Tại Nghị quyết hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017 được ban hành mới đây, Chính phủ đã có một số chỉ đạo liên quan đến thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 16 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; rà soát các chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi quản lý để điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xác định các công nghệ cần ưu tiên phát triển trong trung và dài hạn; lựa chọn, đề xuất một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Bộ KH&CN được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, TT&TT và các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, đối tác quốc tế liên quan khảo sát, xây dựng báo cáo hiện trạng, kịch bản tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trình Chính phủ ban hành trong năm 2018.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ KH&CN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, phê duyệt và đưa vào triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
" alt=""/>Sẽ ban hành Nghị quyết về nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng 4.0 trong 2018Theo một thống kê từ trang Commonsensemedia.org của Mỹ, trung bình một thiếu niên ở độ tuổi "teen" sẽ dành 6 giờ mỗi ngày để truy cập các thiết bị công nghệ, hầu hết là điện thoại thông minh. Nhiều cha mẹ tự hỏi liệu việc ngồi nhà và dùng điện thoại có phải là một hình thức an toàn không?
Câu trả lời là không, theo một nghiên cứu gần đây vị trẻ thành niên tiêu tốn trên 5 tiếng mỗi ngày vào việc sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ có tỷ lệ tử vong nhiều hơn 71% so với người bình thường khác. Không những thế, hành động này còn liên quan đến những căn bệnh như trầm cảm, khiến trẻ em cảm thấy bất hạnh hơn theo nhiều cách khác nhau.
Chính vì thế 2 cổ đông lớn nhất (Jana Partners LLC và Hệ thống Hưu trí của Giáo viên Tiểu bang California) đang sở hữu 2 tỷ USD cổ phiếu Apple đã gửi thư yêu cầu hãng này phát triển công cụ phần mềm mới. Đây là thứ giúp phụ huynh kiểm soát và hạn chế mức độ sử dụng iPhone của trẻ trước lo ngại lạm dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Vậy Apple phải làm gì để cải thiện tình hình đang ngày càng xấu đi hiện nay?
Nên hạn chế chứ không loại bỏ
Theo nghiên cứu, vấn đề không phải là các thanh thiếu niên sử dụng iPhone thì không hạnh phúc mà trên thực tế những đứa trẻ không hề sử dụng cũng ít vui vẻ hơn những người biết kiểm soát mức độ sử dụng. Tất nhiên những thanh thiếu niên sở hữu một điện thoại thông minh sẽ không bao giờ chịu sử dụng chỉ trong một vài tiếng. Vì thế, phần lớn trách nhiệm đều thuộc về sự kiểm soát từ bố mẹ, họ hoàn toàn có thể sử dụng những ứng dụng để hạn chế thời gian sử dụng từ trẻ mà điều này cũng không ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của Apple.
Ví dụ như 2 ứng dụng Kidslox và Norton Family Premier có thể kiểm soát thời gian đùng điện thoại để vào các trang web truyền thông xã hội. Thế nhưng, việc thiết lập ứng dụng lại khá phức tạp và nguy cơ những đứa trẻ có thể "hack" ứng dụng cũng không tránh khỏi.
![]() |
Ngay khi mới ra đời, game lần lượt đứng top đầu các phần mềm được tiêu thụ ngay trong những tuần đầu tiên ra mắt tại 2 thị trường lớn là Nhật (9/2009) và Mỹ (3/2010). Điều đó cho thấy sức hút của pokewalker đối với các fan Nintendo nói chung và các fan của series game Pokemon là vô cùng lớn tại thời điểm đó.
Với thiết kế đơn giản, dựa trên trái bóng pokeball rất thân thuộc của pokemon, Nintendo đã tạo ra nhiều tính năng rất đặc biệt và hấp dẫn như bộ cảm biến di chuyển, hệ thông truyền dữ liệu không dây.
Chỉ đơn giản bằng cách bấm nút connect, Pokemon đã nằm gọn trong chiếc Pokewalker chỉ lớn hơn vài đồng xu này. Và cũng giống như trò chơi Pokemon Go rất nổi tiếng mới đây, người chơi cũng sẽ tăng level bằng các bước đi và bắt các pokemon hoang dã cũng như nhặt những món đồ ngẫu nhiên.
Mặc dù rất nổi tiếng khi mới ra đời, song khi các hệ máy mới, hiện đại hơn được phát hành,thì PokeWalker đã bị chìm và quên lãng. Tuy nhiên, vẫn có những người kiên trì khám phá trò chơi cổ điển nhưng đầy thú vị này.
Mới đây trang Kotaku của Nhật Bản vừa bất ngờ đưa tin về một game thủ có nickname Suica, là người đã phá đảo trò chơi, với điểm số cuối cùng là 9.999.999. Sau 7 năm miệt mài, game thủ này đã được đón nhận giây phút lịch sử của bản thân, đó là dòng thông báo chúc mừng xuất hiện trên màn hình.
Dù trò chơi đã đi qua thời điểm đỉnh cao của nó, nhưng với chiến thắng sau một thời gian dài kiên trì, nỗ lực, có lẽ bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được vinh quang và niềm hạnh phúc vô bờ của game thủ này, bởi đó không chỉ là chiến thắng một tựa game, mà đó còn là chiến thắng chính bản thân mình.
Tin tức cập nhật về game nhanh nhất mời mọi người vào đọc http://infogame.vn/
" alt=""/>Một game Pokemon đã bị phá đảo sau 7 năm