tất yếu vì mục tiêu của chương trình STEM cũng là hình thành những phẩm chất năng lực mà chương trình GDPT đang hướng tới.
Tuy nhiên, giáo dục STEM là một phương pháp, mô hình giáo dục, chứ không phải là một môn học.
Do đó, sẽ dạy trong các chương trình chính khóa ở các môn học STEM (Toán, Công nghệ, Tin học) theo các chủ đề từng môn hoặc tích hợp liên môn.
![]() |
Học sinh tham gia khoá học Robotics - một hoạt động ngoại khoá sau giờ học của trung tâm ASP (Hà Nội). Ảnh: ASP cung cấp |
Hoặc cũng có thể tổ chức chức theo hình thức câu lạc bộ, hoạt động nghiên cứu khoa học…
Theo GS Thuyết, dạy như hiện nay theo cách "chẻ từng chữ trong SGK để dạy" thì STEM không có chỗ, nhưng nếu học sinh tự đọc tài liệu, tự thực hành để có hiểu biết, năng lực vận dụng vào thực tiễn thì đó là giáo dục STEM.
Với việc "chương trình hóa" giáo dục STEM, sắp tới, các chương trình môn học sẽ ra chủ đề có thể dạy STEM, gợi ra phạm vi nghiên cứu khoa học của học sinh. Đây là vấn đề không chỉ của môn Công nghệ mà còn ở tất cả các môn học theo phương pháp STEM.
GS Thuyết cũng khẳng định, khi "chương trình hóa" giáo dục STEM, ban soạn thảo cũng sẽ kiến nghị các chính sách, chế độ, quy định kèm theo; từ việc định biên giáo viên, kinh phí cho tới bổ sung danh mục thiết bị và tập huấn cho giáo viên về giáo dục STEM.
STEM là gì |
STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics), là một mô hình giáo dục đã được triển khai tại các nước Âu, Mỹ, trong đó giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học, theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành, trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn đời sống thường ngày. |
Lê Văn
" alt=""/>Hai băn khoăn khi đưa giáo dục STEM vào chương trình phổ thông mới“Quan tâm nhất là tinh thần giáo viên khi triển khai chương trình phổ thông mới”
Giáo viên mong bỏ những việc "không tên"
![]() |
Bà Irmeli Halinen, nguyên Giám đốc phát triển Chương trình giáo dục quốc gia thuộc Uỷ ban giáo dục quốc gia Phần Lan, trao đổi với VietNamNet sáng ngày 27/8 bên lề triển lãm tranh ảnh về Việt Nam tại Nhà hát Trung tâm Musiikkitalo Mannerheimintie (thủ đô Helsinki, Phần Lan) |
Trước đây, do làm hồ sơ, sổ sách chủ yếu theo hình thức thủ công hoặc bảng biểu tự kẻ trên máy tính nên việc cập nhật các thông tin cán bộ, hội viên của Hội LHPN huyện Bá Thước thường mất rất nhiều thời gian, công tác lưu trữ gặp nhiều khó khăn do giấy tờ có thể bị thất lạc. Mặt khác, việc triển khai các nhiệm vụ, phong trào và nắm bắt thông tin ở các tổ chức hội cơ sở cũng chưa thực sự linh hoạt, thường phải thông qua qua các kỳ sinh hoạt, hội nghị sơ kết, tổng kết và trao đổi bằng điện thoại, công văn... Những năm trở lại đây, cán bộ hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở đã chủ động tiếp cận, tích cực học hỏi và ứng dụng CNTT trong các hoạt động công tác hội.
Đơn cử như, Hội LHPN thị trấn Cành Nàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động hội mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cành Nàng Lê Thị Bảy cho biết: Trước đây, khi CNTT chưa phát triển, việc liên lạc, thông tin với các chi hội rất khó khăn, đặc biệt khi cần số liệu đến các khu phố khảo sát và lấy thông tin mất nhiều thời gian.
Các phong trào thi đua, các cuộc vận động triển khai nhưng sự hưởng ứng của hội viên ít, không sôi nổi, các hoạt động không được đông đảo các chị em cán bộ, hội viên hưởng ứng. Từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN thị trấn đã tổ chức triển khai cho các chi hội trưởng, chi hội phó sử dụng CNTT vào công tác hội và trên các nền tảng mạng xã hội, như zalo, facebook...
Nhờ đó, việc tuyên truyền, triển khai các công việc khẩn, đột xuất mang lại hiệu quả cao, nhất là các phong trào “5 không 3 sạch”, “Nhà sạch vườn mẫu”, các mô hình, CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tiểu thương”, “An toàn thực phẩm”...; các phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, nhảy dân vũ được lan tỏa sâu, rộng trên các nền tảng mạng xã hội, góp phần thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội.
Bà Lê Thị Hải Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước chia sẻ: Ứng dụng CNTT ở Hội LHPN huyện Bá Thước đã góp phần nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc, giúp hội viên dễ dàng tiếp cận thông tin. Các cấp hội đã khai thác, sử dụng hiệu quả tính năng mạng xã hội facebook, zalo, lập các nhóm để cán bộ, hội viên tìm kiếm, chia sẻ bài viết về các hoạt động, chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ. Từ đó, giúp hội viên dễ dàng tiếp cận được những thông tin hữu ích, thúc đẩy các phong trào chung của hội có sức lan tỏa hơn đến toàn thể các chị em.
Ngoài ra, hiệu quả từ phần mềm quản lý hội viên cũng giúp việc nhập và lưu trữ các thông tin, dữ liệu trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều, góp phần nâng cao chất lượng công việc. Cũng nhờ ứng dụng CNTT trong hoạt động hội đã giúp công tác tuyên truyền, vận động hội viên, Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua được nhiều người truy cập, nắm bắt thông tin và hưởng ứng thực hiện.
Rất nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo... được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, vừa đảm bảo thông tin, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, mở rộng số lượng và đối tượng được cung cấp thông tin; góp phần tích cực vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành.
Thời gian tới, Hội LHPN huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên sử dụng thành thạo những phần mềm cơ bản, thực hiện chế độ thông tin báo cáo qua không gian mạng, biểu dương, khen thưởng, giới thiệu những điển hình cán bộ, hội viên đi đầu, có những cách làm hay và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ trên nền tảng công nghệ số.
Trình độ của chị em được nâng lên, tinh thần của chị em ngày càng được cải thiện, vị thế, vai trò của phụ nữ từng bước được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực; từ đó đã đóng góp quan trọng vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
Theo Ngọc Tiến(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Phụ nữ huyện Bá Thước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội